Tạo một Table mới (New Table)

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm MapInfo 4.0 (Trang 27 - 30)

II. Các bộ phận cấu thành một hệ thống thông tin địa lí

8.Tạo một Table mới (New Table)

Chúng ta có 2 cách tạo ra một Table mới chính sau

 Tạo một Table mới trực tiếp từ thực đơn File của chương trình MapInfo

• Từ thực đơn File chúng ta chọn chức năng New Table thì hộp hội thoại New Table sẽ xuất hiện.

Trong hộp hội thoại New Table cho chúng ta có 3 cách lựa chọn.

∗ Open new Browser- chúng ta đánh dấu

vào lựa chọn này cho phép ta mở một cửa sổ Browser. Browser là một cơ sở dữ liệu dạng bảng và không chứa các thông tin không gian. Cửa sổ này cho phép chúng ta nhập thông tin thuộc

tính trực tiếp.

∗ Open new Mapper - chúng ta đánh dấu vào lựa chọn này cho phép ta mở một cửa sổ để chứa các thông tin về không gian.

∗ Add to curent Mapper - chúng ta đánh dấu vào lựa chọn này cho phép ta mở một cửa sổ để chứa các thông tin về không gian và đồng thời New Table đã được thêm vào cửa sổ đang được kích hoạt cócác lớp thông tin (Layer) đã mở trước.

Sau khi chúng ta chọn một trong 3 lựa chọn trên và nhấn vào nút (Buttons) Create... màn hình sẽ xuất hiện một hộp hội thoại cấu trúc bảng ( New Table Structure):

∗ Trong hộp hội thoại này cho phép chúng ta

xác định cấu trúc bảng

(Table Structure) cho

cơ sở dữ liệu thuộc

tính luôn gắn liền với

dữ liệu không gian.

Hộp hội thoại cho phép chúng ta thêm

bớt và định nghĩa các

trường, loại dữ liệu, độ rộng của trường, sắp xếp các trường và xác định lưới chiếu cho cơ

sở dữ liệu không gian.

+ Nút (Buttons) Up và Down: cho phép sắp xếp thứ tự các cột trường của bảng dữ

liệu.

+ Nút (Buttons) Add Field và Remove Field: cho phép chúng ta thêm hoặc xoá đi các trường đã có.

+ Field Information: cho phép chúng ta xác định tính chất của trường

− Name: đặt tên trường - tên trường bao gồm 8 kí tự và không có kí tự

trống

− Type: xác định loại dữ liệu như: Character- loại kí tự mô tả; Integer-

loại số tự nhiên; Small Integer- loại số tự nhiên nhỏ; Float- dạng số có phần thập phân là 2 chữ số; Decimal- loại số có phần thập phân với chữ số thập phân có thể lựa chọn; Date- ngày tháng; logical: loại logic đúng (T) hay sai (F).

− Width- cho phép chúng ta xác định độ rộng của cột khi chọn loại dữ liệu là dạng Character- loại kí tự mô tả hay Decimal- loại số có phần

thập phân với chữ số thập phân có thể lựa chọn.

− Decimal- xuất hiện khi chúng ta đã trên Type là Decimal- lúc đó cho (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phép chúng ta xác định số chữ số thập phân sau dấu thập phân.

+ Nút (Buttons) Projection...: Cho phép chúng ta lựa chọn loại lưới chiếu cho bản

− Category: cho phép lựa chọn loại lưới chiếu. − Category menber : cho

phép lựa chọn tên của hệ toạ độ thuộc loại lưới

chiếu trên.

− Sau khi đã xác định

xong chúng ta nhấn nút

(Buttons) OK

+ Sau khi đã xác định xong cấu trúc bảng (Table Structure) chúng ta nhấn nút (Buttons) Create (phải xác định ít nhất một trường thì nút (Buttons) Create mới hiện rõ) và lúc đó trên màn hình xuất hiện hộp hội thoại Create New Table:

+ Đặt tên cho Table mới và nhấn nút (Buttons) OK.

 Tạo 1 Table mới bằng cách gián tiếp thông qua Cosmetic Layer trong Layer Control:

∗ Vào Layer Control và đánh dấu

vào Editing của lớp thông tin

Cosmetic Layer và nhấn nút (Buttons) OK.

∗ Sau khi trên lớp thông tin

Cosmetic Layer đã có các đối tượng thì chúng ta save Table mới bằng chức năng Save Cosmetic Objects từ thực đơn Map.

∗ Khi đó hộp hội thoại Save Cosmetic Objects xuất hiện ta chọn <New> và nhấn nút (Buttons) Save. Sau đó hộp hội thoại Save Objects to Table xuất hiện thì chúng ta đặt tên cho Table mới.

∗ Chú ý: khi tạo một Table mới bằng cách gián tiếp này thì lưới chiếu của lớp thông tin này chùng với lưới chiếu của các Table đã mở.

Một phần của tài liệu Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm MapInfo 4.0 (Trang 27 - 30)