Trước kia, người ta thường gọi viêm ruột thừa là viêm mãng tràng, cho rằng nó phát sinh là do ăn cơm cháy, hạt cơm rơi vào mãng tràng. Thực ra điều này không đúng.
Trên thực tế, ruột thừa là một đoạn nhỏ giống như con giun, nằm bên ngoài mãng tràng. Nó dễ viêm không phải do hay ăn cơm cháy mà chủ yếu là nó rất nhỏ, dễ bị sỏi hoặc trứng ký sinh trùng làm tắc. Hơn nữa, ruột thừa nhỏ và dài nên khi di động dễ bị xoắn. Ngoài ra, các động mạch của ruột thừa đều là phần cuối, không có nhánh tuần hoàn. Nếu đoạn ruột thừa nối với mãng tràng bị tắc thì những chất nội tiết trong niêm mạc ruột thừa sẽ không đào thải ra được, áp lực trong ruột thừa sẽ tăng cao, khiến cho máu chảy trong thành ruột thừa không tuần hoàn được. Nếu bộ phận này không được nuôi dưỡng tốt, các vi khuẩn gây bệnh trong ruột sẽ nhân cơ hội xâm nhập, gây viễm nhiễm.
Triệu chứng chủ yếu của viêm ruột thừa là đau bụng. Ban đầu thường đau ở phần bụng hoặc chung quanh rốn, rất giống đau dạ dày. Mấy giờ sau, vùng đau chuyển dần sang bên phải bụng dưới. 70 - 80% bệnh nhân đều có chứng đau điển hình này. Đau nặng hay nhẹ chủ yếu do mức độ viêm quyết định.
Ngoài đau bụng, người bị viêm ruột thừa còn hay kèm theo nôn. Nếu bụng mềm, phía phải bụng dưới (vị trí ruột thừa) bị đau khi ấn vào ấn thì đau, thân nhiệt không cao chứng tỏ chứng viêm còn nhẹ. Nếu viêm nặng, đã có mủ, hoại tử, hoặc đã thủng thì bệnh nhân đau bụng rất dữ dội, phạm vi sờ đau cũng mở rộng, kèm theo sốt cao, khi ấn bụng thì cơ bụng căng cứng, hoặc phía bên phải bụng dưới có cục cứng.
Dù viêm nặng hay nhẹ, một khi đã phát hiện viêm ruột thừa, bệnh nhân phải đến ngay bệnh viện để điều trị.