Nhiều bố mẹ thích cho con uống sữa buổi sáng. Họ cho rằng như thế dễ hấp thu, thực ra cách nghĩ này không đúng.
Trong sữa có 87% nước, 13% còn lại là các chất anbumin, mỡ, các hợp chất của nước và cácbua và một số nguyên tố vi lượng như canxi, các sinh tố...
200 gam sữa có thể cung cấp 451kJ, nhưng nếu uống khi đói, lượng nước trong sữa sẽ khiến cho dịch vị loãng ra, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thu. Ngoài ra, sữa là chất lỏng, thời gian ngừng lại trong dạ dày rất ngắn, thành phần dinh dưỡng khó được hấp thụ hết, cho nên tốt nhất là ăn đồng thời với bánh mì, bích quy, không nên uống sữa không.
Mấy năm gần đây, một số nhà khoa học phát hiện thấy trong sữa có một chất khiến cho con người dễ mệt mỏi, đó là axit amonic L, có tác dụng trấn tĩnh đối với cơ thể. Từ đó, ta thấy nếu buổi sáng uống một cốc sữa khi bụng đói, cơ thể sẽ mệt mỏi, ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và học tập.
Vào buổi tối trước khi ngủ, việc uống một cốc sữa có thể giúp bổ sung dinh dưỡng, ngủ ngon, bảo đảm nghỉ ngơi đầy đủ, có lợi cho học tập và công tác ngày hôm sau, đặc biệt là đối với những người thần kinh suy nhược, khó ngủ.
Sữa không những giàu dinh dưỡng mà còn có tác dụng điều trị và phòng ngừa một số bệnh. Ví dụ, những người bị bệnh loét dạ dày hoặc hành tá tràng nếu thường xuyên uống sữa có thể giữ cho niêm mạc tốt, thúc đẩy vết loét mau lành. Trong sữa có nhiều chất canxi, dễ được cơ thể hấp thu, sữa cao canxi có thể đề phòng bệnh loãng xương. Ngoài ra, sữa cho thêm mật ong có tác dụng nhuận tràng, giúp chữa bệnh táo bón.