Sản xuất kháng thể kháng H1N

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất kháng nguyên cúm AH1N1, tinh chế và ứng dụng để đánh giá kháng thể ở động vật thí nghiệm (Trang 32 - 33)

2. Phương pháp nghiên cứu

2.9.Sản xuất kháng thể kháng H1N

* Nguyên tắc:

Để tạo được kháng thể buộc phải dựa vào cơ thể động vật. Khi tiêm kháng nguyên virut toàn phần tinh chế vào cơ thể động vật (thỏ), cơ thể sẽ hình thành một đáp ứng miễn dịch để chống lại sự xâm nhập của kháng nguyên lạ, bằng việc sản sinh ra kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên này.

* Phương pháp gây miễn dịch:

Thỏ được gây miễn dịch bằng kháng nguyên H1N1 toàn phần tinh chế do viện Công nghệ sinh học sản xuất thử nghiệm. Thỏ phải đảm bảo hoàn toàn khoẻ mạnh, được lấy huyết thanh kiểm tra không có dấu hiệu bệnh tật trước khi tiến hành gây miễn dịch, được nuôi trong điều kiện vệ sinh tốt và an toàn.

Thỏ được gây miễn dịch 4 lần bằng phương pháp tiêm dưới da dọc theo sống lưng. Mỗi lần tiêm 2ml (tiêm 3 mũi dưới da ở lưng) với thành phần như sau: kháng nguyên nồng độ 200(g/ml và tá chất Freund toàn phần với tỉ lệ 1:1.

Tá chất này có thành phần là xác vi khuẩn lao trộn trong nước và dầu, có tác dụng tăng cường đáp ứng miễn dịch tạo kháng thể:

Lần 1: Tiêm kháng nguyên và tá chất Freund's adjuvant complete.

Lần 2: Sau lần 1 3-5 ngày, tiêm kháng nguyên và tá chất Freund's adjuvant uncomplete.

Lần 3: Sau lần 2 3-5 ngày, tiêm kháng nguyên và tá chất Freund's adjuvant uncomplete.

Lần 4: Sau lần 3 khoảng 10 ngày, tiêm nhắc lại kháng nguyên và tá chất Freund's adjuvant uncomplete.

10 ngày kể từ lần tiêm cuối chúng tôi lấy hết máu thỏ bằng phương pháp bộc lộ động mạch cổ, máu thỏ được đem xử lí để tách huyết thanh.

* Xử lý huyết thanh, loại bỏ các chất ức chế không đặc hiệu:

− Máu thỏ để ở nhiệt độ 37oC trong vòng 1 giờ sau đó chuyển vào tủ 4oC để 2 giờ.

− Hút huyết thanh.

− Ly tâm huyết thanh ở tốc độ 3000 v/phút trong vòng 5 phút để loại bỏ hồng cầu.

− Chia huyết thanh vào các ống eppendoft, bảo quản ở -800C.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất kháng nguyên cúm AH1N1, tinh chế và ứng dụng để đánh giá kháng thể ở động vật thí nghiệm (Trang 32 - 33)