CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1.Kết quả nuôi cấy virut trên phôi gà
2.3. Kết quả định lượng bằng phương pháp Bradford
Nồng độ protein kháng nguyên tinh chế thu được ở băng F1 được xác định bằng phương pháp Bradford (bảng 2 và hình 14).
Bảng 2: Bảng kết quả đo nồng độ protein bằng phương pháp Bradford
Thứ tự mẫu BSA (mg/ml) OD595nm 1 0 0,458 2 0,1 0,507 3 0,2 0,538 4 0,3 0,61 5 0,4 0,579 6 0,5 0,609 7 0,6 0,635 8 0,7 0,661 9 0,8 0,675 10 0,9 0,718 11 1 0,769 Kháng nguyên tinh chế 0,6 0,641
Kết quả định lượng cho thấy nồng độ kháng nguyên thu được sau khi tinh chế là 600 µg/ml (bảng 2) và toàn bộ lượng kháng nguyên sau tinh sạch chúng tôi thu được là 6 mg. Chúng tôi có thể sử dụng lượng kháng nguyên này để tiến hành gây miễn dịch tạo kháng thể đặc hiệu và kiểm tra tính đặc hiệu của kháng thể bằng phương pháp SRID.
Hình 14. Đường chuẩn BSA
2.4.Kết quả sản xuất kháng thể trên thỏ
Chúng tôi tiến hành gây miễn dịch trên thỏ để thu kháng thể bằng kháng nguyên tinh chế thu được ở băng F1 theo quy trình đã trình bày ở phần phương pháp nghiên cứu. Sau 10 ngày kể từ khi gây miễn dịch trên thỏ lần thứ 4, chúng tôi tiến hành lấy hết máu thỏ bằng phương pháp bộc lộ động mạch cổ, kết quả thu được 50 ml máu thỏ. Máu thỏ sau khi đem xử lí đã tách được 15ml huyết thanh. Huyết thanh thu được có chứa kháng thể đa dòng kháng virut cúm A/H1N1.
Để có thể sử dụng kháng thể kháng virut cúm A/H1N1cho việc đánh giá chất lượng văcxin, chúng tôi tiến hành tinh chế kháng thể thu được bằng Protein A-Sepharos. Sau đó, kháng thể đã tinh chế được điện gel poliacrylamide với sự có mặt của SDS và chúng tôi thu được kết quả như sau:
1 2 3 4 5 6 7 8 9
Hình 15:Kết quả kiểm tra kháng thể tinh chế.
Giếng 1: Dịch trước khi đưa lên cột Giếng 2: Dịch chảy qua cột
Giếng 3: Marker
Giếng 4, 5, 6, 7, 9: các phân đoạn kháng thể từ 1 đến 6
Sau khi tinh chế bằng ProteinA-Sepharos, chúng tôi thu được 2 băng protein có khối lượng khoảng 50 kDa và 25 kDa tương ứng với khối lượng của chuỗi nặng và chuỗi nhẹ của kháng thể. Chúng tôi thu 6 phân đoạn. Từ kết quả điện di trên gel polyacrylamid, chúng tôi nhận thấy từ phân đoạn 2 đến phân đoạn 6, protein tương đối sạch nên chúng tôi thu hộn các phân đoạn 2-6 để sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo.
Như vậy, chúng tôi đã sản xuất được kháng thể kháng virut cúm dựa trên cơ thể động vật (thỏ). Tuy nhiên, cần phải kiểm tra tính đặc hiệu giữa kháng thể mà chúng tôi sản xuất được với kháng nguyên virut cúm ban đầu dùng để gây miễn dịch. Hay nói cách khác là để khẳng định việc sản xuất kháng thể kháng virut cúm có thành công hay không, chúng tôi tiến hành thực
50 kDa
hiện phản ứng SIRD giữa kháng thể và kháng nguyên virut cúm toàn phần tinh chế ban đầu.