Tách chiết và đánh giá hoạt tính sinh học của các cặn chiết EtOAc thu được từ dịch nuôi cấy của các chủng HT18Đ và NV8T

Một phần của tài liệu Phân lập, lựa chọn các chủng nấm có hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định, gây độc tế bào và hoạt tính chống oxy hóa nội sinh trên cây họ thông pinaceae (Trang 51 - 57)

Hình 13 Hoạt tính kháng VSVKĐcủa chủng NV8T trên các nguồn nitơ khác nhau

3.4. Tách chiết và đánh giá hoạt tính sinh học của các cặn chiết EtOAc thu được từ dịch nuôi cấy của các chủng HT18Đ và NV8T

thu được từ dịch nuôi cấy của các chủng HT18Đ và NV8T

Hai chủng NNS được lên men trong MT khoai tây dịch thể. Sau 2 tuần, dịch nuôi được đem chiết trong EtOAc (theo sơ đồ 1). Cặn chiết EtOAc được đem thử hoạt tính kháng VSVKĐ để tính giá trị MIC và hoạt tính kháng sinh của các dòng tế bào ung thư người.

3.4.1. Hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định

Kết quả thử hoạt tính VSVKĐ của các cặn chiết thô EtOAc của 2 chủng lựa chọn được trình bày trong bảng 14.

Bảng 14. Hoạt tính kháng VSVKĐ của các cặn chiết EtOAc

KH Hoạt tính VSVKĐ, MIC (μg/ml)

subtilis coli

HT18Đ 100 100

NV8T - 400

Kết quả bảng 17 cho thấy cặn chiết EtOAc của chủng HT18Đ có hoạt tính kháng vi khuẩn B.subtilis, E.coli, S aureus và nấm mốc A.niger với giá trị MIC tương ứng là 100 μg/ml. Chủng này còn biểu hiện khả năng ức chế yếu vi khuẩn P.aeruginosa với giá trị MIC là 400 μg/ml.

Còn cặn chiết EtOAc của chủng NV8T có hoạt tính kháng nấm men

C.albicans với các giá trị MIC là 100 μg/ml. Chủng này còn biểu hiện khả năng ức chế yếu các chủng vi khuẩn E.coli và nấm mốc A.niger với giá trị MIC là 400 μg/ml.

3.4.2. Hoạt tính gây độc tế bào

Cặn chiết EtOAc của 2 chủng NNS được đánh giá hoạt tính gây độc hai dòng tế bào ung thư là ung thư gan Hep-G2 và dòng tế bào ung thư phổi - LU. Kết quả được trình bày ở bảng 15.

Bảng 15. Kết quả hoạt tính gây độc tế bào của cặn chiết thô EtOAc của 2 chủng lựa chọn

Kí hiệu mẫu

Dòng tế bào

(Cell survival %) Kết luận

Hep- G2 LU

Chứng (+) 0,32 0,35

HT18Đ 38,5 ± 0,6 50,1 ± 0,07 Dương tính

NV8T 60,2 ± 0,4 96,9 ± 0,9 Âm tính

Kết quả bảng 15 cho thấy chủng HT18Đ dương tính với cả 2 dòng tế bào thử nghiệm, tỷ lệ tế bào sống sót tương đối thấp là 38,5% đối với dòng tế bào ung thư gan Hep-G2 và 50,1 % đối với dòng tế bào ung thư phổi – LU. Còn chủng NV8T âm tính với cả hai dòng tế bào thử nghiệm.

3.4.3. Hoạt tính chống oxy hóa

Hoạt tính chống oxy hóa của cặn chiết EtOAc của 2 chủng được thể hiện ở bảng 16.

Bảng 16. Kết quả hoạt tính chống oxy hóa của các cặn chiết

Kí hiệu mẫu SC % Kết quả

Chứng (+) 64,05 ± 0,7 Dương tính

Chứng (-) 0,00 ± 0,0

HT18Đ 78,95 ± 0,1 Dương tính

NV8T 59,06 ± 0,2 Dương tính

Cả 2 cặn chiết EtOAc của hai chủng NNS đều có hoạt tính chống oxy hóa trên hệ DPPH, đặc biệt chủng HT18Đ có hoạt tính chống oxy hóa cao với SC% là 78,95.

3.4.4. Hoạt tính enzym ngoại bào

Kết quả thử hoạt tính enzym ngoại bào được thể hiện trong bảng 17.

Bảng 17. Hoạt tính enzym ngoại bào của dịch nuôi cấy

Chủng Hoạt tính enzym ngoại bào (D-d, mm)

Xenlulaza Amylaza Proteaza

HT18Đ 0 5 8

NV8T 7 17 7

Ghi chú: D = đường kính vòng phân giải, d = đường kính lỗ đục trên thạch Kết quả ở bảng 17 cho thấy cả hai chủng HT18Đ và NV8T đều có hoạt tính với 3 enzym ngoại bào. Riêng chủng NV8T có hoạt tính enzym ngoại bào khá tốt với khả năng phân giải được Amylaza với đường kính vòng phân giải tương đối cao.

KẾT LUẬN

Từ các kết quả thu được, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

1. Từ các bộ phận của mẫu cây thông, chúng tôi đã phân lập được 20 chủng NNS và lựa chọn được 2 chủng kí hiệu là HT18Đ và NV8T có hoạt tính kháng VSVKĐ cao.

2. Đã lựa chọn được các điều kiện lên men thích hợp cho hoạt tính kháng VSVKĐ và thu nhận sinh khối khô cao nhất của 2 chủng này là:

Môi trường khoai tây với nguồn cacbon là glucoza cho chủng HT18Đ và sacaroza cho chủng NV8T; nguồn nitơ là cao nấm men cho chủng HT18Đ và NH4NO3 cho chủng NV8T; pH = 6; thời gian thu nhận sản phẩm thích hợp là sau 2 tuần lên men.

3. Đã tiến hành tách chiết hóa học và xác định hoạt tính sinh học 2 chủng:

• Cặn chiết EtOAc của chủng HT18Đ có hoạt tính kháng vi khuẩn

B.subtilis, E.coli, S aureus và nấm mốc A.niger với giá trị MIC tương ứng là 100μg/ml; có biểu hiện hoạt tính gây độc tế bào trên cả hai dòng tế bào ung thư thử nghiệm là dòng tế bào ung thư gan Hep-G2 và dòng

tế bào ung thư phổi – LU; có hoạt tính chống oxy hóa trên hệ DPPH với giá trị SC% là 78,95; có khả năng sinh enzym ngoại bào amylaza và proteaza.

• Cặn chiết EtOAc của chủng NV8T có hoạt tính kháng nấm men

C.albicans với các giá trị MIC là 100 μg/ml; không biểu hiện hoạt tính gây độc trên hai dòng tế bào ung thư thử nghiệm là dòng tế bào ung thư gan Hep-G2 và dòng tế bào ung thư phổi – LU; có hoạt tính chống oxy hóa trên hệ DPPH với giá trị SC% là 59,06; có khả năng sinh 3 enzym ngoại bào amylaza, proteaza và xenlulaza.

PHỤ LỤC

Hình phụ lục 1. Một số chủng NNS

Hình phụ lục 2. Hoạt tính kháng VSVKĐ của chủng HT18Đ (2) và NV8T (1) a) Kháng với chủng vi khuẩn Bacillus subtillis ATCC 27212

b) Kháng với vi khuẩn Escherichia coli ATCC 25922

Hình phụ lục 3. Chủng HT18 Đ kháng với vi khuẩn Staphylococcus aureus

ATCC 12222

c) Hoạt tính enzym amylaza

Hình phụ lục 4. Hoạt tính enzym ngoại bào của 2 chủng HT18Đ (2) và NV8T (1)

Một phần của tài liệu Phân lập, lựa chọn các chủng nấm có hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định, gây độc tế bào và hoạt tính chống oxy hóa nội sinh trên cây họ thông pinaceae (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w