1. Chính trị - Pháp lý:
Nhiều quốc gia cho phép đăng ký bảng quyền về bằng sáng chế về thiết kế , tính năng phần mềm và kiểu dáng công nghiệp. Ví dụ: Mỹ, đó chính là lý do Apple dã chiến thắng SamSung trong vụ kiện ở Mĩ
“Tiêu chuẩn xét duyệt và cấp phát bằng phát minh quá lỏng lẻo và điều này đang gây ra cảnh hỗn loạn”. Suốt hai thập kỷ qua đến tận thời điểm hiện tại, thị trường công nghệ vốn dĩ phải là nơi để thúc đẩy tiến bộ công nghệ cho thế giới đang dần chuyển mình thành
Tình hình chính trị pháp lý tại Việt Nam:
- Hạn chế nhập khẩu
- Tăng thuế
Dẫn đến mặt hạn chế khi nhập khẩu vào thị trường Việt Nam
- Sự phát triển của các nhóm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng sẽ là một đe dọa với các công ty vì điều này sẽ làm tăng vị thế của người tiêu dùng lên, buộc công ty phải có trách nhiệm hơn về an toàn sản phẩm, quảng cáo trung thực và có văn hóa.
2. Yếu tố kinh tế:
Ảnh hưởng của Apple lớn đến mức nào ?
- 24 tỷ USD giá trị hiện tại của Apple cao hơn tổng giá trị tất cả các doanh nghiệp đang niêm yết tại 4 thị trường Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp và Ireland cộng lại.
- Apple trở thành công ty đại chúng có giá trị vốn hóa lớn nhất lịch sử chứng khoán Mỹ vào ngày 20/8/2012. Con số 624 tỷ USD giá trị hiện tại của người khổng lồ công nghệ này hiện cao hơn tổng giá trị tất cả các doanh nghiệp đang niêm yết tại 4 thị trường Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp và Ireland cộng lại.
Cổ phiếu Apple hiện được đánh giá là cao hơn hơn tất cả những các mã chứng khoán đang tạo nên chỉ số MSCI Trung Quốc. Tại sao?
- Tất nhiên, lượng vốn hóa của Apple chưa thể lớn bằng thị trường chứng khoán Trung Quốc, nhưng nên chú ý tới một chi tiết chứng minh sự so sánh đó không hoàn toàn phi lý: giá trị thị trường của Apple lớn hơn một nửa tổng giá trị toàn bộ cổ phiếu hạng A của chứng khoán Trung Quốc – những cổ phiếu không cho phép các nhà đầu tư nước ngoài giao dịch.
- Điều đó cho thấy, quy mô của 2 bên cũng không quá chênh lệch. Vậy, hãy quay sang tốc độ tăng trưởng. 18 năm qua, chỉ số MSCI Trung Quốc tăng trưởng 20%, tức là trung bình mỗi năm tăng khoảng gần 1%, trong khi đó cổ phiếu Apple tăng 27% chỉ trong vỏn vẹn 1 năm qua. Nếu đứng trên góc độ nhà đầu tư, thứ gì sẽ hấp dẫn họ hơn?
Giới đầu tư khắp thế giới đầu tuần này đứng trước một câu hỏi ngộ nghĩnh:
- Giữa 2 sự kiện Apple ra mắt iPhone 5 và Ngân hàng trung ương Châu Âu công bố kế hoạch cứu vãn kinh tế cùng diễn ra trong tuần này, điều nào đáng chú ý hơn ?
- Một vấn đề đưa ra tưởng chừng như khá khập khiễng nhưng không hề là chuyện đùa, đủ để thấy tầm ảnh hưởng của hãng công nghệ Mỹ lớn thế nào tới kinh tế thế giới.
- Tăng trưởng kinh tế GDP: Như ta đã biết, hiện nay tình hình kinh tế thế giới cũng như Việt Nam đang gặp khó khăn. Mặc dù vậy, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2012 ước đạt 4,38%, con số tăng trưởng 4,38% trong 6 tháng được cho là cao hơn dự tính. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo, tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng cuối năm có thể đạt cao hơn 6 tháng đầu năm 2012. Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2013 tăng 5,5%. Như vậy, kinh tế tăng trưởng dẫn đến nhu cầu tiêu dùng của con người tăng lên
- Lãi suất cơ bản và lạm phát: ngày càng gia tăng đã phần nào làm giảm nhu cầu của người tiêu dùng. ADB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2013 ở mức khoảng 5.7%, lạm phát trung bình 9.4%, cao hơn so với năm 2012 bởi giá lương thực toàn cầu tăng cao, lượng cầu trong nước tăng và chính sách tài khóa có thể được nới lỏng.
- Thu nhập: Thu nhập bình quân ngày càng tăng, thu nhập bình quân của người Việt Nam năm 2011 đạt 1.300 USD. Thu nhập tăng dẫn đến nhu cầu tiêu dùng của con người tăng. Như vậy sẽ có nhiều người mua sản phẩm của Apple.
- Thất nghiệp: Tình hình kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn, nhiều công ty rơi vào tình trạng phá sản. Theo tổng cục thống kê, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi chín tháng năm 2012 là 2,17%. Thất nghiệp gia tăng ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng của con người.
3. Xã hội
Dân số tăng sẽ có nhiều người mua sản phẩm của Apple. Tính đến năm 2011 dân số Việt Nam gần 88 triệu người
4. Công nghệ
- Ngày nay với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, người tiêu dùng có khuynh hướng quan tâm đến những sản phẩm công nghệ cao. Điều này dẫn đến nguy cơ cạnh tranh gay gắt về mặt công nghệ của các hãng trong thị trường điện thoại di động.
- 5 công nghệ điện thoại di động tương lai
o NVIDIA GoForce 5500 Mobile: Hãng Nvidia đã cho trình diễn nền tảng di động GoForce 5500 gây nhiều ngạc nhiên thú vị tại 3GSM. Bộ chipset này có khả năng trình diễn game 3D và phát lại video phân giải cao.
o Thực tế ảo: Bạn đã quá mệt mỏi với việc chơi game trên điện thoại di động? Hãy thử qua "Arcade Reality", một dạng phần mềm cho phép bạn sử
dụng camera điện thoại để biến các vật thể thông dụng thành các đối tượng chuyển động trong môi trường game.
o Phím bấm đa chiều Poppin: Ý tưởng thiết kế phím bấm đa chiều Poppin giúp thao tác chơi game trên điện thoại trở nên đơn giản hơn.
o ĐTDĐ pin mặt trời của NTT DoCoMo: NTT DoCoMo đã phát triển thành công mẫu ĐTDĐ đầu tiên trên thế giới có khả năng nạp năng lượng bằng ánh sáng mặt trời. Mẫu điện thoại này rất thích hợp cho những ai có thói quen quên mang theo sạc pin trong những chuyến đi xa.
o Màn hình Laser Pico: Chuyên gia Alexander Tokman của hãng Microvision đã phát triển được mẫu màn hình trình chiếu laser thu nhỏ có tên là PicoP. Màn hình này đủ nhỏ để khớp với các loại điện thoại di động, và có khả năng phóng to hình ảnh bằng kích cỡ một chiếc laptop trên những bề mặt phẳng cách thiết bị khoảng nửa mét.
II. Môi trường tác nghiệp (ngành công nghiệp) 1. Mô hình năm tác lực
2. Rào cản nhập ngành
Mối đe dọa từ các đối thủ tiềm ẩn là rất thấp, bởi vì muốn thâm nhập vào thị trường điện thoại di động cần phải chuẩn bị:
• Yêu cầu về vốn lớn: Chi phí sản xuất, chi phí R&D cao, công nghệ và mẫu mã luôn đòi hỏi sự thay đổi nhanh chóng.
là khá cao, vì vậy cần phải có sự khác biệt lý tưởng để tăng thêm giá trị đối với người mua.
Hơn nữa việc hạn chế nhập khẩu và các chính sách về thuế cũng dẫn đến rào cản cho các đối thủ mới khi muốn gia nhập ngành.
3. Vị thế về nhà cung cấp a. Hệ thống phân phối
Là hãng đầu tiên tung ra dạng cửa hàng ứng dụng trực tuyến – App Store. Ipod được bán trên rất nhiều các trang web, cửa hàng trực tuyến, các cửa hàng của riêng mình, cửa hàng khác như Best Buy, CompUSA, Circuit City, Fry v.v… Bên cạnh đó, sự thành công của Apple tại Trung Quốc cũng là một minh chứng rõ nét cho hệ thống phân phối hiệu quả của Apple.
Bên cạnh đó, Apple có mối liên hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp dịch vụ không dây và các nhà phân phối. Hãng có thể khiến AT&T phải bỏ ra hơn 400 USD cho một điện thoại để được độc quyền phân phối iPhone. Cũng với phương pháp này, Apple đã bắt tay với một số nhà cung cấp tại châu Âu, và sau đó là tại Nhật Bản và Trung Quốc.
Tương tự với các nhà bán lẻ trên mạng. Sản phẩm của Apple là một điểm nhấn lý tưởng để thu hút khách hàng đến với các trang thương mại điện tử, và tất nhiên là để gia tăng doanh số bán hàng nữa. Sản phẩm của hãng có mặt trên các trang chủ của www.bestbuy.com, và có một vị trí đặc biệt tại các gian hàng điện tử của những doanh nghiệp bán lẻ như Wal-Mart.
Ngoài ra, Apple còn có một hệ thống Apple Store do chính Apple quản lý đặt tại rất nhiều nước và rất nhiều các cửa hàng Apple Authorized Reseller trên toàn thế giới.
b. Hiệu quả quảng cáo
Quảng cáo trên truyền hình năm 1984 của Apple cho máy tính Mac vẫn là một trong những chiến dịch quảng cáo ấn tượng nhất trong lịch sử.
Chiến dịch “Think Different” của hãng từ cuối những năm 1990 cũng tương tự, sử dụng hình ảnh các nhân vật như Albert Einstein và Thomas Edison hay mới đây, quảng cáo thêm album của ban nhạc The Beatles lên iTunes đã được trình chiếu trên khắp thế giới.
Quảng cáo “Mac vs. PC” cũng là một trong những chương trình tiếp thị được bàn luận sôi nổi nhất trong vòng 2, 3 năm qua. Apple có khả năng làm cho người ta tin rằng họ có mặt ở khắp mọi nơi. Và trên thực tế đã gần như vậy.
Ngoài những kiểu quảng cáo truyền thống đơn thuần thông báo về sản phầm thì Apple đã sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau để mọi khách hàng đều biết đến thương hiệu của mình chẳng hạn như các bài báo viết về chất lượng sản phẩm, các thông tin chi tiết về sản
thông đại chúng thực sự có một sức mạnh rất lớn và kết quả là, hàng nghìn người đều biết đến các sản phẩm của Apple.
Apple không cần ngân sách cho chiến dịch quảng cáo đối với các sản phẩm từ năm 2007. Thay vào đó, công ty này đưa ra 2 chiến lược:
• Một là đưa sản phẩm lên các show truyền hình và quảng cáo trá hình thông qua phim ảnh
• Hai là dựa vào các phương tiện truyền thông để gây tiếng vang cho sản phẩm thông qua những đánh giá tích cực của cộng đồng.
c. Tài chính
Tỷ lệ lãi gộp của Apple đạt hơn 41% và tăng chắc trong những quý vừa qua. Đây là điều chưa từng có trong ngành công nghiệp phần cứng và giúp tập đoàn có giá hơn trong mắt các nhà đầu tư.
Doanh số của Apple liên tục tăng với tốc độ 2, thậm chí 3 con số mỗi năm, để rồi vươn lên trở thành công ty có mức vốn hóa lớn nhất Mỹ. Với giá trị vốn hóa thị trường 337.17 tỷ USD, Apple đã chính thức giành ngôi vương suốt nhiều năm qua của Exxon Mobil. Hãng dầu nhớt này đã tụt xuống vị trí số hai khi chỉ đạt vốn hóa 330.77 tỷ USD. Trong vòng 2 năm, giá trị vốn hóa thị trường của Apple đã đánh bại những tập đoàn khổng lồ khác như Microsoft, IBM, Wal-Mart và Cisco.
• Doanh thu quý I/2012 của hãng đạt 39,19 tỷ USD, và lợi nhuận ròng 11,62 tỷ USD. Cả hai thành tích kinh doanh này của Apple đều cao nhất từ trước đến nay, vượt dự báo của chuyên gia.Kết quả kinh doanh chủ yếu nhờ doanh thu từ iPhone và iPad. Trong quý I/2012, Apple bán 35,1 triệu iPhone, tăng 88% so với cùng kỳ năm trước, và 11,8 triệu iPad, tăng 151%.
• Doanh thu quý 3 của công ty đạt 35 tỉ USD và lợi nhuận ròng là 8,8 tỉ USD. Như vậy, thu nhập của hãng đã tăng 6,4 tỉ USD, còn lợi nhuận tăng 1,5 tỉ USD so với cùng kì năm ngoái. Tổng lợi nhuận bán hàng tăng từ 41,7% vào quý 3 năm trước lên thành 42,8% trong quý này. 62% lợi nhuận của Apple đến từ việc kinh doanh trên thị trường quốc tế.
d. Chất lượng sản phẩm và dịch vụ hậu mãi
Apple luôn đi đầu khi cho ra đời các sản phẩm đơn giản, phong cách, hiệu suất vượt trội và đạt được độ thẩm mỹ cao và gây ngạc nhiên về mặt tích hợp công nghệ. Chưa có ai từng nghĩ tới việc đưa một hệ điều hành tinh vi như OS X vào trong điện thoại, nên đó thật sự là một câu đố. Và Iphone chính là câu trả lời hoàn hảo.
Apple đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng được cả thế giới công nghệ biết đến bởi chiến lược kinh doanh tài tình, sự phá cách trong thiết kế, và luôn mang đến những sản phẩm làm hài lòng người tiêu dùng.
Với hàng trăm ngàn ứng dụng mới ở App Store, người dùng lại có thêm lý do lựa chọn iPhone để có thể tận dụng những tính năng công nghệ cao cấp như GPS, mobile banking...
e. Cải tiến thông qua các chương trình R&D
Trong vòng 20 năm, sản phẩm duy nhất của Apple chỉ là máy tính Mac. Nhưng hãng này đã không ngừng làm phong phú thêm kho sản phẩm của mình với iPod, iPhone và iPad. iPod đã có mặt trên thị trường được 11 năm, iPhone là 4 năm, còn iPad là 2 năm. Không một hãng nào trên thế giới có khả năng trình làng sản phẩm mới với tốc độ nhanh như Apple. Doanh số bán sản phẩm sau đều cao hơn sản phẩm trước.
Apple còn liên tục trình làng những phiên bản mới của cùng một sản phẩm, bằng cách cải tiến chúng. Máy tính Mac lần đầu tiên được ra mắt công chúng vào những năm 1980. Hiện tại, Mac đã có đủ loại kích cỡ, bộ xử lý và tính năng phần mềm. Gần đây, doanh số sản phẩm này đã đạt mức cao nhất trong lịch sử.
Trên hết, điểm nhấn đáng chú ý nhất của Apple về khả năng này chính là iPhone. Hãng đã cho xuất xưởng iPhone 4S. Tuy các tính năng cơ bản chủ yếu vẫn được giữ nguyên, nhưng sản phẩm phiên bản sau của Apple luôn phổ biến hơn phiên bản trước. Và giờ đây chuẩn bị là iPhone 5.
f. Công nghệ
Apple sở hữu hệ điều hành riêng cho iPhone – iOS và sở hữu bản quyền công nghệ TV 5D. Điều này cho phép Apple đổi mới nhanh hơn, thay vì phải ngồi đợi Microsoft như Dell và HP. Do đó Apple đặt ra các ưu tiên của riêng mình và nhìn sự việc một cách tổng quát hơn từ quan điểm của khách hàng. Nó cũng có nghĩa là Apple có thể tự đảm nhận và làm một phiên bản khác để đưa vào iPhone và iPod. Và chắc chắn là Apple không thể làm thế nếu không sở hữu nó.
Với thiết kế mới mẻ và sáng tạo cùng dịch vụ iTunes Ipod đã trở thành sản phẩm thống trị thị trường. Dịch vụ này cho phép người sử dụng iPod có thể tải về hàng triệu bài hát từ Internet. Với iTunes, Apple có thể tạo ra các sản phẩm vệ tinh mới để kết nối với dịch vụ này. Trong số đó quan trọng nhất có lẽ là MobileMe, một dạng dịch vụ “đám mây” có khả năng sao lưu và chia sẻ nội dung trên cùng nền tảng. Apple muốn trở thành nhà cung cấp chính các dịch vụ để các thành viên và gia đình truy cập vào nội dung số của họ trên máy Mac, PC hoặc từ “đám mây”.
Là hãng đầu tiên tung ra dạng cửa hàng ứng dụng trực tuyến – App Store nên Apple đã thu được rất nhiều kinh nghiệm, và quan trọng hơn là hãng này đã kinh doanh rất thành công. Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng kho ứng dụng cho các sản phẩm của hãng, đặc biệt là cho iPhone và iPad đã tạo ra lượng khách hàng trung thành khổng lồ với thị trường smartphone và máy tính cá nhân.
Với 400,000 ứng dụng Apple đang sở hữu, sản phẩm iPhone có thể được cá nhân hóa để không cái nào giống cái nào. Những công ty phần mềm và Internet mạnh nhất thế giới đã xây dựng và tích cực quảng bá cho ứng dụng của Apple như là một cách hữu hiệu để