PHẦN V: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CHO APPLE

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố môi trường và xây dựng chiến lược cạnh tranh cho apple (Trang 61 - 71)

I. Chiến lược về khác biệt hóa sản phẩm

Mỗi sản phẩm mà Apple tung ra ngoài thị trường đều bao gồm các giai đoạn: giới thiệu, phát triển, chín muồi và suy tàn. Ví dụ khi iPod Mini trải qua giai đoạn giới thiệu thì đến giai đoạn phát triển Apple hạ thấp giá xuống để tăng thị phần. Khi thị trường đi vào suy tàn bộ phận thiết kế đã đưa ra hàng loạt các mẫu mới nhằm tạo một vòng đời mới cho sản phẩm.

Cách mà Apple công báo về sản phẩm cũng là cả một nghệ thuật, làm xôn xao cả thế giới công nghệ và mọi người đều mong chờ và sẵn sàng xếp hàng để là người đầu tiên được sở hữu nó. Apple áp dụng hai hình thức, một là Apple thường chọn cách giữ vững thông tin sản phẩm đến cùng, ví dụ như sự ra đời của iPhone, iPad. Thứ hai Apple chọn cách công báo trước thông tin về sản phẩm sau đó mới tung ra thị trường. Chiến lược này thu hút khách hàng như việc Apple công báo trước về iMac thế hệ mới, cả thế giới ai cũng biết đến những ưu việt của sản phẩm và ngày đêm mong chờ nó.

Các sản phẩm đều có thiết kế rất đặc biệt, đó là điều mà Apple quan tâm nhất nhằm tạo nên sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Cầm trên tay một sản phẩm của Apple, không thể nhầm lẫn với bất kì một sản phẩm của nhãn hiệu nào khác. Ví dụ như iPhone, iPad, iMac, iPod,.. có thiết kế đẹp, mỏng, nhẹ sang trọng, các phần mềm hấp dẫn và hơn hẳn các sản phẩm cạnh tranh về màu sắc và độ sắc sảo của giao diện.

Apple cũng tạo dựng sự khác biệt trong cách định giá sản phẩm. Nhìn chung thì giá sản phẩm Apple không thực sự đắt với khách hàng châu Âu nên Apple thu được nhiều lợi nhuận từ đây, tuy nhiên với thị trường châu Á thì với chiến lược giá theo vòng đời của sản phẩm của Apple, người dân ở đây lại có thể sở hữu sản phẩm của Apple với mức giá mềm hơn. Đây cũng chính là điểm khác biệt rõ so với các sản phẩm cạnh tranh khác.

II. Chiến lược tập trung về trọng điểm

Tuy cho ra đời rất nhiều sản phẩm nhưng chiến lược phát triển của Apple luôn hướng vào một số sản phẩm trọng điểm.

Vào năm 2001, Apple tập trung nguồn lực vào thiết kế phát triển Mac trở thành trung tâm của cuộc sống số thời bấy giờ. Mac được thiết kế kết nối với TV, smartphone, máy

2001, các phần mềm ứng dụng phát triển cho Mac như các công cụ quản lý ảnh, xây dựng phim, mua sắm và quản lý nhạc, thậm chí là cả phần mềm phát nhạc mà iPhoto và iMovie là một điển hình.

Đến năm 2007, Apple cho ra đời iPhone và nó cũng là một thiết bị nhằm nâng cao trải nghiệm Mac cho người dùng trong hệ thống sinh thái số của Apple. Nếu Mac là trung tâm thì iPhone (cũng như iPod) là các vệ tinh lịch lãm được thiết kế tương tác đồng bộ với hệ thống Mac, và giúp lôi kéo người dùng đến với thế giới Apple.

MacBook Air ra đời với thiết kế siêu mỏng siêu nhẹ và được coi là chuẩn thiết kế cho các hãng sản xuất laptop khác noi theo cũng một lần nữa khẳng định vai trò của Mac trong cuộc sống số.

Không những thế, Apple tiếp tục không ngừng với những nỗ lực nâng cao trải nghiệm sử dụng máy Mac của người dùng. Ví dụ: iTunes, MobileMe v.v …Apple còn muốn trở thành nhà cung cấp chính cho các dịch vụ để các thành viên trong gia đình MAC truy cập vào nội dung số của họ trên máy Mac, PC hoặc từ một “đám mây điện toán nào đó”.

Qua đó ta có thể thấy rằng chiến lược của Apple luôn tập trung làm nổi bật một con át chủ bài duy nhất đó là đứa con tinh thần MAC và cũng chính nó đã đưa Apple lên vị thế như ngày hôm nay .

III. Chiến lược tăng trưởng tập trung

1. Thâm nhập thị trường và phát triển thị trường

Hiện tại thị phần smartphone của Samsung đang đứng đầu trên thế giới, trong khi đó Apple chỉ chiếm vị trí thứ hai. Điều này, một phần do Samsung có nhiều dòng sản phẩm khác nhau, chiếm nhiều phân khúc khác nhau từ khách hàng bình dân đến khách hàng cao cấp. Trong khi Apple chỉ có dòng sản phẩm Iphone nằm ở phân khúc cao cấp. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để dành thị phần vương lên vị trí dẫn đầu. Apple có nên đa dạng hóa sản phẩm của mình, lối đi nào để apple dành thị phần về mình.

Apple không nên đa dạng hóa sản phẩm để chiếm thị phần về mình. Apple nên liên kết với các nhà mạng viễn thông. Đa dạng hóa các gói cước với mức giá khác nhau, nhằm giảm giá trị bỏ ra khi người dùng muốn sở hửu iPhone của mình. Điều này giúp cho Apple tiếp cận phân khúc thị trường trung lưu và bình dân. Giúp Apple thâm nhập sâu vào thị trường, lắp đầy khoảng trống thị trường còn bỏ ngõ của mình.

Ngoài ra, Apple nên phát triển thị trường đến những vùng địa lý khác nhau, cũng bằng cách liên kết với các nhà mạng viễn thông tại các nước đó. Bên cạnh đó, Apple cũng nên

xem xét khả năng mở rộng hệ thống bán lẻ của mình ở các nước khác nhằm phục vụ các phân khúc khách hàng khác nhau.

2. Chiến lược phát triển và cải tiến sản phẩm

Apple đã làm rất tốt chiến lược khác biệt hóa sản phẩm của mình. Từ những ngày đầu thâm nhập thị trường, có những hoài nghi về sự thành công của apple trong lĩnh lực điện thoại di động (vì có quá nhiều thế lực mạnh cạnh tranh trong lĩnh vực). Thực tế đã chứng minh Apple đã thành công và sản phẩm Iphone trở thành chiếc điện thoại hot nhất trên thị trường trong những năm gần đây. Apple nên tiếp tục theo đuổi chiến lược khác biệt hóa sản phẩm của mình.

Apple nên tập trung vào các sản phẩm mang lại thành công rất lớn (Iphone, Ipad). Khai thác uy tín các nhãn hiệu, nâng cao doanh số bán hàng bằng các chính sách chiêu thị, chính sách giá cả và các chính sách đã và đang mang lại thành công cho Apple.

Tiếp tục phát triển sản phẩm, phân tích đánh giá điểm yếu của các sản phẩm hiện tại, nghiên cứu hành vi và thị hiếu của người dùng. Từ đó, khắc phục những sai xót trong sản phẩm và cải tiến sản phẩm hoàn thiện hơn. Tiếp tục phát huy thế mạnh của mình, đó là thiết kế sản phẩm, làm cho khách hàng ngày càng hài lòng và thỏa mãn với thiết kế của sản phẩm.

Chiến lược cải tiến sản phẩm: Apple đã thành công trong vai trò người sáng tạo, nghiên cứu đưa ra sản phẩm mới, khái niệm mới (concept) như đã từng làm với Ipod, Ipad trước đây. Apple cần tiếp túc phát huy vai trò này với năng lực sẵn có của mình. Apple nên xây dựng chiến lược tập trung nghiên cứu và phát triển đưa ra sản phẩm mới, sản phẩm ưu việt, vượt trội mang tính sáng tạo, mang lại nhiều tiện ích, sự thoải mái cho người dùng. Cần tận dụng những năng lực khác biệt sẵn có: năng lực ứng dụng, tích hợp những công nghệ mới nhất hữu ích cho người dùng vào sản phẩm. Apple cũng xem xét đánh giá rủi ro liên quan đến công nghệ thay đổi nhanh, đối thủ có thể bắt chước và đưa ra đối sách tương ứng.

IV. Chiến lược tích hợp

Một trong những sức mạnh của Apple so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành công nghiệp chính là việc Apple là một trong số ít các công ty có khả năng tích hợp cả chiều ngang lẫn chiều dọc.

Apple đã xây dựng một chiến lược trung tâm kỹ thuật số, mở rộng dây chuyền sản xuất đối với các thiết bị non-PC như iPod, iPhone và iPad nhằm đem đến cho người dùng những trải nghiệm hàng đầu. Ở đây, việc hội nhập theo chiều ngang là sự mở rộng nhóm sản phẩm để tạo ra sức mạnh tổng hợp như Apple đã từng làm nhằm phát triển các dòng sản phẩm khác nhau. Chiến lược tích hợp theo chiều ngang đã giúp Apple mở rộng và làm tăng sức mạnh kinh doanh của Apple. Theo thống kê vào tháng 4-2012, công ty đã bán được 35,1 triệu chiếc iPhone trong quý tăng 88% so với cùng kỳ năm trước; 11,8 triệu iPad trong quý được bán ra tăng 151% so với cùng kỳ năm trước và 7,7 triệu chiếc iPod được bán ra 15% so với cùng kỳ năm trước. Chính vì thế trong thời gian tới Apple sẽ tiếp tục tung ra những dòng sản phẩm mới trên cơ sở sự yêu thích và trung thành của người dùng đối với các sản phẩm của Apple.

Sự thành công của các sản phẩm Apple phải kể đến bao gồm sự thiết kế máy tính Mac, một trong những máy tính cá nhân tốt nhất trên thế giới với OS X, phần mềm iLife và iWork. Apple dẫn đầu cuộc cách mạng âm nhạc kỹ thuật số với máy nghe nhạc iPod và cửa hàng trực tuyến iTunes. Apple đã tái phát minh điện thoại di động mở ra cuộc cách mạng mới với iPhone và App Store. Trong tương lai Apple sẽ tiếp tục phát triển các phương tiện giải trí trên thiết bị di động, tích hợp các chức năng máy tính trên thiết bị iPad, giới thiệu các nền tảng kế tiếp như iWatch, iTVs hay hệ thống chơi game…Để tiếp tục gia tăng thị phần của mình, Apple phải tiếp tục giữ vai trò là nhà lãnh đạo và mang lại những sản phẩm sáng tạo cho thị trường.

Chiến lược tích hợp chiều ngang có thể thực hiện bằng cách mua lại hoặc sáp nhập với các đối thủ cạnh tranh trong ngành công nghiệp để tối đa hóa lợi nhuận dài hạn. Với những lợi thế cạnh tranh hiện có Apple chỉ tham gia vào việc mua lại và hầu như không xem xét đến việc sáp nhập tại thời điểm này. Trong thực tế, Apple đã mua lại và có thể tiếp tục mua lại các công ty có sản phẩm, dịch vụ, nhân sự hay có các công nghệ bổ sung cho định hướng chiến lược và danh mục sản phẩm của công ty.

2. Chiến lược tích hợp chiều dọc

Mục tiêu: giành quyền kiểm soát đối với các công ty cung cấp hoặc nhà phân phối Không còn là bí mật nữa khi mà một trong những chìa khóa thành công của Apple trong thị trường di động là sự tích hợp theo chiều dọc bằng cách duy trì kiểm soát chặt chẽ hơn các phần cứng, phần mềm và các dịch vụ liên quan cho iPhone, iPad và iPod. Ý tưởng

khó thực hiện nếu công ty không có quyền sở hữu các phần cứng tích hợp với phần mềm. Trong khi các công ty thường nhận khá nhiều các khiếu nại từ các bên liên quan, thì với sự kiểm soát chặt chẽ của mình từ việc nghiên cứu phát triển đến việc sản xuất, Apple đã rất thành công khi cung cấp một trải nghiệm người dùng cao cấp mà người tiêu dùng khao khát. Kết quả là các công ty khác ngày càng cố gắng để bắt chước cách tiếp cận theo chiều dọc của nó.

Có thể nói ngành công nghiệp di động đã có được về kinh nghiệm của Apple và xu hướng tích hợp theo chiều dọc ngày càng rõ cho các thiết bị di dộng cao cấp. Vấn đề là không phải tất cả các công ty trên thị trường ngày nay có thể đủ khả năng để thực hiện chiến lược tích hợp theo chiều dọc, bởi vì nó đòi hỏi phải có đầu tư đáng kể trong cả phần cứng lẫn phần mềm. Tại sao Apple có thể đủ khả năng để làm điều đó, là vì công ty chỉ có ba thiết bị trong danh mục đầu tư của mình trong khi những nhà sản xuất phần cứng khác cố gắng sản xuất các thiết bị mang đặc tính chung phục vụ cho tất cả mọi người. Trong thời gian tới, Apple đang dần sáp nhập hệ điều hành điện thoại di động với hệ điều hành máy tính của mình.

Chiến lược liên kết theo chiều dọc cho phép công ty mở rộng hoạt động của mình bằng cách tham gia vào quá trình sản xuất đầu vào cho các sản phẩm của công ty hoặc tham gia vào quá trình phân phối sản phẩm của công ty. Trong trường hợp của Apple, công ty chủ yếu là tham gia vào lĩnh vực hội nhập về phía trước theo chiều dọc để giành quyền kiểm soát trên các kênh phân phối của mình. Apple bước vào ngành công nghiệp bán lẻ qua kênh giới thiệu các cửa hàng bán lẻ của mình vào năm 2001. Các cửa hàng bán lẻ có đầy đủ của các sản phẩm độc quyền của công ty, nhân viên bán hàng được đào tạo chuyên nghiệp và việc trưng bày của cửa hàng cũng được đầu tư nhằm phát huy lợi thế sản phẩm cho người mua hàng. Các chuyên gia của Apple cũng có mặt tại đây để cung cấp hỗ trợ kỹ thuật. Ngoài ra, cửa hàng trực tuyến của Apple có thể được xem như một khía cạnh khác của hội nhập theo chiều dọc trong lĩnh vực phân phối. Theo một báo cáo mới nhất, doanh thu trung bình mỗi cửa hàng bán lẻ của Apple tăng 19% tương đương 51.5 triệu USD trong năm 2012 so với 43.3 triệu USD trong năm 2011. Số cửa hàng bán lẻ là 365 vào năm 2012, so với 326 vào năm 2011. Trong năm 2013, công ty dự kiến mở khoảng 30 đến 35 cửa hàng bán lẻ mới, khoảng ba phần tư trong số đó là bên ngoài nước Mỹ.

Trong việc hội nhập theo chiều dọc về phía sau, hiện nay tất cả các sản phẩm iPad, máy Mac, iPhone đều được sản xuất tại Trung Quốc. Một trong những lý do chính là lao

động ở đây rất rẻ. Tuy nhiên các công ty sản xuất sản phẩm cho Apple phải tuân theo thiết kế chi tiết kỹ thuật chính xác của nó. Do đó, Apple vẫn còn giữ lại kiểm soát toàn bộ quá trình sản xuất.

V. Chiến lược liên minh

Apple đã có các chiến lược liên minh đáng kể từ những năm tồn tại của mình. Một số trong những lý do chính của Apple khi tham gia các chiến lược liên minh là khai thác nền kinh tế, học hỏi từ các đối thủ cạnh tranh, quản lý chi phí, rủi ro và chia sẻ tất cả các nguồn có giá trị kinh tế trong ngành công nghiệp. Một trong các liên minh đáng chú ý nhất và có giá trị là liên minh giữa Apple với các nhà cung cấp mạng viễn thông lớn như AT&T và Verizon trong sản xuất và tung ra sản phẩm iPhone.

Một liên minh có giá trị khác của Apple là với Microsoft. Theo liên minh này, Microsoft đã đồng ý phát triển phần mềm Microsoft Office cho Mac và ngược lại, Apple đồng ý tích hợp Internet Explorer trong tất cả các máy tính của Apple. Ngoài ra, Apple cũng có một liên minh với Intel cho các bộ vi xử lý được sử dụng trong các sản phẩm của Intel.

Năm 2006 Nike và Apple liên minh với nhau trong sự kết hợp giữa thể thao và âm nhạc. Sản phẩm đầu tiên là Nike + iPod Sport Kit, đó là một hệ thống không dây cho phép người sử dụng giày dép Nike có thể giao tiếp với iPod nano. Người dùng có thể nhận được các thông tin về thời gian, khoảng cách, tốc độ và lượng calo bị đốt cháy.

Một đề nghị cho chiến lược liên minh sắp tới dành cho Apple là hợp tác với một số công ty lớn chuyên sản xuất các phần mềm ứng dụng, tích hợp trên các sản phẩm của Apple nhằm đem lại sự phong phú và đa dạng đối với các ứng dụng cho người dùng.

Theo dự đoán các đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Apple trong thập kỷ tới không phải là Samsung, HP hay Dell hoặc thậm chí Microsoft, có nhiều khả năng là Google và Facebook. Với số lượng dự trữ tiền mặt hiện có, Apple có thể mua người khổng lồ của mạng xã hội là Facebook hay Google. Tuy nhiên, Apple là một công ty máy tính, họ không cố gắng để được tất cả mọi thứ cho tất cả mọi người. Vì thế một chiến lược liên minh có thể được cân nhắc ở đây.

VI. Chiến lược marketing của Apple:

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố môi trường và xây dựng chiến lược cạnh tranh cho apple (Trang 61 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w