Khảo sát hoạt tính xúc tác Pt/C, Pd/C cho quá trình oxy hóa glycerol

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự oxy hóa điện hóa glycerol trên các xúc tác platin và paladi cho pin nhiên liệu (Trang 42)

L ỜI CẢM ƠN

3.7Khảo sát hoạt tính xúc tác Pt/C, Pd/C cho quá trình oxy hóa glycerol

2 .1.3 Ưu và nhược điểm của pin nhiên liệu DAFCs

3.7Khảo sát hoạt tính xúc tác Pt/C, Pd/C cho quá trình oxy hóa glycerol

3.7.1 Các tham số điện hóa nghiên cứu sự oxy hóa glycerol

Bảng 3. 4 Tham số điện hóa khảo sát quá trình oxy hóa của glycerol

Nền Tham số

KOH 1M

Phương pháp đo Quét thế vòng tuần hoàn CV

Thế bắt đầu (mV) -800

Thế chuyển (mV) 300

Thế kết thúc (mV) -800

Tốc độ quét (mVs-1) 50

Số vòng quét (vòng) 1

3.7.2 Khảo sát sự suy giảm hoạt tính xúc tác theo thời gian

Bảng 3. 5 Tham số khảo sát sự suy giảm hoạt tính xúc tác theo thời gian

Nền Tham số

KOH 1M

Phương pháp đo Bậc điện thế (Chonoampemetry CA)

Thế áp vào (mV) -200

Thời gian đo (giây) 3600

2 ( ) p h t i n h I A i S c m

Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu

CHƯƠNG IV

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Khảo sát sự oxy hóađiện hóa glycerol trên điện cực Pt khối

4.1.1 Khảo sát quá trình oxy hóa điện hóa các môi trường điện giải nền khác nhau nhau

Khảo sát quá trình oxy hóa trong các môi trường điện giải nền trên điện cực Pt

khối diện tích làm việc 12,56 mm2 được xác định bằng phương pháp quét thế vòng tuần hoàn với các tham số điện hóa đo được trình bày trong bảng 3.1.

Hình 4. 1Đường cong CV của điện cực Pt khối trong các môi trường (a) HCl 0,5 M; (b) H2SO4 0,5 M; (c) HClO4 0,5 M; (d) KOH 1 M, v = 50 mV/s, 25 oC

Đường cong CV của Pt khối trong các môi trường điện giải nền acid HCl 0,5 M; H2SO4 0,5 M; HClO4 0,5 M và bazơ KOH 1 M được thể hiện trên hình 4.1. Trong môi

trường điện giải nền acid, ở khoảng thế 0 – 1200 mV và môi trường điện giải nền bazơ ở khoảng thế từ -800 – 300 mV so với thế điện cực so sánh Ag/AgCl (trong môi trường KOH 3 M), chúng tôi nhận thấy không có sự xuất hiện dòng oxy hóa của phản

ứng oxy hóa điện hóa ở anod. Điều này chứng tỏ, không có quá trình oxy hóa điện hóa

trên điện cực Pt khối ởcác môi trường acid và môi trường kiềm được chọn.

Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

0 - 1400 mV thì tại thế 1,23 V có quá trình điện phân nước xảy ra, mật độ dòng tăng

càng cao, quá trình thoát khí oxi càng mạnh.

4.1.2 Khảo sát sự oxy hóa glycerol trong các môi trường điện giải nền

Đường cong biểu diễn sự oxy hóa của glycerol trong môi trường acid và môi

trường bazơ được thể hiện trong hình 4.2. Một khoảng thế được lựa chọn để quá trình oxy hóa điện hóa glycerol diễn ra mạnh mẽ nhất.

Hình 4. 2Đường cong CV của điện cực Pt khối có sự hiện diện của glycerol trong môi trường điện giải nền (a) HCl 0,5 M; (b) H2SO4 0,5 M; (c) HClO4 0,5 M và

(d) KOH 1 M, v = 50 mV/s, 25 oC

So sánh sự oxy hóa của glycerol trong các môi trường điện giải nền khác nhau, kết quả trên hình 4.2 cho thấy:

Trong môi trường điện giải nền acid HCl 0,5 M; H2SO4 0,5 M với khoảng thế 0 - 1400 mV không thấy có sự xuất hiện peak ở anod, mật độ dòng gần như không thay đổi so với môi trường điện giải khi không có glycerol chứng tỏ không có sự oxy hóa

điện hóa glycerol. Còn trong môi trường HClO4 0,5 M thấy có peak ở anod chứng tỏ

có sự oxy hóa glycerol trên điện cực Pt khối tại Epa = 605 mV, ipa = 1,37 mA/cm2.

Trong môi trường điện giải nền bazơ KOH 1 M, xảy ra quá trình oxy hóa điện

hóa glycerol ở khoảng từ -600 mV đến -200 mV so với thế điện cực so sánh Ag/AgCl (trong môi trường KOH 3M). Từ -600 mV, thế bắt đầu tăng, dòng tăng và nồng độ

Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu

-140 mV trở đi, nồng độ chất khử glycerol trên bề mặt điện cực Pt bằng 0. Mật độ

dòng giảm dần do nồng độ chất khử sát bề mặt điện cực đã bị chuyển về dạng oxy hóa. Trên đường quét lùi, không thấy xuất hiện peak khử nào. Hình 3.2d cho thấy có một peak oxy hóa tại thế -280 mV, mật độ dòng 3,03 mA/cm2. Sự hiện diện của peak này có thể giải thích là do sự oxy hóa tiếp tục các sản phẩm oxy hóa trung gian của phản ứng anod tại -140 mV hoặc là do sự hấp phụ glycerol trên bề mặt điện cực.

Như vậy, sự oxy hóa glycerol 1 M trên điện cực Pt xảy ra trong cả hai môi

trường kiềm KOH 1 M và môi trường acid HClO4 0,5 M. Tuy nhiên, dòng trao đổi electron của phản ứng oxy hóa điện hóa glycerol trong môi trường kiềm KOH 1 M (ipa = 30,49 mA/cm2) lớn hơn 22 lần trong môi trường HClO4 0,5 M (1,37 mA/cm2), có thể

giải thích là do trong môi trường KOH 1 M sự di chuyển điện tử, sự chuyển chất diễn ra tốt hơn trong HClO4 0,5 M. Do đó, tác giả chọn môi trường điện giải nền KOH 1 M cho các khảo sát tiếp theo.

4.2 Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình oxy hóa điện hóa glycerol trên

điện cực Pt khối

Tiến hành thí nghiệm nhằm xác định một số điều kiện tối ưu cho quy trình đo điện hóa trên các loại vật liệu xúc tác nano Pt/C và Pd/C.

4.2.1 Ảnh hưởng của nồng độ glycerol

Chuỗi thí nghiệm được thực hiện trong môi trường điện giải nền KOH 1 M, tốc

độ quét 50 mV/s, ở nhiệt độ phòng 25oC, nồng độ glycerol được thay đổi từ 0,1 – 2,5 M. Các tham số cho quá trình đo được trình bày trong bảng 3.1. Kết quả được trình bày trong bảng 4.1.

Bảng 4. 1 Mật độ dòng và thế đỉnh peak quá trình oxy hóa glycerol

khi thay đổi nồng độ

CM glycerol (M) Epa (mV) ipa (mA/cm2) 0,1 -195 13,03 0,5 -192 21,60 1 -136 30,49 1,5 -83 34,15 2 -77 35,80 2,5 -50 34,83

Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu

Hình 4. 3Đường biến thiên mật độ dòng quá trình oxy hóa glycerol (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trên điện cực Pt khối theo nồng độ

Khi nồng độ glycerol tăng từ 0,1 – 1 M thì mật độ dòng ipa tăng và dần rơi vào

trạng thái bão hòa từ nồng độ glycerol 1 M trở đi. Do đó, tác giả chọn nồng độ

glycerol là 1 M để tiến hành các khảo sát tiếp theo.

4.2.2 Ảnh hưởng của tốc độ quét thế

Chuỗi thí nghiệm được thực hiện trong môi trường điện ly KOH 1 M, nồng độ

glycerol 1 M, nhiệt độ phòng 25oC, tốc độ quét thay đổi từ 1 – 100 mV/s. Các tham số

cho quá trình đo được trình bày trong bảng 3.1. Kết quả được trình bày trong bảng 4.2.

Bảng 4. 2 Mật độ dòng và thế đỉnh peak quá trình oxy hóa glycerol

khi thay đổi tốc độ quét

Tốc độ quét (mV/s) Căn bậc hai tốc độ quét (v-1/2) Epa (mV) ipa (mA/cm2) 1 1 -174 6,35 10 3,16 -172 14,98 20 4,47 -139 22,56 50 7,07 -133 30,49 100 10 -105 35,76

Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu

Hình 4. 4Đường biến thiên mật độ dòng quá trình oxy hóa glycerol trên

điện cực Pt khối theo căn bậc hai tốc độ quét thế

Hình 4.4 cho thấy khi tăng tốc độ quét thế mật độ dòng của peak tăng do quá

trình chuyển điện tích vào điện cực tăng. Căn bậc hai tốc độ quét v1/2 không tuyến tính với mật độ dòng ipa. Bên cạnh đó, Epa thay đổi khi tăng tốc độ quét. Đồng thời quá trình oxy hóa và quá trình khử không có peak đối xứng nhau nên có thể nói phản ứng

điện hóa trên anod không phải là phản ứng thuận nghịch.

Kết quả thực nghiệm bảng 4.2 cho thấy tốc độ phản ứng oxy hóa glycerol tăng

theo chiều dương thế điện cực. Tuy nhiên, nếu tăng tốc độ quét lên quá nhanh, tốc độ

quá trình chuyển điện tích trên bề mặt điện cực không đáp ứng kịp cho cho phản ứng, làm kìm hãm phản ứng điện hóa. Do đó, tốc quét thế 50 mV/s được chọn cho các khảo sát tiếp theo.

4.2.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ

Chuỗi thí nghiệm được thực hiện trong môi trường điện ly KOH 1 M, nồng độ

glycerol 1 M, vận tốc quét 50 mV/s, nhiệt độ thay đổi từ 25 – 55oC. Các tham số cho quá trình đo được trình bày trong bảng 3.1. Kết quả được trình bày trong bảng 4.3.

Bảng 4. 3 Mật độ dòng và thế đỉnh peak quá trình oxy hóa glycerol

khi thay đổi nhiệt độ

Nhiệt độ (oC) Epa (mV) ipa (mA/cm2) 25 -136 30,49 35 -144 37,79 45 -154 46,82 55 -163 61,15

Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu

Hình 4. 5Đường biến thiên mật độ dòng quá trình oxy hóa glycerol trên

điện cực Pt khối theo nhiệt độ

Tốc độ của quá trình oxy hóa ởtăng khi nhiệt độ tăng. Mật độ dòng oxy hóa tăng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

từ 30,49 – 61,15 mA/cm2 khi tăng nhiệt độ từ 25 – 55oC. Điều này có thể giải thích: - Nhiệt độ tăng cũng làm tăng khả năng dẫn điện của các ion hydroxyl, do đó tăng quá trình chuyển chất.

- Tăng nhiệt độ, động học phản ứng diễn ra nhanh hơn, liên kết C-C sẽ dễ dàng bị

bẽ gãy đồng thời quá trình khuếch tán glycerol đến bề mặt điện cực dễ dàng hơn. Như vậy, theo bảng 4.3 mật độ dòng tăng gấp 2 lần khi thay tăng từ 25 - 55oC (20 oC), và thế dịch về phía âm hơn, nghĩa là phản ứng xảy ra dễ dàng hơn. Nhưng để

cho việc nghiên cứu các mẫu xúc tác tổng hợp được tiến hành thuận tiện hơn, chọn nhiệt độ bằng 25oC cho các khảo sát tiếp theo.

Tính năng lượng hoạt hóa cho phản ứng oxy hóa điện hóa glycerol

Ngoài các thông tin về điều kiện phản ứng, sự thay đổi mật độ dòng theo nhiệt độ

còn cung cấp thêm thông tin về năng lượng hoạt hóa cho phản ứng oxy hóa điện hóa glycerol thông qua mối tương quan giữa Lni theo 1/T theo công thức mục 3.5.

Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu

Từ hình 4.6, năng lượng hoạt hóa được xác định như sau:

EA = 2214.R = 2214.8,314 = 18407,2 J/mol = 18,41 kJ/mol.

Như vậy năng lượng hoạt hóa cho phản ứng oxy hóa điện hóa glycerol là 18,41 kJ/mol.

4.2.4 Các tham số điện hóa cho quá trình oxy hóa glycerol trên Pt khối

Hình 4. 7 Đường cong CV của điện cực Pt khối trong môi trường KOH 1 M,

glycerol 1 M; v = 50 mV/s, nhiệt độ 25 oC

Từ các kết quả khảo sát sự oxy hóa glycerol trên điện cực Pt khối tác giả đã đưa

ra các thông số cho quá trình đo như sau:

- Nồng độ glycerol 1 M. - Tốc độ quét thế 50 mV/s.

- Nhiệt độ glycerol: nhiệt độ phòng 25oC.

Với các tham số trên, phản ứng oxy hóa glycerol xảy ra ở khoảng thế -550 mV

đến -140 mV. Thế đỉnh peak -140 mV với mật độ dòng tương ứng 30,49 mA/cm2.

4.2.5 Khảo sát sự ổn định phản ứng oxy hóa glycerol trên Pt khối theo số

vòng quét thế

Hình 4. 8Đường cong CV của điện cực Pt khối trong môi trường KOH 1 M; glycerol

1 M; v = 50 mV/s; 25 oC; (a) 25 chu kỳ, (b) chu kỳ 1 và chu kỳ 25

Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu

Hình 4.8 cho thấy chu kỳ quét thế càng nhiều mật độ dòng oxy hóa điện hóa glycerol càng giảm. Mật độ dòng oxy hóa ở chu kỳ thứ 2 ipa = 23,83 mA/cm2 giảm 25% so với chu kỳ đầu tiên do đến vòng quét thứ 2, bề mặt phản ứng thay đổi, các hợp chất trung gian (như CO) hấp phụ lên bề mặt điện cực, quá trình oxy hóa glycerol bị

hạn chế, dẫn đến hiện tượng mật độ dòng giảm đột ngột. Kể từ chu kỳ thứ 2 trở đi ipa

giảm không đáng kể, phản ứng oxy hóa glycerol trên điện cực Pt trở nên ổn định. Mật

độ dòng peak oxy hóa ở chu kỳ thứ 25 thấp hơn 1,4 lần so với chu kỳ đầu tiên (giảm khoảng 30%), sự suy giảm dòng anod có thể là do sự suy giảm nồng độ glycerol.

4.2.6 Khảo sát sự suy giảm hoạt tính của điện cực Pt khối theo thời gian (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để đánh giá độ ổn định của điện cực theo thời gian, tiến hành khảo sát sự suy giảm hoạt tính của điện cực Pt khối trong môi trường KOH 1 M, glycerol 1 M tại nhiệt

độ phòng, trong khoảng thời gian 3600 s.

Hình 4. 9Đường cong dòng – thời quá trình oxy hóa glycerol trên điện cực Pt khối

trong KOH 1 M; 25oC trong (3600s) tại -140 mV.

Bảng 4. 4 Tỷ lệ phần trăm sự suy giảm của thế theo thời gian

Thời gian (s) ipa (mA/cm2) Tỷ lệ phần trăm giảm dòng (%) Tốc độ giảm dòng (µA/cm2.s ) 120 2,23 300 1,25 43,9 540 1200 0,64 48,7 70

Hình 4.9 là đường biễu diễn mật độ dòng theo thời gian của điện cực Pt cho quá trình oxy hóa điện hóa glycerol trong môi trường kiềm. Nhìn chung, dòng giảm mạnh

từ 0 đến 120s đầu tiên sau đó dòng giảm rất chậm đến 1200s rồi ổn định cho đến

Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu

gian trong phản ứng oxy hóa điện hóa glycerol. Sự hấp thụ các sản phẩm trung gian

trên bề mặt điện cực như CO ngăn cản phản ứng oxy hóa glycerol. Trong vùng dòng

ổn định (từ 300s đến 1200s), mật độ dòng ipa trên Pt khối giảm từ 1,25 xuống 0,64

mA/cm2 (giảm 49,7%) do có sự hình thành hợp Pt_OHads khống chế một phần sự ngộ độc xúc tác CO.

4.3 So sánh sự oxy hóa các alcol trên điện cực Pt khối trong môi trường kiềm

Chuỗi thí nghiệm được tiến hành trong môi trường KOH 1 M; tốc độ quét 50 mV/s; nhiệt độ phòng với các tham số khác được trình bày trong bảng 3.1. Khảo sát

các rượu khác nhau: Methanol, Ethanol, Ethylen glycol có nồng độ 1M.

Bảng 4. 5 Mật độ dòng và thế của đỉnh peak đối với các alcol khác nhau

CM Alcol 1M Epa (mV) ipa(mA/cm2)

Ethanol -250 7,070

Methanol -225 22,93

Glycerol -136 30,49

EG -83 105,51

Từ bảng 4.5 cho thấy mật độ dòng của phản ứng oxy hóa điện hóa EG là cao nhất (105,51 mA/cm2) và thế oxy hóa tại đỉnh peak dịch vế phía dương so với ba loại alcol còn lại. Như vậy, trên điện cực Pt khối quá trình oxy hóa điện hóa EG xảy ra mạnh mẽ nhất so với methanol, ethanol, glycerol.

Hình 4. 10Đường cong CV khi khảo sát sự oxy hóa alcol trên điện cực Pt khối trong

môi trường KOH 1M, v = 50 mV/s, 25oC

Khả năng oxy hóa của các alcol trên điện cực Pt khối theo thứ tự: EG > Glycerol > Methanol > Ethanol.

Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu

4.4 Khảo sát sự oxy hóa glycerol trên các vật liệu xúc tác nano Pd/C và Pt/C

Từ những nghiên cứu cơ bản trên điện cực Pt khối cho phép chúng ta mở rộng

nghiên cứu ứng phản ứng pin nhiên liệu dựa trên việc sử dụng các hạt xúc tác nano, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giúp làm giảm chi phí của pin từ việc giảm chi phí chế tạo xúc tác.

Bảng 4. 6 Quy trình tổng hợp các vật liệu xúc tác nano

Xúc tác Quy trình tổng hợp

20Pd/C Xúc tác Pd/C được tổng hợp trong phần 3.2.2 với 20% khối lượng Pd trên nền cacbon.

10Pd/C Xúc tác Pd/C được tổng hợp trong phần 3.2.2 với trên nền

cacbon là 10% khối lượng Pd trên nền cacbon.

20Pt/C_pH7,9 Xúc tác Pd/C được tổng hợp trong phần 3.2.1, trong môi

trường pH = 7,9 với 20% khối lượng Pt trên nền cacbon.

20Pt/C_pH8,8 Xúc tác Pd/C được tổng hợp trong phần 3.2.1, trong môi

trường pH = 8,8 với 20% khối lượng Pt trên nền cacbon.

20Pt/C_pH9,5 Xúc tác Pd/C được tổng hợp trong phần 3.2.1, trong môi

trường pH = 9,5 với 20% khối lượng Pt trên nền cacbon.

10Pt/C_tm Xúc tác Pt/C thương mại của Aldrich Sigma, 10% khối lượng

Pt/C hoạt tính.

4.4.1 Xác định kích thước và thành phần vật liệu nano trên nền cacbon

Để xác định kích thước, hình thái và thành phần có trong sản phẩm tổng hợp: TEM (kính hiển vi điện tử truyền qua) là phương pháp được tác giả sử dụng. Để chuẩn

bị mẫu đo TEM, cần cho mẫu phân tán đều trong ethanol bằng phương pháp đánh siêu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự oxy hóa điện hóa glycerol trên các xúc tác platin và paladi cho pin nhiên liệu (Trang 42)