KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang” ppt (Trang 110 - 114)

5.1 Kết luận

Hướng nghiệp dạy nghề nói chung và hướng nghiệp dạy nghề cho lao động nông thôn nói riêng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ yêu cầu CNH – HDH đất nước. Đối với tỉnh Bắc Giang hướng nghiệp dạy nghề đáp ứng yêu cầu nhân lực phục vụ phát triển các ngành kinh tế đa dạng của tỉnh. Là tỉnh miền núi trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, dạy nghề cho lao động nông thôn còn đáp ứng yêu cầu chuyển dịch lao động nông nghiệp, nông thôn sang ngành nghề khác, góp phần giải quyết việc làm và phát triển ngành nghề khác ở nông thôn.

Trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề chính là địa chỉ duy nhất trên địa bàn mỗi huyện thực hiện cùng cả 3 nhiệm vụ liên thông nối tiếp nhau một cách khoa học, bài bản, có quá trình, có chỉ đạo và thẩm định từ tư vấn Hướng nghiệp đến dạy nghề và tạo việc làm. Kết quả mà các mô hình HD - DN của Bắc Giang đạt được trong những năm qua là rất lớn. Từ đó mà các cấp lãnh đạo có những kết luận chính xác về kết quả hoạt động của các mặt trong các trung tâm những năm qua, nhất là đối với lĩnh vực HN-DN, giới thiệu và tạo việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn của một tỉnh miền núi. Từ những đánh giá chính xác đề từ đó đề ra những giải pháp phù hợp và chắc chắn sẽ được đầu tư đúng mức.

Đề tài đã đưa ra các giải pháp trước mắt cũng như các giải pháp lâu dài đối với 10 mặt hoạt động của các TT HN – DN, tất cả các giải pháp thực chất đều là gián tiếp hay trực tiếp tác động mạnh mẽ đến đích cuối cùng là nâng cao chất lượng nguồn lao động, là góp phần tạo việc làm cho người lao động. Trên cơ sở đó tuỳ theo điều kiện thực tế của từng năm, từng vùng, miền... mà

các Trung tâm có thể lựa chọn những giải pháp, những mục tiêu, những cách làm mà giải pháp đã nêu ra sao cho phù hợp với chính mô hình của tưng trung tâm nhằm đạt được các kết quả cao nhất.

5.2 Kiến nghị

- Nhà nước, với tư cách là điều hành ở tầm vĩ mô, phải có kế hoạch điều tra, khảo sát tiến độ thực hiện các chính sách về Hướng nghiệp dạy nghề mà nhà nước đã đề ra; đồng thời, hàng năm phải có đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm ở cấp toàn quốc, biểu dương những đơn vị, địa phương đã làm tốt công tác HN - DN, đồng thời phê bình, thậm chí kỷ luật những đơn vị, địa phương không thực hiện đúng tiến độ các chủ trương mà nhà nước đã đề ra.

- Với UBND tỉnh Bắc Giang, là cơ quan có những quyết định cao nhất về những chính sách HN - DN ở từng giai đoạn cụ thể và tầm chiến lược lâu dài trên địa bàn toàn tỉnh, với quyền hạn của mình, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban ngành chức năng cần nghiêm túc chỉ đạo các cơ sở dạy nghề trong toàn tỉnh thực hiện nghiêm Nghị quyết 13 của Ban Thường vụ tỉnh uỷ và Quyết định 107/ QĐ - UB của UBND tỉnh, đồng thời hàng năm tỉnh phải chỉ đạo tổ chức hội nghị tổng kết rút kinh nghiệm, biểu dương những đơn vị làm được và phê bình, điều chỉnh những đơn vị làm chưa tốt.

- Sở LĐ - TBXH, Sở GD & ĐT căn cứ vào chức năng quyền hạn của mình, với tư cách là những cơ quan chuyên môn cao nhất của tỉnh về công tác HN - DN, cần phải có kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát tất cả các hoạt động của các cơ sở HN - DN trong tỉnh; tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền; chỉ đạo tổ chức các hội thi giáo viên dạy nghề giỏi cấp cơ sở và cấp tỉnh...; hàng năm giao kế hoạch cụ thể từng mặt cho các cơ sở HN - DN; tổ chức tổng kết đánh giá xếp loại nghiêm túc tất cả các hoạt động của các cơ sở HN - DN trong tỉnh...

- Với tư cách là cơ quan trực tiếp quản lý, UBND các huyện, thị của tỉnh Bắc Giang , Phòng LĐ - TB&XH các huyện tạo điều kiện thuận lợi nhất

về cơ sở vật chất, về mặt bằng đất đai, về cơ chế chính sách về nguồn lực con người, giúp các Trung tâm có điều kiện cần và đủ để thực hiện tốt các mục tiêu, giải pháp đã đề ra; sớm đi đến thống nhất một quan điểm nâng cấp các Trung tâm KTTH-HN - DN hiện tại thành các Trung có tầm cở đủ mạnh, về CSVC , về nhân lực... (Trung tâm này đồng thời thực hiện 3 nhiệm vụ HN-DN, giới thiệu và tạo việc làm cho người lao động, thực tế 3 nhiệm vụ này có quan hệ mật thiết với nhau, có tác dụng hỗ trợ cho nhau cùng phát triển).

- Với các TT HN – DN cấp huyện, thị cần phải có kế hoạch cụ thể cho từng năm, từng giai đoạn cụ thể, tận dụng cao nhất các nguồn lực, phát huy nội lực, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà các Trung tâm đã đề ra; cần phải có lộ trình cụ thể để thực hiện thành công các giải pháp phù hợp với từng Trung tâm; từng bước đưa các Trung tâm trở thành một địa chỉ tin cậy của lao động trên địa bàn, xứng đáng là cơ quan duy nhất trên địa bàn thực hiện được nhiẹm vụ này; đáp ứng được phần lớn nhu cầu HN - DN của học sinh và người lao động, góp phần nâng cao nghiệp vụ của cán bộ, giáo viên và công nhân viên trong toàn tỉnh.

- Đội ngũ giáo viên dạy nghề của các Trung tâm - nhân tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của Trung tâm, phải luôn luôn rèn luyện học tập, tiếp cận với thực tế, với thị trường... để thực sự sống tốt bằng nghề, trở thành những tấm gương sáng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ tạo cho người học nghề có niềm tin. Phải chú trọng đến chiến lược giỏi một nghề, biết nhiều nghề để sẵn sàng thích ứng khi thực tế xã hội có sự di chuyển nghề nghiệp. Luôn luôn coi trọng người học nghề, phải xác định người học nghề chính là "sản phẩm" cụ thể mà người giáo viên dạy nghề trực tiếp làm ra; sự tồn tại đươc vào nghề, sống tốt bằng nghề, sự thành đạt trong nghề của người học nghề chính là uy tín của giáo viên dạy nghề.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo dục lao động và hướng nghiệp trong vấn đề lựa chọn nghề nghiệp của học sinh trung học phổ thông (THPT) (phần 1) (14/10/2005)

2. Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội (1999), Thuật ngữ lao động – thương binh – xã hội, NXB Lao động xã hội, Hà Nội, Tr13

3. Đỗ Minh Cương (2003), “Đào tạo nghề cho nông nghiệp nông thôn, một nhiệm vụ cấp bách lâu dài”, Thông tin chuyên đề nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 4/2000

4. Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm KTTH - HN, ban hành kèm theo Quyết định số 44/2008/QĐ- BGD&ĐT ban hành ngày 15/7/2008. 5. Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm DN, ban hành kèm theo

Quyết định số 776/2001/QĐ-LĐTBXH.

6. Quyết định số 48/2002/QĐ-TTg ngày 11/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mạng lưới dạy nghề 2005 - 2010

7. Thông tư số 01/1999/TT-LĐTBXH quản lý đào tạo nghề ở Trung ương và địa phương.

8. Nghị quyết số 13/NQ-TU ngày 21/10/2004.

9. Quyết định số 107/2004/QĐ-UB phê duyệt quy hoạch cơ sở dạy nghề. 10. Văn kiện Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ X.

11. Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVI

12. Luật Lao động 1994, Luật Giáo dục 1998, Luật Giáo dục 2005, Luật dạy nghề 2006.

13. Tô Dũng Tiến (), Phương pháp nghiên cứu, NXB

14. Nguyễn Văn Song , Bài giảng kinh tế phát triển, kinh tế tài nguyên môi trường, NXB

15. Thái Ngọc Tịnh, Luận văn tiến sỹ, Bắc Giang thế và lực mới trong thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, 2007.

16. Một số chính sách về phát triển ngành nghề nông thôn. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2007; NXB Nông nghiệp 17. http://www.huongnghiep.vn/? view=detail&pmenu=2&menu=109&id=3050 18. http://home.vnn.vn/day_nghe_cho_lao_dong_nong_thon__kho_nhat_la _tuyen_sinh__-335544320-619546329-0 19. http://www.vieclamhanoi.net/Default.aspx? tabid=105&News=721&CategoryID=9 20. http://www.huongnghiep.vn/? view=detail&pmenu=2&menu=109&id=456 21. http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story/laodonghuongnghiep/2009/8/ 19583.html

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang” ppt (Trang 110 - 114)