Đất có mặt nước nuô

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang” ppt (Trang 52 - 55)

trồng TS 5.758 1.869 5.685 1.8457 5.855 1.899 98.7322 102.99 0.86 % IV. Đất nông nghiệp khác 4.668 1.516 4.026 1.3071 2.225 0.722 86.2468 55.2658 -29.24 %

Trong cơ cấu đất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ lệ lớn nhất, dao động từ 73.254 năm 2007 đến 73.652% năm 2008 và giảm xuống còn 73.529% năm 2009. Điều đáng chú ý là diện tích đất lúa, lúa màu được chuyển một lượng khá lớn cho các hoạt động phi nông nghiệp và chuyển trong nội bộ ngành nông nghiệp. Giảm từ 0.037ha (2008 – 2007) và 0.231 ha năm (2009 – 2008)

Trong cơ cấu đất lâm nghiệp thì diện tích đất rừng sản xuất là lớn nhất vì Bắc Giang là tỉnh Trung du miền núi trong 3 năm mà diện tích đất rừng sản xuất tăng lên 1,29%, đất có rừng phòng hộ tăng lên là 7, 97% rỉêng đất đất có rừng đặc dụng lại giảm đi tới 21,35%

Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản tăng lên không đáng kể chỉ khoảng 0.86% trong 3 năm. Đất nông nghiệp khác lại giảm đi rất nhiều điều đó hoàn toàn là phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế và do các khu công nghiệp ngày càng nhiều.

Những năm qua các loại đất đều có biến động, đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần, đất chuyên dùng, đất ở nông thôn và đô thị tăng phù hợp với quy luật của xã hội nhằm phát triển nền kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân, làm cho bộ mặt của nông thôn và đô thị có nhiều thay đổi. Tuy nhiên trong những năm tới, cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trường, nhu cầu sử dụng đất cho các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, nhà ở đô thị và nông thôn sẽ tăng nhanh chóng, cần phải có điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai để vừa bảo vệ nghiêm ngặt vùng lúa có năng suất cao vừa đáp ứng yêu cầu sử dụng đất vào mục đích khác cho phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất.

3.1.2.2 Tình hình dân số của tỉnh

Uớc điều tra dân số 01/04/2009, dân số Bắc Giang có 1.555.720 người, với mật độ dân số 407 người/km², gấp 1,7 lần mật độ dân số bình quân của cả nước. Trên địa bàn Bắc Giang có 26 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đông nhất là người Kinh, chiếm 88,1% dân số toàn tỉnh, tiếp đến là

người Nùng chiếm 4,5%; người Tày 2,6%; người Sán Chay và người Sán Dìu, mỗi dân tộc 1,6%; người Hoa 1,2%; người Dao 0,5%. Cư trú ở 229 xã, phường, thị trấn thuộc 9 huyện và thành phố Bắc Giang. Trong đó số xã thuộc diện chương trình 135 là 35 xã (chiếm 15,3%) và tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới là 30,67%.

3.1.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Thuỷ lợi:

Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 683 công trình tưới (257 hồ chứa, 121 trạm bơm, 325 công trình tiểu thủy nông), với tổng công suất thiết kế tưới 67.847 ha, thực tế tưới được 44.263 ha, đạt 75,8% diện tích đất canh tác cần tưới của tỉnh.

- Công trình tiêu, gồm hệ thống tiêu tự chảy cho 344.927 ha. Ngoài ra còn 40 trạm bơm tiêu, tổng công suất thiết kế 36.019 ha, thực tế tiêu 22.455 ha. Tổng số diện tích tiêu khoảng 367 nghìn ha, đạt 95% diện tích cần tiêu hiện tại. - Công trình chống lũ ở Bắc Giang gồm hệ thống đê chống lũ Tả Cầu, Hữu Thương, Tả Thương, Cổ Mẫn và đê Thống Nhất Lục Nam với tổng chiều dài 216,3 km, có 126 cống dưới đê và 27 kè.

Giao thông nông thôn:

Từ năm 2008 đến nay, đã cứng hoá được 3.656 km đường giao thông nông thôn, đến năm 2009, toàn tỉnh có 3.975 km đường xã đạt tiêu chuẩn đường nông thôn loại A, B và 5.200 km đường thôn, xóm đạt tiêu chuẩn đường nông thôn loại B.

Hệ thống công trình cấp nước sinh hoạt:

Từ năm 2008 đến nay, trên địa bàn tỉnh xây dựng thêm 35 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung (tổng công suất 17.985 m3/ngày) và đào hàng nghìn giếng khơi, đưa tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch ở khu vực nông thôn năm 2009 đạt 63%.

Một phần của tài liệu Tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Đánh giá kết quả hoạt động các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm cho lao động ở nông thôn tỉnh Bắc Giang” ppt (Trang 52 - 55)