Mục tiêu của CNH, HĐH, HĐH là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp
lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, xã hội công bằng, văn minh. Để thực hiện được
mục tiêu đó nhất thiết phải có nguồn tài chính to lớn và được bảo đảm ổn định và tăng trưởng cao. Trong đó trách nhiệm của NSNN đóng vai
trò quyết định. Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII khẳng định:
"... chính sách tài chính phải nhằm vào mục tiêu thúc đẩy sản xuất phát
triển, huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực, tăng tích luỹ để tạo
vốn cho đầu tư phát triển..."(1)
Chiến lược phát triển kinh tế của Đảng nêu rõ: "... phấn đấu hạn
chế tiến tới thăng bằng NS một cách tích cực, nuôi dưỡng và phát triển
nguồn thu, chống thất thu và lạm thu, đáp ứng nhu cầu chi tiêu cần thiết
phục vụ lợi ích chung của sự nghiệp phát triển, cải tiến phân cấp quản lý
kinh tế tài chính giữa trung ương và địa phương, tăng cường thanh tra,
kiểm tra việc chấp hành pháp luật, tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội. Đặc biệt là khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, đảm bảo chủ quyền và
ổn định quốc gia, nếu còn bội chi thì bù đắp bằng nguồn vốn vay, không đưa vào nguồn phát hành tiền" (2)
1 . Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần VIII của Đảng, Nxb Chính Trị Quốc Gia, HN 1996, tr. 101. 101.
Tại hội nghị lần thứ 4 BCHTW Đảng khoá VIII đã nêu rõ: "... nâng cao tính thực hiện của dự toán thu ngân sách hàng năm và thực
hiện đúng chức năng chi NSNN trên ba lĩnh vực (chi đầu tư, chi thường
xuyên, chi trả nợ). Khống chế mức bội chi ngân sách, tiến tới cân bằng thu chi và tăng dự trữ, không phát hành tiền cho chi tiêu ngân sách, trên
cơ sở tăng thu tiết kiệm chi, Nhà nước tăng tỷ lệ ngân sách dùng cho đầu tư phát triển. Thực hiện chế độ kiểm toán với các đơn vị có sử dụng
NSNN." (3)
Từ những phương hướng, nhiệm vụ chiến lược của Đảng, căn cứ
vào tình hình thực tế của địa phương, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh
Hà Giang lần thứ XII đã xác định phương hướng, nhiệm vụ chung phát
triển kinh tế -xã hội đến năm 2000: tập trung mọi nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của
tỉnh. Khai thác tốt tiềm năng thế mạnh cả 3 vùng, phấn đấu đạt nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhanh, sản xuất hàng hoá phát triển trong nền kinh tế
nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước theo định hướng XHCN. Thực hiện xoá đói giảm nghèo đẩy mạnh
sự nghiệp giáo dục, văn hoá- thông tin- thể dục thể thao, y tế và thực
hiện kế hoạch hoá dân số, phấn đấu giảm bớt khoảng cách giữa các vùng về đời sống và tiến bộ xã hội. Bảo đảm an ninh, quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Mục tiêu kinh tế-xã hội : nhịp độ tăng tổng sản phẩm GDP bình
quân 12,4%/năm, thu nhập bình quân đầu người 300USD/năm. Cơ bản
hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ trong toàn tỉnh;
giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống còn 2%; ổn định định canh định cư cho 730 hộ với 4.684 khẩu đang du canh du cư và 10.125 hộ với 66.072
khẩu còn du canh. Đảm bảo đủ mức ăn cho 12 vạn người ở vùng cao còn thiếu nước.
Để thực hiện phương hướng và mục tiêu nói trên, công tác quản lý
tài chính, ngân sách lẫn quán triệt nguyên tắc, quan điểm chủ yếu sau đây:
- Xây dựng một nền tài chính vững mạnh để đảm bảo thực hiện được chức năng của ngành và đáp ứng yêu cầu của những mục tiêu nhiệm vụ đặt ra. Vừa nâng cao khả năng huy động cao các nguồn vốn tại
chỗ, vừa nâng cao khả năng tiếp thu nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, tạo
thành sức mạnh tổng hợp của hoạt động tài chính.
- Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền đối với hoạt động sản xuất- kinh doanh, của các thành phần kinh tế trên
địa bàn tỉnh trên cơ sở đó mới có điều kiện tăng thu ngân sách qua thuế
và phí. Phải trên cơ sở nuôi dưỡng nguồn thu, nghĩa là phải trên cơ sở đầu tư có trọng điểm cho việc phát triển kinh tế-xã hội, tăng NSLĐ, để
từ đó tăng được nguồn thu cho NS.
- Tăng cường kỷ cương, pháp chế tài chính trong việc quản lý tài
chính. Đảm bảo phát huy công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của tài chính
ngân sách, đảm bảo hành lang pháp lý cho các đơn vị, địa phương phát huy tính năng động, sáng tạo trong công tác quản lý NSNN.