Cái gì xác định hình thức chi trả cổ tức của công ty ? Nếu cổ tức bằng tiền mặt và mua lại cổ phiếu là sự thay thế hoàn hảo, có những mẫu hình ngẫu nhiên trong cách sử dụng mua lại và cổ tức. Ngược lại, nếu công ty có sự ưa tiên hơn theo hướng những cơ cấu chi trả cổ tức thay thế qua thời gian, một vài xu hướng có hệ thống trong chi trả cổ tức có thể tồn tại. Như đã thể hiện trong biểu đồ 1, ít công ty Mỹ phân phối tiền mặt nhiều hơn bằng cổ tức từ trước những thập niên 1980. Ngược lại, biểu đồ 2 miêu tả một bức tranh những công ty tăng việc mua lại của họ qua thời gian. Bằng chứng từ Grullon và Michealy (2002) chỉ ra rằng những công ty có những sự mua lại thay thế từ từ cho cổ tức. Một cách rõ ràng, xu hướng thời gian trong việc mua lại và cổ tức là không ngẫu nhiên. Nhưng cái gì có thể điều khiển những sự thay đổi cấu trúc này trong chi trả cổ tức công ty ?
Những sự đối xử thuế khác nhau giữa lãi vốn và cổ tức thông thường ủng hộ cho mua lại. Nhưng ngay cả khi nếu tỷ lệ thuế trên lãi vốn và cổ tức là như nhau (như vào cuối thập niên 1980 và sau 2003), những nhà đầu tư có thể vẫn thích mua lại cổ phiếu hơn bởi vì sự linh động và khả năng thời gian gắn vào chương trình mua lại. Thêm vào đó, những lý thuyết thảo luận trong những phần trước cho rằng cổ tức và mua lại có ảnh hưởng khác nhau trong việc giảm dòng tiền tự do, hé lộ thông tin, hay đóng vai trò như ngăn chặn tiếp quản. Một câu hỏi theo logic sau đó, những lý thuyết này giải thích lựa chọn chi trả của công ty giữa cổ tức và mua lại ? Nếu như vậy, họ cũng có thể giúp giải thích xu hướng thời gian được quan sát trong chi trả cổ tức ?
Khi chính phủ thường sử dụng thuế cổ tức bằng tiền mặt cao hơn mua lại cổ phần, một vài mục gần đây như của Ofer và Thakor (1987), Barclay và Smith (1988), và Brennan và Thakor (1990) cố gắng giải thích tại sao nhiều công ty chọn cổ tức hơn mua lại để phân phối tiền mặt nhiều hơn. Những nghiên cứu đó cố gắng làm mẫu những cân nhắc lựa chọn của lợi ích dấu hiệu và chi phí tiềm năng kết hợp với hai hình thức chi trả cổ tức này.
Bên cạnh sự xem xét tín hiệu, những công ty có thể sử dụng những phương pháp chi trả khác nhau để thu hút những loại nhà đầu tư mà họ khao khát (hiệu ứng nhóm khách
hàng). Ví dụ, Allen, Bernado, và Welch (2000) cung cấp một lý thuyết mà những công ty sử dụng cổ tức hơn mua lại cổ phần để thu hút những nhà đầu tư có thông tin tốt, lớn.
Thêm vào đó, từ triển vọng thuế và luật lệ, những công ty có thể điều chỉnh những sự chi trả cổ tức hay thay đổi những phương pháp chi trả cổ tức như một sự đáp lại những thay đổi luật lệ. Phần trước diễn tả ảnh hưởng của hai thay đổi luật lệ chính trên chính sách mua lại công ty. Cụ thể, sau khi chính phủ thông qua luật 10b-18, những công ty bắt đầu đề xướng những chương trình mua lại cổ phiếu nhiều hơn. Những sự thay đổi luật lệ, tuy nhiên, có thể không giải thích đầy đủ sự gia tăng tính phổ biến việc mua lại cổ phần. Những nhân tố khác có thể đóng vai trò quan trọng hơn trong việc tăng lên của xu hướng mua lại. Ví dụ, một số người tin rằng một nhân tố đóng góp cho sự dấy lên việc mua lại vào giữa thập niên 1990 là sự gia tăng sử dụng của phần thưởng quyền chọn điều hành trong gói lợi ích.
Về mặt thuế, tồn tại nghiên cứu cho rằng những công ty có thể thiết lập chính sách chi trả cổ tức của họ để cung cấp vị thế thuế không đồng nhất của cổ đông họ (xem Lie and Lie,1999) hay để tối thiểu hoá nợ thuế bản thân người bên trong (Hsieh và Wang, 1998). Thêm vào đó, sử dụng cắt giảm thuế cổ tức năm 2003 như một cú sốc ngoại sinh, Brown, Liang, và Weisbenner (2007) chứng minh rằng những công ty với quyền sở hữu điều hành cao hơn có vẻ là tăng cổ tức. Kết quả này nhất quán với tranh luận của Hsieh và Wang. Vì vậy, những công ty có thể lựa chọn cổ tức hay mua lại để thoã mãn vị thế thuế của cổ đông hay người bên trong.
Một vài khả năng khác là những công ty thay đổi những phương pháp chi trả cổ tức để đáp lại những thay đổi trong những đặc điểm của các công ty. Ví dụ, Jagannathan, Stephen, và Weisbach (2000) cũng như Guay và Harford (2000) khẳng định rằng dòng tiền cố định và thay đổi có thể xác định chi trả cổ tức công ty. Những công ty trả tiền mặt qua cổ tức có dòng tiền cố định cao hơn, trong khi những công ty mua lại cổ phiếu có dòng tiền tạm thời cao hơn. Thêm vào đó, công ty mua lại cổ phần làm dòng tiền không ổn định hơn những công ty trả cổ tức. Những kết quả này ngụ ý những công ty sử dụng cổ tức để đáp lại những sự tăng lên thu nhập cố định và mua lại để phân phối của trời cho tiền mặt không liên tục. Tóm lại, tồn tại nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều động cơ khác nhau như những thay
đổi thuế và luật lệ cho là ảnh hưởng quan trọng phương pháp chi trả tiền mặt của một công ty. Mặc dù một vài mục tồn tại cung cấp những câu trả lời về vấn đề này, chủ đề này xứng đáng điều tra thêm.