Như đã thể hiện ở bảng số liệu 2, tỷ số tổng chi trả cổ tức đã tăng về mặt căn bản từ 1992, một giai đoạn xảy ra đồng thời với sự gia tăng tính phổ biến của những phần thưởng quyền chọn trong những gói lợi ích cho người quản trị và điều hành. Một mối quan hệ có thể tồn tại giữa xu hướng đi lên của những mua lại cổ phần và tỷ lệ tăng dần của những phần thưởng quyền chọn trong gói lợi ích cho người quản lý và nhân viên. Cụ thể, sự phổ biến của gói lợi ích dựa trên quyền chọn có thể tác động đến chi trả cổ tức doanh nghiệp theo ba cách. Đầu tiên, lý thuyết đại diện cho rằng phần thưởng quyền chọn đối với những nhà điều hành công ty có thể liên kết tốt những lợi ích của những người quản lý và cổ đông. Kết quả, một sự tăng lên trong chi trả cổ tức có thể xảy ra. Thứ hai, bởi vì sự pha loãng tiềm năng của thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) từ giá thực hiện quyền chọn, công ty có thể mua lại cổ phần để bù đắp sự pha loãng. Thứ ba, phần thưởng quyền chọn có thể gây ra sự thay đổi cấu trúc trong chi trả cổ tức. Bởi vì tỷ suất cổ tức làm giảm giá cổ phiếu và những giá trị quyền chọn tương ứng trong thoả ước lợi ích, những nhà quản lý có thể miễn cưỡng sử dụng cổ tức bằng tiền mặt như hình thức chi trả cổ tức và thay vì thích mua lại cổ phiếu.
Lambert, Lanen, và Larcker (1989) tìm thấy một sự tương quan giữa sự chấp nhận một kế hoạch quyền chọn cổ phiếu cho các nhà điều hành và một sự giảm bớt đáng kể
13 Một sự cách tân khác từ Billett & Xue (2007) là họ sử dụng mô hình hồi quy CQR để ướng lượng mối quan hệ
giữa các hoạt động mua lại và xác xuất ước lượng có thể trở thành một mục tiêu bị thâu tóm trong phương trình thứ 2. Họ lập luận rằng cả mô hình Tobit và CQR có thể được sử dụng để ước lượng các hoạt động mua lại, mà đặt độ nhạy bằng zero. Tuy nhiên mô hình CQR tạo ra nhiều hơn các hệ số ước lượng nhất quán dưới điều kiện thông thường. Powell (1986) cung cấp chi tiết hơn về ước lượng CQR.
trong mức độ của cổ tức tiền mặt. Mở rộng tranh luận của Lambert và cộng sự cho rằng các nhà quản lý nên có động cơ mạnh hơn để thay thế việc mua lại cho chi trả cổ tức khi các nhà quản lý được bù đắp một cách mạnh mẽ với phần thưởng quyền chọn. Nhất quán với sự phỏng đoán, những tài liệu của Jolls (1998) cho rằng công ty với phần thưởng quyền chọn lớn hơn trong gói lợi ích điều hành có vẻ là mua lại cổ phiếu hơn là những công ty khác với những phần thưởng quyền chọn ít hơn. Hơn nữa, Jolls tìm thấy không xảy ra mối quan hệ giữa việc thông qua cổ phiếu bị hạn chế chuyển đổi trong gói lợi ích nhà điều hành và thiên hướng của họ để những cổ phần được mua lại. Bởi vì cổ phiếu bị hạn chế chuyển đổi, không giống quyền chọn, không làm pha loãng EPS, Jolls kết luận rằng ngăn chặn EPS pha loãng là một trong những động cơ chính cho những công ty để bắt đầu những chương trình mua lại trên thị trường mở.
Weisbenner (2000) cũng chứng minh những quan hệ tương tự giữa những quyết định mua lại công ty và những gói lợi ích dựa trên quyền chọn của họ bằng cách sử dụng những công ty mẫu khác nhau trong S&P 500, MidCap 400, và Forbes 500 vào cuối năm 1994. Ông ta cho thấy cái nhìn xa hơn về quy mô của phần thưởng quyền chọn của công ty là một sự tiên đoán mạnh mẽ của việc mua lại cổ phiếu xảy ra sau đó. Mối quan hệ này, tuy nhiên, không tồn tại giữa nắm giữ quyền chọn của năm nhà quản lý hàng đầu và sự mua lại của công ty. Weisbenner tranh luận rằng phần thưởng quyền chọn cổ phiếu đối với các nhà điều hành hàng đầu ảnh hưởng đến chi trả cổ tức công ty một cách khác biệt hơn phần thưởng quyền chọn cho các nhân viên khác. Một cách cụ thể, khi công ty trợ cấp một tỷ lệ lớn của quyền chọn cho các nhân viên, họ sử dụng mua lại để tối thiểu hoá ảnh hưởng của những giá thực hiện quyền chọn trên sự pha loãng EPS. Điều này tăng việc mua lại cổ phần và tổng chi trả. Mặt khác, khi lượng nắm giữ quyền chọn của những nhà điều hành hàng đầu là cao, công ty có vẻ như giữ lại thu nhập và giảm chi trả cổ tức để tăng giá trị quyền chọn của nhà điều hành.
Cả Jolls (1998) và Weisbenner (2000) nghiên cứu những quyết định của công ty về sự mua lại và lựa chọn giữa mua lại và những thay thế phân phối bằng tiền mặt khác. Fenn và Liang (2001) điều tra ảnh hưởng của những quyền chọn thuộc ban quản lý trên mức độ cổ tức công ty. Họ cũng mở rộng nghiên cứu của họ bằng cách bao gồm quyền sở hữu cổ
phiếu thuộc ban quản lý và kiểm tra có hay không hai dạng khác nhau này của quyền sỡ hữu cung cấp động cơ khác nhau cho chi trả cổ tức công ty. Sử dụng dữ liệu của Execucomp từ 1993 đến 1997, Fenn và Liang lần đầu tiên giới thiệu bằng chứng rằng nắm giữ cổ phiếu thuộc ban quản lý kết hợp với chi trả cổ tức cao hơn cho các công ty với những chi phí đại diện tiềm năng lớn hơn. Điều này cho thấy rằng việc nắm giữ cổ phiếu thuộc ban quản lý giúp giảm bớt những vấn đề dòng tiền tự do ở những công ty này. Họ cũng cho thấy các việc nắm giữ quyền chọn thuộc ban quản lý cao hơn kết hợp với cổ tức thấp hơn và mua lại cao hơn. Bài nghiên cứu này nhất quán với Lambert và cộng sự (1989), cho thấy những công ty tăng việc mua lại tại mức chi tiêu cổ tức này. Cuối cùng, Fenn và Liang báo cáo rằng sở hữu quyền chọn thuộc ban quản lý có mối quan hệ ngược chiều đến tổng chi trả cổ tức, một kết quả hỗ trợ cho quan điểm nhà quản lý dùng mua lại cổ phần cho lợi ích của họ.
Tương tự với Weisbenner (2000) và Fenn và Liang (2001), Kahle (2002) kiểm tra cách phần thưởng quyền chọn ảnh hưởng những quyết định mua lại công ty. Để đo lường động cơ thuộc ban quản lý tốt hơn, cô ấy xem xét cả quyền chọn đã thực hiện và có thể thực hiện cho tất cả nhân viên của công ty từ năm trước cho đến năm sau khi mua lại. Cô ấy cũng liên kết phản ứng giá thị trường mua lại với phần thưởng quyền chọn để dự đoán sự phản ứng lại của thị trường trên quyết định mua lại của nhà quản lý. Nhất quán với tranh luận của Weisbenner và Fenn và Liang, Kahle giới thiệu bằng chứng mạnh mẽ rằng những công ty mua lại cổ phiếu để tài trợ những quyền chọn có thể thực hiện của nhân viên như công ty có thể giảm bớt pha loãng thu nhập. Bằng chứng của cô ta cho thấy sự tương quan cao giữa số lượng cổ phiếu thật sự mua lại và số lượng quyền chọn có thể thực hiện. Kahle chứng minh xa hơn rằng những quyết định mua lại của công ty bị ảnh hưởng bởi có hay không sự giàu có của nhà quản lý có thể ảnh hưởng bởi chi trả cổ tức. Thị trường, tuy nhiên, xuất hiện để nhận biết những quyết định mua lại của công ty để tài trợ thực hiện quyền chọn của nhân viên và để bảo vệ sự giàu có của bản thân nhà quản lý.
Phản ứng thị trường thấp hơn cho công ty mua lại với phần lớn số lượng phần thưởng quyền chọn.
Hơn thế nữa, cho thấy tiền đề rằng giá cổ phiếu nhạy cảm đối với EPS được báo cáo, nhà quản lý có thể sử dụng những chương trình mua lại cổ phiếu để quản lý thu nhập.14 Để làm được như vậy, những nhà quản lý có thể giảm bớt ảnh hưởng một cách hiệu quả của việc pha loãng EPS gây ra bởi việc thực hiện quyền chọn. Bens, Nagar, Skinner, và Wong (2003) tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ rằng động cơ các nhà quản lý để quản lý EPS bị pha loãng ảnh hưởng những quyết định mua lại cổ phiếu. Các nhà quản lý tăng mức độ việc mua lại cổ phần khi đối mặt một ảnh hưởng pha loãng tiềm năng của những quyền chọn cổ phần của nhân viên. Quan trọng hơn, họ tăng các việc mua lại khi thu nhập dưới mức đòi hỏi để đạt tỷ lệ mong muốn của tăng trưởng EPS. Hơn nữa, những quyết định của nhà quản lý để mua lại cổ phần không kết hợp với thực hiện quyền chọn cổ phần nhân viên thực, cho thấy rằng quản trị thu nhập có thể đóng vai trò quan trọng hơn thực hiện quyền chọn nhân viên.
Gong, Louis, và Sun (2008) cũng cung cấp một liên kết giữa quản trị thu nhập và mua lại cổ phần. Họ chứng minh những cải tiến đáng kể trong hiệu quả hoạt động dài hạn sau khi công ty mua lại cổ phiếu của họ. Thay đổi đáng kể trong hiệu quả, tuy nhiên, vắng mặt từ tín hiệu truyền thống hay những tranh luận dòng tiền tự do. Thay vào đó, họ cho thấy những công ty giảm giá thu nhập một cách có chủ đích (với dồn tích khác thường âm) trước khi những thông báo mua lại. Dồn tích khác thường âm phù hợp với cổ phiếu tương lai cao hơn và hiệu quả hoạt động. Gong và cộng sự báo cáo sâu xa hơn cho rằng tình huống thậm chí khốc liệt hơn cho công ty với quyền sở hữu điều hành cao hơn. Nói chung, bài nghiên cứu của họ hé lộ rằng nhà quản lý với việc nắm giữ cổ phiếu nhiều hơn có động cơ lớn hơn để quản lý thu nhập theo hướng đi xuống trước khi thông báo mua lại cho nên họ sẽ nhận những lợi ích cá nhân nhiều hơn.