Các nhân tố tác động tới hoạt động nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: " Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu ở Công ty XNK và kỹ thuật bao bì " doc (Trang 26 - 29)

Hoạt động nhập khẩu của một doanh nghiệp liên quan đến nhiều quốc gia, nhiều lĩnh vực trong thương mại quốc tế. Do vậy, những thay đổi trong cơ chế, chính sách của các quốc gia có liên quan, của luật pháp quốc tế,... đều tác động lớn tới hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp. Để hoạt động nhập khẩu diễn ra một cách suôn sẻ, các doanh nghiệp buộc phải nghiên cứu các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh.

1. Hệ thống luật pháp trong nước và quốc tế.

Kinh doanh quốc tế nói chung và kinh doanh trong lĩnh vực nhập khẩu nói riêng là một hoạt động đa dạng và phức tạp, nó chịu sự chi phối của nhiều nguồn

luật: luật nước nhập khẩu, luật nước xuất khẩu, luật của nước thứ ba, đồng thời còn chịu tác động của luật pháp - tập quán quốc tế. Hệ thống luật pháp này tạo hành lang bảo vệ quyền lợi của các bên khi tham gia vào thương mại quốc tế. Và để hoạt động một cách có hiệu quả, đương nhiên các doanh nghiệp nhập khẩu cần nắm vững được hệ thống luật pháp, phong tục tập quán trong nước cũng như quốc tế và cả luật pháp của nước có liên quan.

2. Sự thay đổi của thị trường trong nước và nước ngoài.

Chúng ta biết rằng cung cầu là yếu tố quan trọng bậc nhất đối với các nhà kinh doanh. Sự thay đổi cung - cầu trên thị trường ảnh hưởng trực tiếp tới khối lượng kinh doanh của doanh nghiệp. Việc làm của các doanh nghiệp là xác định được lượng cung và cầu hiện tại, đồng thời cần phải dự báo được những xu hướng thay đổi của nó trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Với các doanh nghiệp nhập khẩu, việc làm này không chỉ dừng lại ở thị trường nội địa mà phải trên các thị trường khác và cả thị trường quốc tế. Đặc biệt với các doanh nghiệp vừa nhập khẩu thành phẩm vừa nhập khẩu bán thành phẩm và nguyên liệu như Công ty XNK và kỹ thuật bao bì thì hoạt động của họ còn phải chịu chi phối của nền sản xuất và từng thời kỳ phát triển của đất nước.

3. Chính sách quản lý vĩ mô và quan hệ kinh tế quốc tế của Nhà nước.

Ngoài hệ thống luật pháp, tuỳ từng thời kỳ phát triển của đất nước mà chính phủ ban hành các chính sách vĩ mô quản lí hoạt động nhập khẩu. Các chính sách mà các chính phủ thường đưa ra và tác động trực tiếp tới hoạt động nhập khẩu là việc dựng nên các hàng rào nhằm bảo hộ nền sản xuất còn yếu sức cạnh tranh trong nước. Các công cụ mà thường sử dụng là công cụ thuế quan và công cụ phi thuế quan (hạn nghạch, giấy phép nhập khẩu, biện pháp quản lí ngoại tệ và các tiêu chuẩn địa phương).

Tỷ giá hối đoái có tác động rất lớn tới hoạt động nhập khẩu vì nó là cơ sở để so sánh giá cả của hàng hoá trong nước với thế giới, đồng thời phục vụ cho sự vận động của tiền tệ và hàng hoá giữa các quốc gia, các doanh nghiệp nhập khẩu theo dõi và căn cứ vào tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ và ngoại tệ để đẩy mạnh hay hạn chế hoạt động của mình. Khi đồng nội tệ bị mất giá thì hoạt động nhập khẩu là không có lợi và so với trước doanh nghiệp phải trả nhiều tiền hơn cho một đơn vị hàng hoá và ngược lại khi đồng nội tệ tăng giá thì hoạt động nhập khẩu là có lợi và so với trước doanh nghiệp phải trả ít tiền hơn cho một đơn vị hàng hoá. Sự điều tiết tỷ giá của Nhà nước: cố định, thả nổi, hay thả nổi có quản lý vì thế có tác động rất mạnh tới hoạt động của doanh nghiệp.

b/ Quan hệ kinh tế quốc tế.

Các quan hệ này có tác động tương hỗ tới hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp. Thông thường một doanh nghiệp nhập khẩu sẽ thấy thuận lợi hơn trong suốt quá trình giao dịch nếu đối tác là một nước láng giềng, trong cùng một khu vực hay cùng một khối. Họ cũng cảm thấy dễ chịu hơn khi các chính phủ dành cho nhau quy chế đặc biệt (quy chế tối huệ quốc, cho hưởng hệ thống ưu đãi thuế quan,...) và đến lượt nó, nhập khẩu lại củng cố mối quan hệ ấy giữa các quốc gia.

4. Các nhân tố khác.

a/ Cơ sở hạ tầng.

Hoạt động nhập khẩu diễn ra có thuận lợi hay không phụ thuộc nhiều vào điều kiện cơ sở hạ tầng của một quốc gia. Hệ thống cơ sở hạ tầng gồm có: Hệ thống giao thông vận tải, sân bay, bến cảng, hệ thống thông tin liên lạc và hệ thống tài chính ngân hàng. Một nước có cơ sở hạ tầng phát triển là cơ sở để phát triển các hoạt động nhập khẩu bởi cùng với sự phát triển của cơ sở hạ tầng là việc

giảm thiểu các chi phí trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.

b/ Hoạt động xuất khẩu của quốc gia.

Tuy là một mặt đối lập, song xuất khẩu lại có tác động to lớn và trực tiếp tới hoạt động nhập khẩu. Đó là cỗ máy chính tạo nguồn ngoại tệ an toàn phục vụ cho hoạt động nhập khẩu. Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu nguồn nguyên liệu nhằm nâng cao chất lượng nguồn tài nguyên thiên nhiên khai thác của nội địa phục vụ cho các đơn vị sản xuất thì điều này càng có ý nghĩa hơn. Xuất khẩu được đồng nghĩa với việc thị trường được mở rộng, tiêu thụ được nhiều hơn nên sản xuất phát triển và lại càng nhiều nguyên liệu hơn. Thực tế phát triển kinh tế của nhiều nước như: Nhật Bản, Singapore,... đã chứng minh rằng nhập khẩu chỉ phát triển khi xuất khẩu phát triển và ngược lại.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: " Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu ở Công ty XNK và kỹ thuật bao bì " doc (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)