I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
3. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì trong thời gian qua.
bao bì trong thời gian qua.
Nền kinh tế đổi mới theo hướng kinh tế thị trường thực sự đã làm bừng tỉnh các doanh nghiệp trước cung cách làm ăn cũ. Không ít doanh nghiệp có quy mô lớn đã bị phá sản, điều này cũng cho thấy nhược điểm của cơ chế quản lý cũ: tách rời các doanh nghiệp với thị trường thực của nó, sản xuất sản phẩm một cách thụ động theo mệnh lệnh của cấp trên giao. Trước bối cảnh đó, Công ty xuất nhập khẩu và kỹ thuật bao bì cũng như doanh nghiệp nhà nước khác đã phải đối đầu
viên, Công ty đã từng bước vượt qua những khó khăn ban đầu, từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Cho đến nay Công ty đã đạt được những bước đi nhất định cả về chất và lượng, điều đó thể hiện qua những kết quả Công ty đạt được trong thời gian gần đây, từ 1998 - 2001.
Bảng1: Kết quả tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh của PACKEXPORT. 1998 1999 2000 2001 Năm
Chỉ tiêu Giá trị Giá trị % 99/98 Giá trị % 00/99 Giá trị % 01/00 -Tổng DT (Tỷ.VNĐ) -X. khẩu (Tr.USD) -N. khẩu (Tr. USD) -Nộp NS (Tỷ.VNĐ) -Lợi nhuận (Tỷ.VNĐ) -Thu nhập bình quân 243,71 4,759 9,284 14,622 1,01 870.000 184,36 8,151 6,612 16,054 0,4 720.000 75,65 171,27 71,08 109,79 39,60 82,76 255,46 8,15 8,72 14,927 1,26 950.000 138,57 99,99 131,88 92,98 315 131,94 246,2 5,15 11,71 14,772 1,75 978.500 96,38 63,19 134,29 98,96 138,89 103
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 1998 - 1999 - 2000 - 2001.
Nhìn vào bảng 1 ta thấy trong 4 năm vừa qua hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty diễn ra theo chiều hướng thuận lợi. Tuy nhiên, nước ta là nước nằm trong khu vực Đông Nam Á nên không thể tránh khỏi bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ xảy ra vào cuối năm 1997 và tất nhiên Công ty XNK và kỹ
nguyên liệu từ nước ngoài để sản xuất và kinh doanh. Do đó, khi bị ảnh hưởng, tỷ giá VND/USD ngày càng tăng làm cho hoạt động nhập khẩu của Công ty trở nên khó khăn. Đồng thời hàng xuất khẩu khó khăn về giá cả trong nước và giá cả xuất khẩu. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty là hàng nông sản, mỹ nghệ nên có những mặt hàng không thể xuất khẩu được do tính chất thời vụ hàng năm. Nhưng nhìn chung hoạt động kinh doanh của công ty là có lãi.
Ngoài ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, năm 1999 do những nguyên nhân khách quan và chủ quan tác động vào làm giảm nhiều chỉ tiêu của Công ty, còn các năm khác các hoạt động của Công ty tăng đáng kể.
Doanh thu của Công ty tăng lên một cách đáng kể trong những năm gần đây. Năm 1998 Công ty đạt được tổng doanh thu là 243,71 tỷ đồng thì sang năm 1999 do bị ảnh hưởng muộn của cuộc khủng hoảng tổng doanh số của Công ty giảm 24,35% tức chỉ đạt 184,36 tỷ đồng. Nhưng ngay sau đó, Công ty đã nỗ lực cải thiện tình hình, chấn chỉnh lại quản lý và sản xuất nên sang năm 2000 doanh thu của Công ty đạt được 255,46 tỷ tăng 12,5% so với năm 1999. Năm 2001 do Công ty chú trọng vào công tác mở rộng thị trường trong và ngoài nước cho nên doanh thu năm này chỉ đạt 246,2 tỷ đồng giảm 3,62% so với năm 2000. Điều này cho thấy rằng sản phẩm của Công ty vẫn tăng và tiếp tục được thị trường chấp nhận, uy tín của Công ty ngày càng được tăng lên.
Hình 1: Doanh thu của Công ty từ 1998 - 2001
Tỷ đồng
300 255,46
246,2 250 243,71 184,36
150
1998 1999 2000 2001
Sở dĩ doanh thu bán hàng của Công ty tăng nhanh như vậy trong thời gian vừa qua do một số nguyên nhân sau:
- Do Công ty thực hiện được lượng xuất khẩu tương đối lớn trong khi tỷ giá USD/VNĐ tăng do doanh thu tăng.
- Công ty đã tích cực chủ động trong việc tổ chức đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm được cải thiện, hạ giá thành sản phẩm do đó hạ giá bán trên thị trường.
- Công ty đã tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trường thông qua việc mở rộng mạng lưới tiêu thụ: các chi nhánh, cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Đây vừa là đầu mối phân phối sản phẩm của Công ty vừa là nơi thu thập thông tin thị trường chuyển về Công ty. Điều này giúp cho Công ty nắm bắt kịp thời sự biến động của thị trường để từ đó có đối sách thích hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Tuy nhiên, sang năm 1999 Việt Nam mới bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, trong khi đó các nước đã chịu ảnh hưởng nay đang coá chiều hướng khôi phục lại như Thái Lan, Inđônêxia làm cho hàng xuất khẩu của ta bị cạnh tranh và giảm xuống. Hàng hoá trong nước thì ứ đọng, giá cả và thị trường biến động mạnh, do đó năm 99 là một năm kinh doanh vất vả của Công ty, làm cho doanh thu cũng như moi chỉ tiêu khác đều giảm đáng kể. Tuy nhiên, với tinh thần chủ đạo cao, Công ty đã dần khôi phục lại vào năm 2000, 2001 và đạt được nhiều chỉ tiêu cao hơn năm 99 nhưng vẫn chưa thể phục hồi lại được tình hình như năm 98.
Lợi nhuận là tiêu thức đánh giá chính xác kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Lợi nhuận càng cao thì doanh nghiệp càng có điều kiện tái đầu tư, mở rộng sản xuất. Có thể nói lợi nhuận vừa là mục tiêu vừa là động lực cho mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Sự tăng trưởng của lợi nhuận đã cho ta thấy khả năng kinh doanh của Công ty. Ngoài nguyên nhân khủng hoảng đã phân tích ở trên làm lợi nhuận của Công ty giảm mạnh thì nguyên nhân làm lợi nhuận của năm 1999, 2000, 2001 chưa tăng bằng năm 1998 là do gần đây, Công ty chú trọng vào công tác mở rộng thị trường và cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài mức chứ không phải lợi nhuận.
Tình hình nộp ngân sách phản ánh việc thực hiện nghĩa vụ công dân của Công ty đối với Nhà nước. Hầu hết các năm Công ty đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước. Năm 1998 là 14,622 tỷ đồng, năm 1999 mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực nhưng Công ty vẫn nộp đầy đủ ngân sách là 16,054 tỷ đồng tăng 9,79% so với năm 1998, năm 2000 nộp 14,927 tỷ đồng giảm 7,02% so với năm 1999, năm 2001 nộp 14,772 tỷ đồng giảm 1,04% so với năm trước.
Tiền tương của nhân viên trong Công ty cũng tăng hàng năm và hiện Công ty là một trong những doanh nghiệp có mức lương bình quân tương đối cao. Cụ thể, năm 1998 là 870.000đồng/ tháng, năm 1999 là720.000 đồng/ tháng, năm 2000 là 950.000đồng/ tháng, năm 2001 là 978.5 00 đồng/ tháng.
Phần trên là toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh mà Công ty thực hiện được từ năm 1998 đến năm 2001, nó cho ta thấy một khả năng nhất định và tiềm ẩn của Công ty trong công cuộc CNH - HĐH. Từ đó tìm ra được hướng đi đúng đắn nhằm đưa thành tích của Công ty cao hơn nữa.
Về tình hình sản xuất, Công ty cũng gặp không ít khó khăn. Năm 1998 các đơn vị sản xuất đạt 46,25 tỷ đồng đã thực hiện vượt 40% so với năm 1997.Tuy nhiên, từ đây sang năm 1999 trong bối cảnh về nhu cầu bao bì không tăng nhưng
lại có nhiều cơ sở sản xuất ra đời tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng tạo ra sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt với các đơn vị sản xuất của Công ty. Khách hàng bị phân tán xé nhỏ, giá bán ngày càng hạ thấp để tranh giành khách hàng làm cho hiệu quả sản xuất giảm. Mặt khác, do khủng hoảng trong nước chưa được khắc phục làm cho sản xuất hàng hoá trong nước chậm phát triển dẫn đến nhu cầu tiêu thụ cũng bị ảnh hưởng. Đồng thời ngoài những cơ sở mới, các đơn vị sản xuất hàng hoá cũng tự sản xuất bao bì tạo ra sự cung cấp khép kín trong nội bộ, số cơ sở sản xuất bao bì lại càng tăng lên trong khi nhu cầu tiêu thụ bao bì không đổi dẫn đến cạnh tranh quyết liệt đối với Công ty. Thị trường có chiều hướng thu hẹp làm cho các đơn vị sản xuất gặp nhiều khó khăn, hơn nữa giá cả vật tư biến động mạnh như sản xuất túi siêu thị hay việc thiết bị hư hỏng dẫn đến hiệu quả sản xuất và doanh số không đạt như ý muốn. Do cạnh tranh quyết liệt nên giá bán phải hạ hơn năm 1998 làm doanh số hiệu quả đạt thấp và chỉ đạt 29,7 tỷ đồng. Cho đến năm 2000, 2001 tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đã được cải thiện. Doanh số sản xuât của Công ty đạt 3 năm trước.
Như vậy, cho dù trong hoàn cảnh khó khăn và nhiều biến động nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn được khắc phục, phát triển và có lãi.