Nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, trách nhiệm của hệ thống chính trị cấp huyện và toàn dân về công tác tôn giáo

Một phần của tài liệu Vấn đề tôn giáo và thực hiện chính sách tôn giáo ở huyện nam đàn, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 42 - 44)

ĐÀN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.2.1.Nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, trách nhiệm của hệ thống chính trị cấp huyện và toàn dân về công tác tôn giáo

hệ thống chính trị cấp huyện và toàn dân về công tác tôn giáo

Thời gian qua, chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước đã đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của đa số đồng bào có đạo. Tuy nhiên, hoạt động tôn giáo ở huyện Nam Đàn hiện nay còn có một số biểu hiện phức tạp như: tổ chức sinh hoạt tôn giáo, in ấn tài liệu, lưu hành kinh sách, sử dụng đất đai, xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự không đúng quy định của pháp luật. Đây là vấn đề nhức nhối trên địa bàn huyện hiện nay nhưng chưa được giải quyết triệt để. Nguyên nhân để xảy ra tồn tại trên là do một số cấp ủy Đảng, chính quyền và cán bộ làm công tác tôn giáo huyện chưa nhận thức đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo nên chưa làm tốt công tác hướng dẫn, vận động và tuyên truyền, giáo dục các tín đồ, chức sắc tôn giáo thực hiện pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Hơn nữa, công tác vận động và tuyên truyền về chính sách tôn giáo đang đứng trước yêu cầu mới, nhằm đạt mục tiêu góp phần "tăng cường đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc", "giữ vững và tăng cường quan hệ giữa Đảng với nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc". Vì vậy, để nâng cao chất

lượng, hiệu quả công tác tôn giáo cần phải nâng cao nhận thức và phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể nhân dân trong vấn đề này.

Trước hết, phải nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo, nhân dân và các tín đồ tôn giáo trên địa bàn huyện.

Về phía các cơ quan ban ngành lãnh đạo cần phải nhận thức rằng tôn giáo là một hoạt động, một lĩnh vực phong phú, đa dạng và nhạy cảm. Cần quán triệt và nhất quán quan điểm: Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo. Chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa, nâng cao đời sống của đồng bào. Đồng bào theo đạo và các chức sắc tôn giáo có nghĩa vụ làm tròn trách nhiệm công dân đối với Tổ quốc, sống tốt đời đẹp đạo, phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hóa và đạo đức của tôn giáo, từng bước thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Nghiêm cấm lợi dụng vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ các dân tộc, xâm phạm an ninh quốc gia.

Cấp ủy, Đảng, chính quyền đảm bảo sinh hoạt tôn giáo bình thường, lành mạnh, hợp pháp, thường xuyên chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và nâng cao trình độ mọi mặt của nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào các tôn giáo. Vận động tín đồ, chức sắc, nhà tu hành thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh và xây dựng cuộc sống mới ở cơ sở, các khu dân cư.

Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quan điểm, chủ trương, chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là trong chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo. Trên cơ sở triển khai nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về tôn giáo, trong cán

bộ, đảng viên và nhân dân làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức rõ yêu cầu nhiệm vụ của công tác tôn giáo trong tình hình mới.

Giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước, làm cho các tôn giáo trên địa bàn gắn bó với quê hương, hăng hái thi đua xây dựng phát triển địa phương. Giữ gìn và phát huy truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh và nhớ ơn những người có công với tổ quốc, dân tộc và nhân dân.

Đối với các tín đồ tôn giáo: đồng bào có đạo được sinh hoạt tôn giáo bình thường, nghĩa là có nơi thờ tự và thực hiện nghi lễ tôn giáo, có kinh sách, đồ dùng trong việc đạo và có chức sắc hướng dẫn việc đạo làm cho đồng bào hiểu rõ chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước; làm cho mọi người phân biệt được tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tôn giáo vào mục đích kinh tế chính trị phục vụ cho ý đồ của các tổ chức cá nhân phản động. Từ đó nhân dân tự giác đấu tranh chống mọi âm mưu thủ đoạn lợi dụng tôn giáo làm hại đến lợi ích của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân.

Một phần của tài liệu Vấn đề tôn giáo và thực hiện chính sách tôn giáo ở huyện nam đàn, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 42 - 44)