Những quan điểm cơ bản trong thực hiện chính sách tôn giáo ở huyện Nam Đàn

Một phần của tài liệu Vấn đề tôn giáo và thực hiện chính sách tôn giáo ở huyện nam đàn, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 38 - 42)

ĐÀN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.1.Những quan điểm cơ bản trong thực hiện chính sách tôn giáo ở huyện Nam Đàn

huyện Nam Đàn

Xuất phát từ tình hình thực tiễn hoạt động tôn giáo tại huyện Nam Đàn, đồng thời quán triệt các nhận thức quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo và giải quyết vấn đề tôn giáo trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong những năm tới để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tôn giáo trên địa bàn huyện Nam Đàn, cần xác định những quan điểm cơ bản sau đây:

Một là, phải thường xuyên nắm tình hình thực tiễn hoạt động tôn giáo tại địa phương, nghiên cứu, tổng kết góp phần cung cấp những luận cứ khoa học cho việc xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách trước mắt và lâu dài đối với vấn đề tôn giáo tại địa phương.

Nam Đàn là huyện có đa tôn giáo tồn tại, tình hình tôn giáo luôn diễn biến phức tạp, đa dạng đòi hỏi các cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân thường xuyên có những chính sách, giải pháp phù hợp với thực tiễn hoạt động tôn giáo trên địa bàn. Vì vậy, đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo của huyện và cơ sở phải thường xuyên sâu sát cơ sở vùng giáo, nắm tình hình thực tiễn, tổng hợp, phân tích và rút kinh nghiệm, hiệu quả của các giải pháp đã được thực hiện đối với tôn giáo trên địa bàn, từ đó cung cấp những thông tin, luận điểm, luận chứng khoa học để các nhà khoa học, các nhà chính sách có căn cứ đề xuất những chính sách mới phù hợp với diễn biến thực tiễn của tôn giáo.

Hai là, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng bộ đối với công tác tôn giáo; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền trên lĩnh vực tôn giáo; tăng cường vai trò của Mặt trận và các đoàn thể các cấp trong công tác vận động tín đồ, chức sắc tôn giáo.

Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, quyền sinh hoạt tôn giáo theo đúng pháp luật. Thực hiện chính sách tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo, trong tình hình hiện nay, trước sự diễn biến phức tạp của hoạt động tôn giáo trong nước cũng như thế giới, Đảng cần phải đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao vai trò lãnh đạo thông qua các chủ trương, nghị quyết, chính sách đối với vấn đề tôn giáo phù hợp với từng thời kỳ, giai đoạn cách mạng; nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình thông qua chính sách để tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, các phòng ban chức năng tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động tôn giáo; Mặt trận và các đoàn thể có nhiệm vụ vận động tín đồ và các chức sắc tôn giáo tuyên truyền các tín đồ xây dựng cuộc sống "tốt đời, đẹp đạo".

Ba là, kiện toàn, tổ chức chặt chẽ đội ngũ làm công tác tôn giáo của cả hệ thống chính trị; đồng thời có giải pháp nâng cao trình độ và chính sách ưu đãi cho đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo.

Giải quyết các vấn đề tôn giáo cần phải có đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo có đức, có tài và có nghệ thuật trong công tác tôn giáo. Trên cơ sở đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo đã có, huyện cần kiện toàn, bổ sung, tổ chức chặt chẽ đội ngũ làm công tác tôn giáo của cả hệ thống chính trị; hàng năm huyện phải cử cán bộ đi tập huấn ở tỉnh hoặc mời cán bộ có kinh nghiệm làm công tác tôn giáo về tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo huyện để nâng cao trình độ, nhận thức và trách nhiệm của cán bộ làm công tác tôn giáo, đồng thời phải có chính sách ưu đãi để đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo thực sự yên tâm công tác và hết lòng vì công việc.

Bốn là, thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, quyền sinh hoạt tôn giáo theo đúng pháp luật.

Đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng là chính sách nhất quán của Đảng và nhà nước ta. Quyền tự do tín ngưỡng, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật của người dân nói chung và đồng bào theo tôn giáo nói riêng được thể hiện cụ thể trong nhiều văn bản pháp quy. Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực từ ngày 15/11/2004 đã thể chế đường lối, chủ trương của Đảng và nhà nước Việt Nam. Mọi công dân, không phân biệt có hoặc không có tín ngưỡng, tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền theo hay không theo tôn giáo nào, được bày tỏ đức tin của mình, được thực hành các nghi lễ thờ cúng, cầu nguyện và tham gia các hình thức sinh hoạt phục vụ lễ nghi tôn giáo, học tập giáo lý, đạo đức tôn giáo ... Nhà nước đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bảo hộ cơ sở vật chất, tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo như Chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất, điện, đền... cơ sở của tôn giáo, trường lớp tôn giáo và kinh bổn, đồ dùng thờ cúng của tín ngưỡng, tôn giáo. Vì vậy, thực hiện chính sách tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo và có sự tham gia hưởng ứng của toàn dân. Sự tác động đồng bộ của các cấp, các ngành, mà tập trung vẫn là công tác vận động tuyên truyền để nâng cao nhận thức của các tín đồ và chức sắc.

Năm là, hoạt động tôn giáo và công tác tôn giáo trong giai đoạn mới phải nhằm: "tăng cường đoàn kết đồng bào tôn giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước". Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của nhà nước để chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia.

Tăng cường khối đại đoàn kết là nhiệm vụ trọng tâm và lâu dài của công tác tôn giáo. Bởi đoàn kết không chỉ là truyền thống quý báu được hun đúc từ mấy ngàn năm của dân tộc ta. Nó không chỉ có ý nghĩa sống còn, quyết định sự thành bại của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo sức mạnh dân tộc và tôn giáo. Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, người đã dày công vun đắp khối đại đoàn kết toàn dân từng nhắc nhủ: "Đại đoàn kết là một lực lượng rất thắng", riêng đối với công tác tôn giáo người đã nhiều lần nhấn mạnh: lương - giáo đoàn kết, toàn dân đoàn kết, cả nước một lòng nhân dân ta nhất định thắng lợi. Đoàn kết lương giáo là đoàn kết giữa đồng bào không theo tôn giáo và đồng bào theo tôn giáo, đoàn kết giữa đồng bào tôn giáo với nhau trong một khối đại đoàn kết dân tộc, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu của Đảng và nhà nước. Để củng cố, tăng cường đoàn kết tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân trong điều kiện mới, trong những năm qua, huyện Nam Đàn đã có nhiều quan điểm, biện pháp và các hình thức tập hợp đa dạng. Phát huy mặt tích cực, hạn chế những tiêu cực trong đời sống của đồng bào theo tôn giáo, cố gắng tìm cách gần gũi để hiểu đời sống của họ để tìm điểm tương đồng và thống nhất quan điểm để tăng cường, củng cố khối đại đoàn kết.

Sáu là, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng, động viên đồng bào theo tôn giáo nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh thông qua việc thực hiện tốt các chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đảm bảo lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung và đồng bào công giáo nói riêng. Với phương châm vận động là nắm vững quan điểm, tích cực đối thoại, nhạy cảm ứng xử, thận trọng, bình tĩnh, xuyên suốt, tránh ồn ào, áp đặt mệnh lệnh.

Bảy là, đẩy mạnh các hoạt động sống "tốt đời, đẹp đạo" trong đồng bào theo tôn giáo nhằm phát huy quyền dân chủ của nhân dân trong việc tham gia các chính sách và thực hiện pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo cũng như nắm bắt diễn biến tư tưởng, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo gây mất trật tự, an toàn xã hội và an ninh nông thôn góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương.

Một phần của tài liệu Vấn đề tôn giáo và thực hiện chính sách tôn giáo ở huyện nam đàn, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 38 - 42)