Tình hình tôn giáo ở huyện Nam Đàn

Một phần của tài liệu Vấn đề tôn giáo và thực hiện chính sách tôn giáo ở huyện nam đàn, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 26 - 32)

Khái quát chung về huyện Nam Đàn

Nam Đàn là huyện đồng bằng nửa đồi núi. Kéo dài từ 18034’ đến 18047’ vĩ bắc và trải rộng từ 105024’ đến 105037’ kinh đông, diện tích 293,93 km2 , trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm 48%, còn nữa là đất lâm nghiệp và đồi núi, ao hồ. Phía đông giáp huyện Hưng Nguyên và huyện Nghi Lộc, phía tây giáp huyện Thanh Chương, phía bắc giáp huyện Đô Lương, phía nam giáp huyện Hương Sơn và huyện Đức Thọ thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Huyện có 23 xã và 1 thị trấn, trung tâm huyện lị cách Thành phố Vinh 20km. Dân số 159433 người, mật độ dân số 542 người/km2, chỉ có dân tộc kinh sinh sống.

Hiện nay, hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc của huyện đã khá hoàn chỉnh và đồng bộ. Y tế, văn hóa, giáo dục được đầu tư phát triển khá. Nhìn chung đời sống vật chất của người dân được nâng lên đáng kể.

Nam Đàn là vùng đất địa linh nhân kiệt, có truyền thống cách mạng lâu đời. Nơi đây đã sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt trong lịch sử dân tộc và danh nhân như Mai Thúc Loan, Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh. Nam Đàn cũng là quê hương của 38 vị đại khoa Việt Nam như: Đình Nguyên, Thám Hoa Nguyễn Đức Đạt; Thám hoa Nguyễn Văn Giao đời Nguyễn; Đình nguyên Tiến sĩ Vương Hữu Phu (khoa Canh Tuất - 1910); cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc… Nơi đây được Mai Thúc Loan chọn làm nơi khởi nghĩa chống giặc nhà Đường, sau đó vua Mai Thúc Loan đóng đô tại thành Vạn An (xã Vân Diên

ngày nay). Đặc biệt là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Trong kháng chiến cứu nước của dân tộc, Nam Đàn là một trong những cái nôi của cách mạng Việt Nam, nổi tiếng như phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh...

Với đặc điểm như vậy nên Nam Đàn ngày nay tồn tại nhiều đền, chùa thờ cúng, ghi công các vị anh hùng dân tộc như Khu Di tích lịch sử và nhà thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, Khu mộ và Đền thờ Vua Mai Hắc Đế tại Thị Trấn, Vân Diên, Chùa Đại Tuệ, Chùa Viên Quang ...

Với những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội như đã trình bày, huyện Nam Đàn đã có những chính sách thiết thực và cụ thể đang ngày càng phát huy những nét đặc sắc trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo làm phong phú thêm truyền thống văn hóa bản sắc dân tộc của địa phương.

Tình hình tôn giáo ở huyện Nam Đàn

Theo số liệu thống kê, huyện Nam Đàn có 3 tôn giáo chính là Công giáo, Đạo Tin lành, Đạo Phật.

Về Đạo Công giáo: là tôn giáo chủ yếu ở huyện Nam Đàn với 12 xã và 1 thị trấn có đồng bào công giáo sinh sống. Tổng số hộ là 2.975 với 14021 người, chiếm 8,6 % dân số toàn huyện. Có 62/330 xóm có giáo dân, trong đó: có 20 xóm là giáo toàn tòng và 1 xã giáo toàn tòng (xã Nam Lộc). Có 1 giáo hạt, 5 giáo xứ và 19 họ đạo. Có 2 Tu viện thuộc dòng mến Thánh Giá là Quy Chính và Vạn Lộc, gần 200 tu sỹ và 55 nữ sinh tập tu. Ngoài ra còn có 1 sở dòng Bác Ái ở xã Vân Diên do linh mục Nguyễn Đăng Điền lập ra đã hơn 10 năm, đến nay vẫn chưa được công nhận tư cách pháp nhân nhưng vẫn hoạt động.

Danh sách các cơ sở của công giáo trên địa bàn huyện (do Ban Dân vận Huyện ủy Nam Đàn thống kê năm 2010), gồm:

1. Giáo xứ Vạn Lộc, xã Nam Lộc 2. Giáo xứ Quy Chính, xã Vân Diên

3. Giáo xứ Thượng Nậm, xã Hồng Long 4. Giáo xứ Trang Đen, xã Nam Hưng 5. Giáo xứ Yên Lạc, xã Nam Lĩnh Các giáo họ gồm:

Đối với các giáo họ nhà xứ:

1. Giáo họ Vạn Lộc gắn với xứ Vạn Lộc, xã Nam Lộc. Phân bố trên địa bàn 7 xóm từ xóm 1 đến xóm 7 đều là giáo toàn tòng có 1028 hộ với 4923 nhân khẩu.

2. Giáo họ Quy Chính gắn với giáo xứ Quy Chính, xã Vân Diên. Phân bố trên địa bàn 2 xóm Quy Chính 1 và Quy Chính 2 đều là giáo toàn tòng. Tổng số hộ giáo dân là 273 hộ với 1173 nhân khẩu.

3. Giáo họ Thượng Nậm gắn với giáo xứ Thượng Nậm, xã Hồng Long, bao gồm các xóm 3,4,5,6,9, xóm giáo toàn tòng là xóm 3 và xóm 4. Tổng số hộ là 200 với 981 giáo dân.

4. Giáo họ Trang Đen gắn với Giáo xứ Trang Đen, xã Nam Hưng. Phân bổ trên địa bàn 2 xóm giáo toàn tòng là xóm Hồng Lĩnh và xóm Hồng Lam, có 156 hộ với 980 khẩu.

5. Giáo họ Yên Lạc gắn với giáo xứ Yên Lạc, xã Nam Lĩnh. Có 185 hộ với 766 khẩu. Xóm 3 là xóm giáo toàn tòng.

* Các giáo họ khác, gồm:

1. Giáo họ Đặng Phúc, thuộc giáo xứ Vạn Lộc, xã Nam Lộc 2. Giáo họ Trung Sơn, thuộc giáo xứ Vạn Lộc, xã Nam Lộc 3. Giáo họ Thanh Khoa xã Nam Tân, thuộc giáo xứ Vạn Lộc 4. Giáo họ Nhật Quang, thuộc giáo xứ Quy Chính xã Vân Diên 5. Giáo họ Đan Nhiệm, thuộc giáo xứ Quy Chính, xã Vân Diên. 6. Giáo họ Đông Quy, thuộc giáo xứ Quy Chính, xã Vân Diên 7. Giáo họ Ngọc Thôn, thuộc giáo xứ Thượng Nậm, xã Hồng Long 8. Giáo họ Xuân Lâm, xã Xuân Lâm, thuộc giáo xứ Thượng Nậm

9. Giáo họ Trang Thọ, xã Hùng Tiến, thuộc giáo xứ Thượng Nậm 10. Giáo họ Trang Bồn, thuộc giáo xứ Trang Đen, xã Nam Hưng 11. Giáo họ Tân Nghĩa, xã Nam Nghĩa, thuộc giáo xứ Trang Đen

12. Giáo họ Xuân Liễu, xã Nam Xuân thuộc giáo xứ Yên Lạc, xã Nam Lĩnh.

13. Giáo họ Xuân Hồ, xã Xuân Hòa, thuộc giáo xứ Yên Lạc.

14. Giáo họ Yên Lĩnh xã Nam Kim, Nam Đàn, Nghệ An trực thuộc giáo xứ Thọ Ninh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Đại đa số đồng bào công giáo đều có thái độ tích cực trong việc đạo, việc đời, thực hành kính chúa yêu nước góp phần xây dựng quê hương giàu mạnh, mong muốn được sinh hoạt tôn giáo một cách bình thường. Một số linh mục và chức việc đã có thái độ tích cực hợp tác với chính quyền và báo cáo các nội dung hoạt động tôn giáo của mình. Nhìn chung tình hình đạo Công giáo trên địa bàn huyện Nam Đàn tương đối ổn định.

Về hạn chế: Trong hoạt động công giáo vẫn còn diễn ra một số biểu hiện thiếu lành mạnh, thậm chí còn có nơi vi phạm pháp luật như:

Một số linh mục trẻ thường có thái độ bất hợp tác, lợi dụng tự do ngôn luận, trong rao giảng nói xấu Đảng, chính quyền gây mất đoàn kết lương giáo. Thậm chí có hành vi ngăn cản công dân thực hiện bổn phận đối với đất nước, ngăn cấm quần chúng vào Đảng, cô lập đảng viên gốc giáo ... xúi dục đồng bào giáo dân di chuyển vào Quảng Bình tham gia gây rối ở tháp chuông Tam Tòa với con số lên tới hàng trăm người.

Trong quá trình giải phóng mặt bằng để làm đường ven Sông Lam, linh mục Nguyễn Ngọc Nam và một số giáo dân xứ Thượng Nậm (xã Hồng Long) đã có thái độ ngăn cản, gây khó khăn cho công tác thi công công trình từ năm 2007 đến nay.

Giáo hội công giáo ngày càng muốn phô trương thanh thế, tổ chức sinh hoạt và rước ngoài khuôn viên nhiều hơn, ngoài các hội đoàn phục vụ lễ nghi

thì ngày càng có nhiều hội đoàn hoạt động như: Hội phụ huynh gia trưởng, Hội phụ nữ bác ái, Hội con đức mẹ, Hội thanh niên, sinh viên công giáo ... Một số xóm giáo ở xã Nam Lộc, trong sinh hoạt xóm các Hội này muốn lấn lướt các đoàn thể. Từ đầu năm 2009 các xứ, họ bắt đầu tổ chức các nhóm đọc kinh tại các gia đình vào ban đêm và các ngày không có lễ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về đất đai, giáo hội Công giáo tỏ rõ ý đồ muốn mở rộng khuôn viên nhà thờ, đòi lại đất bằng nhiều cách nhưng không thành như:

Đến nay, có 2 cơ sở chưa nhận Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất để xin thêm đất như giáo xứ Quy Chính (xã Vân Diên), giáo họ Tân Nghĩa (xã Nam Nghĩa).

Tại xứ Trang Đen (xã Nam Hưng) có 3 hộ giáo dân hiến đất 3700 m2

đất, giáo xứ tự ý phá tường rào nới rộng khuôn viên mà không xin phép chính quyền.

Tại giáo xứ Nam Lộc, linh mục thường xuyên yêu cầu giáo dân đóng góp xây lễ đài và tường bao tại nghĩa địa Vạn Lộc mà không xin phép chính quyền.

Về việc xin tách họ Đạo: tại xóm Đông Tiến xã Vân Diên, tháng 5/2007 giáo dân xin được 1 ngôi nhà gỗ 5 gian ở Hà Tĩnh đưa về dựng trong vườn Ông Lê Văn Tam và trình bày với chính quyền là làm nhà cho ông Tam ở. Nhưng sau đó đã tu sửa làm nơi sinh hoạt tôn giáo. Và Ông Tam đã có đơn hiến đất cho giáo hội, chính quyền đã lập hồ sơ đề nghị UBND tỉnh cho thành lập Họ Đạo mới (Họ Đông Quy).

Với những biểu hiện không lành mạnh, vi phạm pháp luật của một số linh mục và giáo dân công giáo, tình hình sinh hoạt tôn giáo của đồng bào công giáo tiềm ẩn những nguy cơ gấy mất đoàn kết lương giáo, an ninh tôn giáo và an ninh chính trị trên địa bàn huyện Nam Đàn.

Về Đạo Tin Lành: Mới du nhập vào địa bàn huyện từ khoảng từ năm 2005 đến nay. Trên địa bàn huyện có 2 nhóm đạo tin lành chưa được chính

quyền công nhận ở xã Nam Lĩnh và xã Khánh Sơn. Hai nhóm này đã có nhiều hoạt động truyền đạo trái phép. Mặc dầu hai nhóm này đã viết đơn xin chứng nhận điểm nhóm để sinh hoạt truyền giáo nhưng không chứng minh được số lượng tín đồ và các chứng chỉ cần thiết của hệ phái nên chính quyền không giải quyết, nhưng họ vẫn sinh hoạt tại gia và đã viết đơn gửi Hội Thánh truyền giảng phúc âm tại Thành Phố Hồ Chí Minh để họ can thiệp.

Về Phật giáo: theo khảo sát toàn huyện có hơn 50 ngôi chùa lớn nhỏ, nhưng chỉ có 11 ngôi còn dấu tích và có các hoạt động tâm linh. Đến tháng 10/2010 UBND tỉnh Nghệ An đã công nhận phục hồi hoạt động tôn giáo tại 4 ngôi chùa (Chùa Đại Tuệ xã Nam Anh, Chùa Viên Quang xã Nam Thanh, Chùa Vĩnh Phúc xã Nam Xuân, Chùa Xuân Long xã Khánh Sơn) và chấp nhận một vị Thượng tọa (Thích Thọ Lạc) về trụ trì chùa Đại Tuệ, xã Nam Anh. Tín đồ phật giáo trên địa bàn huyện gồm các tăng ni phật tử trong huyện và ngoài huyện đến thắp hương, cúng bái, niệm phật trên địa bàn huyện khoảng 3300 tín đồ. Các hoạt động nổi bật của Phật giáo đáng chú ý là:

Tuần lễ Phật Đản từ 8/4 đến 15/4 âm lịch hàng năm thu hút đông đảo hàng ngàn tín đồ, khách thập phương từ khắp nơi về tham dự tại các chùa Đức Sơn (xã Vân Diên), chùa Đại Tuệ xã Nam Anh là nơi quy tụ đông đảo tín đồ phật giáo nhất. Vào các ngày rằm, ngày lễ tết có rất nhiều tín đồ phật giáo khắp nơi đến thắp hương cầu khấn tại các chùa, đền thờ tại địa bàn huyện.

Phong trào phục hồi sinh hoạt phật giáo ngày càng phát triển, các nhà tu hành từ nhiều chùa trong cả nước đã có nhiều hoạt động từ thiện và truyền đạo tại địa phương. Số lượng phật tử quy y ngày càng đông. Nhìn chung các hoạt động Phật sự trên địa bàn diễn ra bình thường và tôn trọng chính quyền địa phương, song vẫn còn hiện tượng chưa đoàn kết giữa các nhóm phật tử ở một số chùa.

Một phần của tài liệu Vấn đề tôn giáo và thực hiện chính sách tôn giáo ở huyện nam đàn, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 26 - 32)