2.2.TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT Ở công ty

Một phần của tài liệu kế toán chi phí SX và tính giá thành SP tại cty cổ phần tư vấn và xây dựng DTS Ngọc Trung (Trang 29 - 35)

MÔ HÌNH TỔ CHÚC BỘ MÁY CÔNG TY

2.2.TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT Ở công ty

PHÍ SẢN XUẤT Ở công ty

2.2.1.Đặc điểm chi phí sản xuất ở công ty

Để đảm bảo tính thống nhất, công ty thực hiện hạch toán chi phí theo quy định của chế độ kế toán tài chính hiện hành. Công ty tính chi phí theo 4 khoản mục đó là: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung.

Những chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp không hạch toán vào giá thành sản phẩm mà hạch toán vào TK641, TK642 cuối kỳ kết chuyển sang

Chứng từ gốc Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh

TK911. Những khoản chi phí khác như chi phí đầu tư, chi phí hoạt động tài chính... không hạch toán vào chi phí sản xuất và không tính giá thành.

2.2.2.Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh ở công ty

Ở công ty, chi phí sản xuất được phân loại theo mục đích, công dụng kinh tế của chi phí. Chi phí sản xuất được chia thành các khoản sau:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm chi phí nguyên vật chính, vật liệu phụ…

+ Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp xây dựng, tiền công thuê lao động hợp đồng thời vụ, tiền lương và các khoản phụ cấp của công nhân vận hành máy thi công.

+ Chi phí sử dụng máy thi công: bao gồm chi phí nhiên liệu cho máy chạy, chi phí thuê ngoài của máy móc, tiền lương của công nhân lái máy và phụ máy…

+ Chi phí sản xuất chung: bao gồm các chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất ở các tổ đội công trình và các khoản trích theo lương như: BHYT, BHXH, KPCĐ, BHTN.

2.2.3.Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất của công ty * Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán chi phí ở công ty.

Xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm xây dựng cơ bản, mỗi công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công tới khi hoàn thành bàn giao đều được mở riêng các sổ kế toán chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh cho công trình, hạng mục công trình đó. Như vậy, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là từng công trình, hạng mục công trình và được theo dõi trong từng sổ kế toán chi tiết.

* Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

Công ty tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp trực tiếp. Tức là chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến đối tượng nào có thể xác định được thì tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó.

2.2.4.Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí NVL trực tiếp là toàn bộ chi phí về NVL chính, phụ, nhiên liệu… tham gia trực tiếp vào xây dựng công trình và hạng mục công trình. Chi phí NVL trực tiếp là một phần nhân tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Đặc biệt trong các doanh nghiệp xây lắp đây là bộ phận chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành của

các công trình, hạng mục công trình, thông thường khoảng 60% - 70%. Do đó, việc quản lý NVL sao cho có hiệu quả, giảm chi phí NVL nhưng vẫn đảm bảo chất lượng thi công của các công trình là rất cần thiết. Tại công ty thì nguyên vật liệu để cấu thành nên sản phẩm xây lắp gồm:

- Vật liệu chính: ống thép, que hàn, ốc vít, xi măng, gạch, đá… - Vật liệu phụ: sơn, phụ gia, bê tông, vôi…

- Nhiên liệu: dầu diezen, khí đốt,… - Và các vật liệu khác

Mỗi loại NVL rất đa dạng, nhiều chủng loại. Ví dụ như thép có thép cuốn, thép buộc, thép tấm, thép hình gai… NVL đưa vào thi công phù họp với yêu cầu kỹ thuật. Việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu được tập hợp theo từng công trình, hạng mục công trình và được thực hiện ở từng đội xây dựng.

Do đặc điểm xây lắp của công ty là “ khoán gọn” cho các đội xây dựng nên công tác thu mua NVL cho các công trình chủ yếu do các đội trực tiếp thực hiện. Mặt khác, NVL thi công thường đa dạng, khối lượng lớn, không tiện lưu kho bãi nên NVL chủ yếu mua theo dự toán thi công và được xuất thẳng từ kho người bán đến chân công trình. Do đó, NVL thi công được tính:

Nguyên tắc hạch toán NVL của công ty: Những NVL sử dụng trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình nào phải tính trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình đó trên cơ sở chứng từ gốc theo số lượng thực tế đã sử dụng.

Chứng từ sử dụng để hạch toán chi phí NVL trực tiếp gồm: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT…

Giá nguyên vật liệu phục vụ thi công

= Giá mua ghi trên hóa đơn +

Chi phí thu mua +

Chi phí vận chuyển, bốc dỡ

Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng TK 621” chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” và mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do đặc điểm của công ty xây lắp, công ty tiến hành thực hiện thi công nhiều công trình vào cùng một thời điểm, nên để cụ thể hóa công tác tập hợp chi phí và tính giá thành của công ty em chọn trong bài báo cáo của mình một công trình cụ thể là công ty cổ phần tư vấn và xây dựng DTS Ngọc Trung

* Trình tự hạch toán

Đội căn cứ bào nhiệm vụ sản xuất thi công để tinh toán lượng vật tư cần thiết cho đội sản xuất. Khi có nhu cầu thi công sản xuất thì đội làm giấy xin tạm ứng (theo mẫu) để mua vật tư, có xác nhận của đội trưởng, kỹ thuật viên và gửi về ban kế hoạch – kỹ thuật. Ban Kế hoạch – kỹ thuật sau khi xem xét thấy hợp lý sẽ chuyển sang ban kế toán. Sau khi nhận được tiền, cán bộ cung ứng vật tư của đội tiến hành đi thu mua vật tư. Sau khi vật tư đến chân công trình, nhân viên kế toán đội, thủ kho công trình, kỹ thuật xây dựng tiến hành kiểm nghiệm số lượng và chất lượng vật tư và lập phiếu nhập kho( mẫu 2.1).Phiếu nhập kho được lập làm hai liên. Một liên thủ kho giữ làm căn cứ ghi vào thẻ kho, còn một liên gửi cho kế toán đội cùng với hóa đơn để ghi sổ kế toán

Mẫu 2.1: Phiếu nhập kho Mẫu số:01-VT (Theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ) PHIẾU NHẬP KHO Ngày 15 tháng 11 năm 2011 Nợ TK 152 Số: 105 Có TK 331

Họ và tên người giao hàng: Nguyễn Văn Hùng Nhập tại kho: công trình thanh hóa

STT Tên, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất VT Mã số Đ V T Số lượng

Đơn giá Thành tiền Theo CT Thực

nhập

01 Sắtφ 16 kg 1000 1000 13.181,82 13.181.820

02 Sắt φ18 kg 550 550 13.181,82 7.250.001

Cộng 20.431.821

Cộng thành tiền(viết bằng chữ): hai mươi triệu bốn trăm ba mươi mốt nghìn tám trăm hai một đồng.

Số chứng từ gốc : 01 chứng từ HĐ GTGT số 0089047

Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Giám đốc

Do đặc điểm của ngành xây lắp nên việc nhập kho này chỉ mang tính hình thức. Kế toán đội lại tiến hành ghi phiếu xuất kho ngay cho số NVL đã thu mua và ghi vào thẻ kho. Số NVL này được đưa vào sử dụng ngay. Phiếu xuất kho (mẫu 2.2) được kỹ thuật công trình lập căn cứ theo yêu cầu, tiến độ thi công công trình. Phiếu xuất kho được đội trưởng công trình kiểm tra,ký và thủ kho tiến hành xuất vật tư, cân đong đo đếm đúng số lượng, chủng loại. Phiếu xuất kho được lập làm 2 liên.. Vì ở công trình nào thì công trình đó mua nguyên vật liệu nên giá cả thực tế nguyên vật liệu được

nhân viên kinh tế đội nắm rất vững và có thể lắp giá thành một cách chính xác vào phiếu nhập kho và phiếu xuất kho. Cuối tháng, căn cứ vào phiếu nhập, phiếu xuất kho nguyên vật liệu, kế toán lập bảng kê nhập, xuất nguyên vật liệu chi tiết cho từng công trình ( mẫu 2.2,2.3).

Hiện nay, công ty áp dụng phương pháp nhập trước, xuất trước để xác định trị giá nguyên vật liệu xuất kho. Theo phương pháp này, giả thiết số vật tư nào nhập trước thì xuất trước và lấy giá thực tế của lần đó là giá của vật tư xuất kho.

Một phần của tài liệu kế toán chi phí SX và tính giá thành SP tại cty cổ phần tư vấn và xây dựng DTS Ngọc Trung (Trang 29 - 35)