THỬ NGHIỆM NỒI HƠI 1 Thử thuỷ lực nồi hơ

Một phần của tài liệu Tài liệu THIẾT BỊ ĐỘNG LỰC HƠI NƯỚC - Phần 1 doc (Trang 96)

1. Thử thuỷ lực nồi hơi

Sau khi chế tạo, lắp đặt nồi hơi trên tàu thuỷ, sau khi sửa chữa vừa và lớn nồi hơi đều phải tiến hành thử thuỷ lực nồi hơi, để kiểm tra độ kín, độ bền của nồi hơi.

Điều kiện tiến hành thử thuỷ lực nồi hơi:

− Thử thuỷ lực được tiến hành sau khi đã kiểm tra kỹ bên trong nồi hơi.

− Khi thử thuỷ lực không được ép van an toàn, mà phải tháo van an toàn ra và bịt kín lại.

− Khi cho nước vào thì van thoát khí mở để xả hết không khí ra khỏi nồi hơi.

− Kiểm tra áp suất bằng 2 áp kế.

− Bơm tạo áp lực phải đảm bảo nâng áp suất lên từ từ.

− Chung quanh khoang thử phải yên tĩnh.

− Trong thời gian duy trì áp suất thử, không được phép bơm.

− Nếu khi thử có phát hiện ra xì, dò, hỏng hóc thì phải ngừng thử, tháo nước ra khỏi nồi hơi và khắc phục xong các hư hỏng mới tiến hành thử lại.

Áp suất thử thuỷ lực nồi hơi do đăng kiểm quy định, thông thường áp suất thử bằng:

Với nồi hơi có PN < 5 kG/cm2, áp suất thử Pt = 2 PN [kG/cm2].

Với nồi hơi có 5 kG/cm2 < PN < 20 kG/cm2, áp suất thử Pt = PN + 5 [kG/cm2].

Với nồi hơi có PN > 20 kG/cm2, áp suất thử Pt = 1,25 PN [kG/cm2].

Thời gian thử không quá 5 phút.

Nồi hơi sau khi sửa chữa lớn, hoặc sau khi dừng làm việc lâu hơn 2 năm,

khoang nồi hơi bị cháy, ống nồi hơi bị nứt, bị mục rỉ nghiêm trọng cần phải kiểm tra đặc biệt nồi hơi (kiểm tra không định kỳ). Dựa vào kết quả kiểm tra, Đăng kiểm cho phép nồi hơi làm việc bình thường hoặc yêu cầu hạ áp suất làm việc cho phép của nồi hơi, rút ngắn thời gian kiểm tra của nồi hơi lần sau v.v….

2. Thử nóng nồi hơi

Sau khi thử thuỷ lực nồi hơi, ta tiến hành thử nóng nồi hơi. Khi thử nóng nồi hơi ta tiến hành đốt lò và duy trì áp suất làm việc của nồi hơi trong thời gian 8÷24h, để tiếp tục theo dõi, kiểm tra tỷ mỷ nồi hơi.

Một phần của tài liệu Tài liệu THIẾT BỊ ĐỘNG LỰC HƠI NƯỚC - Phần 1 doc (Trang 96)