Các yếu tố ảnh hưởng đến tuần hoàn của nồi hơ

Một phần của tài liệu Tài liệu THIẾT BỊ ĐỘNG LỰC HƠI NƯỚC - Phần 1 doc (Trang 60 - 62)

I. TUẦN HOÀN TỰ NHIÊN TRONG NỒI HƠ

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuần hoàn của nồi hơ

a. Ảnh hưởng của áp suất nồi hơi

Khi áp suất càng cao, chênh lệch tỷ trọng giữa nước γn và hỗn hợp nước - hơi

γhh càng nhỏ, cột áp động Pd giảm đi, tuần hoàn của nước trong nồi hơi kém hơn, vì vậy nồi hơi áp suất cao thường có tuần hoàn cưỡng bức.

b. Ảnh hưởng của độ dốc ống

Hình 2.38 thể hiện ảnh hưởng của độ dốc ống đến tuần hoàn của nồi hơi. Ơ đây ta có:

F - lực nâng.

Lực nâng F được phân tích thành các lực thành phần: F1 và F2.

F1 là lực thành phần có ích tạo nên mạch tuần hoàn của nước trong nồi hơi. F1 = F. sinα

Từ biểu thức này ta thấy, khi ∝ càng nhỏ (độ nghiêng của ống càng nhỏ), sin∝

giảm, do đó lực hữu ích F1 càng nhỏ, tuần hoàn của nước trong nồi hơi càng kém.

Vì vậy nồi hơi ống nước mằm có tuần hoàn kém hơn nồi hơi ống nước đứng. Trong thực tế nồi hơi cao áp thường là các nồi hơi ống nước đứng.

Hình 2.38. ảnh hưởng của độ dốc ống đến tuần hoàn của nồi hơi c. Ảnh hưởng của kích thước, kiểu cấu tạo và bố trí của các mạch tuần hoàn

− Các ống nước sôi ở sát cạnh buồng đốt, có đường kính lớn hơn các lớp ống ở phía sau, vì các ống này nhận được nhiều nhiệt hơn, ống lớn hơn sẽ làm cho lưu lượng nước chảy qua làm mát nhiều hơn, nhưng nếu đường kính ống lớn quá sẽ gây ra hiện tượng nước- hơi phân lớp, phá huỷ tuần hoàn, nhất là ở những nồi hơi ống nước nằm,

− Độ cong của ống, vị trí của ống lắp trên bầu nồi, cách ghép của các ống cũng có ảnh hưởng đến tuần hoàn của nước trong nồi hơi. Độ cong của ống càng lớn, tổn thất càng cao, tuần hoàn càng kém,

− Để đảm bảo ống không bị cháy hỏng, các ống lên thường được nối với khoang nước của bầu trên (bầu nước-hơi),

− Mạch tuần hoàn đơn giản có tuần hoàn đảm bảo hơn mạch tuần hoàn phức tạp.

Tuần hoàn của nước có thể bị phá huỷ khi nhẹ tải, khi quá tải, và nhất là khi tải thay đổi. Khi tải thay đổi nhiệt lượng và lưu lượng của mạch tuần hoàn của các ống bị phân bố lại, khi phân bố không thích hợp thì có thể phát sinh ra dừng chảy, chảy ngược, bốc hơi trong ống xuống làm tuần hoàn của nồi hơi bị phá vỡ.

e. Ảnh hưởng của việc sử dụng và coi sóc nồi hơi

Nước cấp có chất lượng sấu, lọc không kỹ, coi sóc nồi hơi không theo đúng chỉ dẫn các ống sẽ đóng nhiều cáu cặn, làm tăng sức cản và nhiệt trở của ống, làm tuần hoàn của nồi hơi bị phá vỡ.

II. CÁC HIỆN TƯỢNG PHÁ HUỶ TUẦN HOÀN

Một phần của tài liệu Tài liệu THIẾT BỊ ĐỘNG LỰC HƠI NƯỚC - Phần 1 doc (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w