BỘ THỔI MUỘ

Một phần của tài liệu Tài liệu THIẾT BỊ ĐỘNG LỰC HƠI NƯỚC - Phần 1 doc (Trang 29 - 31)

Trong quá trình khai thác nồi hơi, trên bề mặt hấp nhiệt của nồi hơi thường đóng các muội bẩn, làm giảm hệ số truyền nhiệt của các bề mặt trao đổi nhiệt, làm giảm tính kinh tế và tính an toàn của nồi hơi. Thông thường lớp muội bẩn dày 0,5 mm làm tăng tiêu hao nhiên liệu trong nồi hơi khoảng 2÷2,5% và lớp muội bẩn cứ dày thêm 0,5 mm thì tiêu hao nhiên liệu lại tăng thêm khoảng 1,5%.

Để khử muội bẩn trong nồi hơi, trong quá trình nồi hơi làm việc người ta sử dụng bộ thổi muội. Bộ thổi muội cung cấp dòng hơi hoặc dòng không khí có tốc độ cao đến bề mặt bị muội bẩn của nồi hơi. Dòng hơi hoặc dòng không khí tốc độ cao có tác dụng thổi sạch muội bẩn trong nồi hơi.

Hơi nước cấp cho bộ thổi muội phải là hơi khô hoàn toàn (có thể được quá nhiệt một ít), để tránh hiện tượng nước đọng lại trên bề mặt hấp nhiệt gây nên ăn mòn bề mặt hấp nhiệt của nồi hơi.

1 – Đầu phun. 2 – Đầu nối ống. 3 – Cách nhiệt nồi hơi. 4 – Vỏ nồi hơi. 5 – Không khí nén vào. 6 – Hơi vào.

7 – Cửa dẫn hơi vào. 8 – Thân bộ thổi muội. 9 – Vít điều khiển. 10 – Vít an toàn. 11 – Ổ đỡ. 12 – Bánh răng . 13 – Ren của vít điều chỉnh. 14 – Vít hãm. 15 – Tay quay. 16 – gioăng kín.

Nguyên lý làm việc:

Khi cần thổi muội ta quay tay 15, thông qua cơ cấu điều khiển 9, 12 bộ thổi muội được dịch chuyển vào bên trong nồi hơi, thông đường cấp hơi 6 với cửa cấp hơi 7, hơi được đưa vào để thổi muội nồi hơi. Khi đã thổi muội xong ta quay tay 15 để đưa bộ thổi muội về lại vị trí ban đầu.

Một phần của tài liệu Tài liệu THIẾT BỊ ĐỘNG LỰC HƠI NƯỚC - Phần 1 doc (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w