V ới bề dày 10 năm phát triển, các tập đoàn báo chí ở Trung Quốc để lại cho iệt Nam nhiều kinh nghiệm quý báu.
3.3.1. Sự ra đời của tập đoàn SPH:
Theo một báo cáo về truyền thông Singapore của Chu Yee-ling & Wong Man-yee (Trung tâm Nghiên cứu Báo chí & Truyền thông, ĐH Hong Kong), tập đoàn SPH hình thành không theo quy luật phát triển tự nhiên của nền báo chí, mà là từ mệnh lệnh của chính phủ.
Nói chính xác hơn, vào 20/4/1982, tức là cách nay hơn hai thập niên, Văn phòng Thủ tướng Chính phủ Singapore ra tuyên bố cải tổ lại các tờ báo tiếng Anh và tiếng Hoa ở Singapore. Theo đó, hai tờ nhật báo Nanyang Siang Pau và Sin Chew Jit Poh sáp nhập với nhau thành tờ Lianhe Zaobao, trực thuộc Singapore News and Publications Ltd (SNPL). Đến năm 1984, SPH mới ra đời trên cơ sở sự sáp nhập của SNPL, Straits Times Press Ltd, và Times Publishing Berhad.
SPH hoạt động theo luật doanh nghiệp, hoạt động báo chí tuân thủ các quy
định của pháp luật về báo chí và xuất bản. Tuy nhiên, vì hình thành từ mệnh lệnh, SPH luôn bịđặt vấn đề về sự liên hệ mật thiết với Chính phủ Singapore thông qua cơ chế sở hữu tài chính của tập đoàn.
Hai tác giả Chu Yee-ling & Wong Man-yee chứng minh sở hữu gián tiếp của Chính phủ Singapore đối với SPH thông qua tập đoàn đầu tư tài chính Temasek Holdings (100% sở hữu của chính phủ Singapore) và một số công ty con của tập đoàn này. Ngoài ra, một số nhân vật thân cận trong chính phủ cũng được “cài” vào các chức vụ quan trọng trong hội đồng quản trị tập đoàn SPH. Đồng thời, còn có một quy định là những người nắm giữ cổ phiếu quản trị của SPH phải được Bộ Thông tin – Nghệ thuật chấp thuận.
Các tác giả cũng nhận thấy cơ chế pháp lý luôn đảm bảo quyền lợi “độc tôn” cho SPH trước sự xâm nhập của truyền thông nước ngoài. Dưới Luật In ấn và Báo chí, không ai được phép nắm giữ nhiều hơn 5% cổ phần của một công ty báo chí, dù trực tiếp hay gián tiếp, trừ phi có sự chấp thuận của Bộ Thông tin – Nghệ thuật. Bộ trưởng Bộ
Thương mại và Công nghiệp Singapore George Yeo nói: "Vì truyền thông nội địa căn bản liên quan đến chuyện của người dân Singapore, chúng tôi không thể nhượng quyền điều khiển cho người nước ngoài vì nó có thể bị họ thao túng cho những mục đích riêng tư mà chúng tôi không được biết.” [47] Theo đó, những giới hạn đối với truyền thông nước ngoài chặt chẽ hơn đối với truyền thông trong nước như không người nước ngoài nào được phép làm giám đốc của các cơ quan truyền thông, các nhà báo nước ngoài phải xin đổi giấy phép làm việc thường niên, báo chí nước ngoài không có quyền phát hành, ...