3.1.4.1. Tình hình lao động
Qua bảng số liệu 1 ta thấy số lượng lao động trong công ty giữ mức ổn định không có sự thay đổi trong 2 năm 2009, 2010 nhưng năm 2011 số lượng lao
Chứng từ gốc
Sổ quỹ Nhật ký chung Sổ kế toán chi tiết
Sổ cái các tài khoản Bảng chi tiết tổng
hợp Bảng cân đối số
phát sinh
động có xu hướng tăng lên cụ thể: năm 2011 tăng 3 người so với năm 2010 là tương ứng với3 11.11%.
Là một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất nên có thể rõ ràng nhận thấy khi phân loại lao động theo tính chất thì lao động trực tiếp luôn chiếm một tỷ lệ lớn hơn trong tổng số lao động của công ty (trên 74%) như vậy nguyên nhân số lượng lao động năm 2011 tăng lên là do công ty mở rộng quy mô sản xuất nên cần tuyển thêm nguồn lao động trực tiếp có trình độ học vấn trung cấp, hoặc nghề. Hơn nữa vì đặc điểm sản xuất chính của công ty là sản xuất trang phục, vải, dệt kim, sợi nên số lao động nữ chiếm một phần lớn lao động trong công ty và có xu hướng tăng lên.
3.1.4.2. Tình hình Tài sản, Nguồn vốn
Qua bảng số liệu 2 ta thấy tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty có biến động nhiều qua 3 năm 2009, 2010, 2011, mức tăng là không đồng đều giữa các năm cụ thể là năm 2010 so với 2009 bằng 190,07%, năm 2011 so năm 2010 bằng 154,34%. Trong cơ cấu tài sản ta thấy Tài sản lưu động và Đầu tư ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao 90,85% năm 2009 và 96,37% năm 2010 và 99,24% năm 2011 còn đối với Nguồn vốn thì Nợ phải trả chiếm tỷ lệ cao cụ thể là 51,76% năm 2009; 73,46% năm 2010 và 82,16% năm 2011. Như vậy Nợ phải trả chiếm một tỷ lệ quá cao so với Nguồn vốn của Công ty đây là một biểu hiện không tốt. Hệ số vốn tự có (Hv) của Công ty là 48,24 năm 2009; 26,54 năm 2010; 17,84 năm 2011 quá thấp; không nằm trong khoảng an toàn cho phép (0,55<Hv<0,75).
Bảng 3.1: Tình hình số lượng và chất lượng nguồn lao động của Công ty.
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh (%)
Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) 10/09 11/10 Bình quân 1. Tổng số lao động 27 100 27 100 30 100 100,00 111,11 105,56 1. Phân theo tính chất - Trực tiếp 20 74,07 20 74,07 23 76,67 100,00 115,00 107,5 - Gián tiếp 7 25,93 7 25,93 7 38,46 100,00 100,00 100
2. Phân theo trình độ đào tạo
- Đại học, cao đẳng 7 25,93 7 25,93 7 23,33 100,00 100,00 121,43
- Trình độ khác 20 74,07 20 74,07 23 76,67 100,00 115,00 107,50
3. Phân theo giới tính
- Nam 10 37,04 10 37,04 10 33,33 100,00 100,00 100,00
- Nữ 17 62,96 17 62,96 20 66,67 100,00 117,65 108,82
Bảng 3.2: Tình hình Tài sản, Nguồn vốn của công ty qua 3 năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh (%) Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu (%) 10/09 11/10 BQ 1/ Tổng tài sản 708,475,572 100 1,346,571,257 100 2,078,240,494 100 190.07 154.34 172.20 - Tài sản LĐ và ĐTNH 643,673,312 90.85 1,297,636,489 96.37 2,062,454,169 99.24 201.60 158.94 180.27 - Tài sản CĐ và ĐTDH 64,802,260 9.15 48,934,768 3.63 15,786,325 0.76 75.51 32.26 53.89 2/ Tổng nguồn vốn 708,475,572 100 1,346,571,257 100 2,078,240,494 100 190.07 154.34 172.20 - Nợ phải trả 366,688,562 51.76 989,184,801 73.46 1,707,508,922 82.16 269.76 172.62 221.19 - Vốn chủ sở hữu 341,787,010 48.24 357,386,456 26.54 370,731,572 17.84 104.56 103.73 104.15
3.1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Qua bảng 3 ta thấy, doanh thu của công ty tăng hàng năm, năm 2009 là 1.220.276.124 đồng. Năm 2010 là 1.461.908.081 đồng, tăng 241.631.957 đồng so với 2009, tương đương với 19,8%. Năm 2011 là 1.852.424.016 đồng, tăng 390.515.935 đồng so với 2010, tương đương 26,71%.
Tỷ lệ giá vốn hàng bán so với doanh thu thuần khá cao, năm 2009 là 84,12%, năm 2010 là 83,35%, năm 2011 là 71,22% tỷ lệ này đang có xu hướng giảm dần, điều đó chứng tỏ chi phí sản xuất mà công ty bỏ ra ngày càng được sử dụng hợp lý và tiết kiệm hơn, giá vốn trên doanh thu thuần giảm làm cho lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần tăng lên.
Như vậy, qua bảng 3 và quá trình phân tích số liệu cho thấy kết quả SXKD qua 3 năm của công ty là có hiệu quả, bên cạnh đó ta thấy doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm chủ yếu trong kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Bảng 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh (2010/2009) So sánh 2011/2010
Chênh lệch % Chênh lệch %
1.Doanh thu bán hàng và CCDV 1,220,276,124 1,461,908,081 1,852,424,016 241,631,957 119.80 390,515,935 126.71 2. Các khoản giảm trừ - - - - 3. Doanh thu thuần về BH và CCDV 1,220,276,124 1,461,908,081 1,852,424,016 241,631,957 119.80 390,515,935 126.71 4. Giá vốn hàng bán 1,026,485,497 1,218,494,907 1,319,318,851 192,009,410 118.71 100,823,944 108.27 5. Lợi nhuận gộp 193,790,627 243,413,174 533,105,165 49,622,547 125.61 289,691,991 219.01 6. Doanh thu hoạt động tài chính 1,516,322 554,529 616,380 (961,793) 36.57 61,851 111.15 7. Chi phí tài chính 46,100 439,500 520,210 393,400 953.36 80,710 118.36 8. Chi phí quản lý kinh doanh 175,665,033 221,728,891 509,407,847 46,063,858 126.22 287,678,956 229.74 9. Lợi nhuận thuần 19,595,816 21,799,312 23,793,488 2,203,496 111.24 1,994,176 109.15 10. Thu nhập khác - - - - 11. Chi phí khác - - - - 12. Lợi nhuận khác - - - - 13. Lợi nhuận trước thuế 19,595,816 21,799,312 23,793,488 2,203,496 111.24 1,994,176 109.15 14. Thuế TNDN phải nộp 4,898,954 5,449,828 5,948,372 550,874 111.24 498,544 109.15 15. Lợi nhuận sau thuế 14,696,862 16,349,484 17,845,116 1,652,622 111.24 1,495,632 109.15 Giá vốn/ Doanh thu thuần (%) 84.12 83.35 71.22
Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần (%) 15.88 16.65 28.78
3.1.4.4. Quản lý tiêu thụ thành phẩm tại công ty
a. Đặc điểm tiêu thụ
+ Về khối lượng thành phẩm xuất bán: Hạch toán chi tiết đảm bảo cho phòng kinh doanh nắm chắc được tình hình hiện còn của từng loại thành phẩm, làm cơ sở cho việc ký kết các hợp đồng mua và bán hàng dễ dàng.
+ Về quy cách, phẩm chất hàng xuất bán: Trước khi nhập kho, thành phẩm được kiểm tra một cách nghiêm ngặt về chất lượng và quy cách, kiên quyết không cho nhập kho những thành phẩm không đạt yêu cầu (quá hạn sử dụng).
+ Về giá bán: Để thu hút được khách hàng, Công ty có một chính sách giá cả hết sức linh hoạt. Giá bán được xác định trên 3 căn cứ: Giá mua nhập kho, giá cả thị trường và mối quan hệ giữa khách hàng với công ty. Công ty thực hiện giảm giá với khách hàng mua thường xuyên, mua với khối lượng lớn, với khách hàng ở tỉnh xa về hoặc với khách hàng mua thanh toán ngay. Phần giảm giá này công ty có thể thực hiện trên hoá đơn hoặc cuối mỗi chu kỳ kinh doanh, sau khi xem xét toàn bộ số khách hàng mua trong kỳ để quyết định giảm giá cho những khách hàng mua nhiều với tỷ lệ từ 1% đến 2% trên tổng số doanh số bán cả năm cho khách hàng đó.
b. Các hình thức tiêu thụ:
Hiện nay công ty đang sử dụng 2 hình thức tiêu thụ chính đó là: Bán buôn và bán lẻ.
c. Phương thức thanh toán
Công ty thực hiện phương thức thanh toán rất đa dạng, phụ thuộc vào các hợp đồng kinh tế đã được ký kết, khách hàng có thể trả chậm từ 10 đến 15 ngày hoặc có thể thanh toán ngay, có thể bằng tiền mặt, ngân phiếu, séc chuyển khoản, séc bảo chi, uỷ nhiệm chi...
Việc thanh toán có thể thanh toán ngay hoặc thanh toán sau một khoảng thời gian nhất định sau khi nhận được hàng. Công ty luôn tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng thanh toán, đồng thời đảm bảo không gây thiệt hại kinh tế cho
bản thân công ty mình. Phương thức thanh toán trả chậm hiện nay đang được áp dụng phổ biến đối với hình thức bán buôn. Do đó để quản lý chặt chẽ các khoản phải thu, nếu thanh toán vượt quá thời hạn thanh toán ghi trên hợp đồng thì công ty tính lãi suất 1,5%/tháng trên tổng giá trị chưa thanh toán. Vì vậy, trong các năm gần đây không có hiện tượng khách hàng không đủ khả năng thanh toán hay bị chiếm dụng vốn trong thời gian dài. Đồng thời việc thanh toán trả chậm chỉ được thực hiện đối với khách hàng có quan hệ lâu dài với công ty, hoặc khách hàng có tài sản thế chấp được ngân hàng bảo lãnh.
3.2. Thực trạng kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty TNHH may Hà Giang.