Tình hình huy động vốn.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đông sài gòn (Trang 32 - 35)

- Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của Chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã

2.2.1. Tình hình huy động vốn.

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh 2008 _ 2010.

ĐVT: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền % (+/-) Số tiền % (+/-) Tổng nguồn vốn huy động 2,896 3,175 3,733 279 9.6 558 17.6

Phân theo loại tiền

TG bằng VND 2,764 3,061 3,529 297 10.7 468 15.3 TG bằng USD 132 114 204 -18 -13.6 90 78.9

Phân theo nguồn hình thành

TG từ Tổ chức kinh tế 1,305 1,666 1,717 361 27.7 51 3.1 TG từ dân cư 1,591 1,509 2,016 -82 -5.2 507 33.6 Phân theo kỳ hạn TG có kỳ hạn 854 1,326 `1,217 472 55.3 -109 -8.22 TG không kỳ hạn 2,042 1,849 2,516 -193 -9.45 667 36.1

(Nguồn: Báo cáo số liệu lịch sử về hoạt động kinh doanh Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Sài Gòn)

Trang 29

Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh 2008 _ 2010.

0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 4.000 2008 2009 2010 Năm Tỷ đồ ng Tổng NV huy động TG bằng VND TG bằng USD TG các TCKT TG dân cư TG có kỳ hạn TG không kỳ hạn

Qua bảng số liệu trên ta thấy vốn huy động của Chi nhánh Đông Sài Gòn thuộc NHNo&PTNT qua 3 năm 2008, 2009 và 2010 có sự biến động khá lớn về cơ cấu nguồn vốn. Đối với nguồn vốn huy động từ tiền gửi của các Tổ chức kinh tế có sự tăng trưởng qua từng năm đến cuối năm 2009 nguồn vốn này đạt 1,666 tỷ đồng, tăng 361 tỷ đồng (tương đương với mức tăng 27.7%) so với năm 2008. Năm 2010 nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế đạt 1,717 tỷ đồng, tăng 51 tỷ đồng tương ứng 3.1% so với năm 2009. Trong tất cả các nguồn vốn mà Ngân hàng có khả năng huy động thì đây là nguồn vốn có chi phí huy động thấp nhất, tính ổn định thấp nhất. Vì Ngân hàng luôn phải đáp ứng nhu cầu thanh toán thường xuyên của khách hàng. Do vậy, Ngân hàng cần có những biện pháp tăng cường khả năng thanh khoản của Ngân hàng, vì tiền gửi của các tổ chức kinh tế biến động mạnh, khi đó nguy cơ mất khả năng thanh khoản của loại nguồn vốn huy động này rất cao.

Tính đến thời điểm cuối năm 2009 nguồn vốn từ tiền gửi của dân cư đạt 1,509 tỷ đồng giảm 82 tỷ đồng tương ứng với mức giảm là 5.2% so với năm 2008. Đến cuối năm 2010 thì nguồn vốn này đạt được 2,016 tỷ

Trang 30 đồng, tăng 507 tỷ đồng tương ứng với mức tăng 33.6% so với năm 2009. Điều này cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của nguồn vốn huy động từ dân cư, làm giảm áp lực từ thị trường liên Ngân hàng vốn mang tính ngắn hạn và không ổn định. Điều này cũng chứng tỏ sự tin tưởng của dân cư đối với Ngân hàng ngày một phát triển, đó cũng là thành công của Ngân hàng trong cơ chế thị trường nhiều biến động và cạnh tranh gay gắt.

Vốn huy động từ tiền gửi có nhiều biến động, tiền gửi VND năm 2009 đạt 3,061 tỷ đồng tăng 10.7% so với năm 2008 (tương đương với mức tăng 297 tỷ đồng), năm 2010 số vốn huy động VND tăng thêm 15.3% (tương với mức tăng 468 tỷ đồng), và vượt so với nguồn vốn huy động năm 2009 là 468 tỷ đồng. Về nguồn vốn huy động bằng USD tuy chiếm tỷ trọng không cao nhưng cũng có sự tăng trưởng qua các năm: năm 2008 đạt 132 tỷ đồng, năm 2009 đạt 114 tỷ đồng, giảm 18 tỷ đồng so với năm 2008 (tương ứng với mức giảm 13.6%). Đến năm 2010 nguồn vốn huy động này đạt 204 tỷ đồng tăng 78.9% so với năm 2009 (tương đương mức tăng 90 tỷ đồng).

Ta thấy nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn có sự thay đổi qua các năm. Đối với tiền gửi có kỳ hạn năm 2009 đạt 1,326 tỷ đồng, tăng 472 tỷ đồng so với năm 2008 (tương ứng với mức giảm là 55.3%). Trong năm 2010 tiền gửi có kỳ hạn chỉ đạt 1,217 tỷ đồng, giảm 8.22% so với năm 2009. Đối với tiền gửi không kỳ hạn, trong năm 2008 Chi nhánh đã huy động được 2,042 tỷ đồng, năm 2009 chỉ đạt được 1,849 tỷ đồng, giảm 193 tỷ đồng so với năm 2008 (tương ứng mức giảm 9.45%). Đến năm 2010 nguồn vốn huy động này đạt được 2,516 tỷ đồng, tăng 667 tỷ đồng tương ứng 36.1% so với cuối năm 2009.

Trang 31

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đông sài gòn (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)