Tình hình nợ quá hạn.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đông sài gòn (Trang 42 - 51)

- Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của Chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã

2.3.1. Tình hình nợ quá hạn.

Ở bất kỳ Ngân hàng nào đều có tồn tại Nợ quá hạn nhưng ở mức độ khác nhau với Ngân hàng khác nhau. Nợ quá hạn là nguy cơ dẫn đến rủi ro Tín dụng Ngân hàng, Nợ quá hạn của Ngân hàng càng lớn thì ảnh hưởng xấu đến Ngân hàng càng lớn. Do đó Ngân hàng phải hạn chế Nợ quá hạn ở mức cho phép để ít ảnh hưởng lớn đến Ngân hàng, muốn làm được điều này thì ngay từ khâu xét duyệt cho vay phải thẩm định dự án tốt sau đó phải thường xuyên giám sát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Việc phát hiện rủi ro Tín dụng chính là phát hiện các khoản nợ quá hạn và nghiêm trọng hơn nữa là khách hàng không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng để có thể thấy rõ tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh, ta tiến hành phân tích Nợ quá hạn.

Bảng 2.5: Tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh 2008 – 2010.

ĐVT: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tăng trƣởng 2009/2008 Tăng trƣởng 2010/2009 1, Nợ quá hạn 23.98 28.60 49.28 19.3% 72.3% 2, Tổng dƣ nợ 1,999 2,288 2,464 14.5% 7.7% 3, Tỷ trọng (1/2) 1.20% 1.25% 2% 4.2% 60%

(Nguồn: Báo cáo số liệu lịch sử về hoạt động kinh doanh Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Sài Gòn)

Trang 39

Biểu đồ 2.5: Tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh 2008 – 2010

0500 500 1000 1500 2000 2500 G Trị 2008 2009 2010 Năm 1. Nợ quá hạn 2. Tổng dư nợ

Qua bảng trên chúng ta đã có một cái nhìn tổng quát về tình hình Nợ quá hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Đông Sài Gòn. Cụ thể là:

Năm 2008, Nợ quá hạn là 23,98 tỷ VNĐ chiếm tỷ trọng 1.20% trong tổng dư nợ. Năm 2009, Nợ quá hạn tăng lên 28,60 tỷ VNĐ chiếm tỷ trọng 1.25% trong tổng dư nợ. Đến Năm 2010, con số này tăng lên đến 49,28tỷ VNĐ chiếm 2% trong tổng dư nợ. Như vậy Nợ quá hạn liên tục tăng trong những năm gần đây. Nếu như năm 2008 là 23,98 tỷ đồng thì năm 2010 tăng lên 49,28 tỷ đồng. Để đánh giá được ý nghĩa những con số này ta cần phải xét đến tỷ lệ: Nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Con số nợ quá hạn/ Tổng dư nợ qua các năm làm ta nhìn nhận một điều rằng Nợ quá hạn thật sự gia tăng theo cả chiều rộng và cả chiều sâu của nó và rất có thể làm ảnh hưởng tới hoạt động Tín dụng của Ngân hàng.

Con số Nợ quá hạn 1.25% năm 2009 và 2% năm 2010 là những con số chưa phải là cao so với các tổ chức Tín dụng khác song nó ảnh hưởng không ít tới chất lượng Tín dụng. Có thể nói ảnh hưởng của khủng hoảng

Trang 40 tài chính Mỹ năm 2008 vẫn còn ảnh hưởng rất sâu sắc đến hoạt động Tín dụng Ngân hàng, những ảnh hưởng đó còn kéo dài sang năm 2009, mặc dù tổng dư nợ gia tăng nhưng cũng kéo theo Nợ quá hạn gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản vay từ những năm trước đã đáo hạn nhưng chuyển sang năm khác mới chuyển sang Nợ quá hạn.

Nợ quá hạn phát sinh chủ yếu do nguyên nhân chủ yếu từ phía khách hàng, thông thường khách hàng không trả được nợ là do: kinh doanh thua lỗ, do sử dụng vốn sai mục đích, và do cố ý lừa đảo và còn do ảnh hưởng của cuộc khủng kinh tế năm 2008. Như ta đã biết trong cơ chế thị trường ngày nay các Doanh nghiệp ngoài việc phải cạnh tranh với nhau thì còn có mối liên hệ mật thiết với nhau. Do vậy, kết quả kinh doanh của các Doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng lẫn nhau. Vì vậy, Ngân hàng nên tư vấn cho khách hàng trong lĩnh vực am hiểu, cũng vì lý do kinh doanh gặp nhiều khó khăn mà nhiều khách hàng đã sử dụng vốn sai mục đích đã ký kết trong hợp đồng Tín dụng. Ngoài ra Nợ quá hạn còn phát sinh do các nguyên nhân khách quan trong đó chủ yếu là do cơ chế chính sách thay đổi.

Tuy vậy ta thấy tỷ lệ Nợ quá hạn tuy ngày càng cao nhưng tỷ lệ Nợ quá hạn trong tổng dư nợ luôn ở dưới mức 3% điều này cho thấy Ngân hàng luôn đảm bảo mức dư nợ an toàn Tín dụng mà Ngân hàng Nhà nước cho phép.

Nợ quá hạn phân theo thời hạn cho vay.

Công tác quản lý rủi ro Tín dụng của Ngân hàng hiện tại đạt kết quả tốt, vẫn giữ được tỷ lệ nợ quá hạn trong phạm vi cho phép. Có thể phân loại nợ quá hạn theo kỳ hạn của khoản vay:

Trang 41

Bảng 2.6: Nợ quá hạn phân theo thời hạn cho vay 2008 – 2010.

ĐVT: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền % (+/-) Số tiền % (+/-) Tổng Nợ quá hạn 23.98 28.6 49.28 4.62 19.3 20.7 72.3 NQH ngắn hạn 17.6 18.14 37.65 0.54 3.1 19.5 107.6 NQH trung, dài hạn 5.72 8.85 9.4 3.13 54.7 0.55 6.2 NQH khác 0.66 1.61 2.23 0.95 143.9 0.62 38.5

(Nguồn: Báo cáo số liệu lịch sử về hoạt động kinh doanh Chi nhánh

NHNo&PTNT Đông Sài Gòn)

Biểu đồ 2.6: Nợ qua hạn phân theo thời hạn cho vay 2008 – 2010.

010 10 20 30 40 50 Tỷ đồng 2008 2009 2010 Năm

Trang 42 Qua bảng trên ta thấy được tỷ trọng Nợ quá hạn ngắn hạn luôn ở mức cao, Nợ quá hạn ngắn hạn đang có xu hướng tăng: Năm 2008 Nợ quá hạn ngắn hạn là 17.7 tỷ đồng, năm 2009 Nợ quá hạn ngắn hạn đạt 18.14 tỷ đồng, tăng 0.54% so với năm 2008. Năm 2010 Nợ quá hạn ngắn hạn tăng lên rất nhanh, tăng 106.6% so với năm 2009. Nguyên nhân của Nợ quá hạn ngắn hạn cao là do thời hạn vay vốn ngắn, Ngân hàng cũng như khách hàng xác định thời gian cho vay không chính xác, thêm vào đó là việc khách hàng làm ăn thua lỗ, do hàng hóa ứ đọng không bán được để thu vốn trả nợ Ngân hàng dẫn đến bị chiếm dụng vốn, vỡ nợ…cố tình chây ỳ không trả nợ Ngân hàng để sử dụng vaò mục đích kinh doanh khác.

Trong khi đó Nợ quá hạn trung dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng Nợ quá hạn. Năm 2008, Nợ quá hạn trung dài hạn đạt 5.72 tỷ đồng. Năm 2009 Nợ quá hạn trung dài hạn là 8.85 tỷ đồng, tăng 54.7% so với năm 2008. Năm 2010, Nợ quá hạn trung dài hạn là 9.4 tỷ đồng, tăng 6.2% so với cuối năm 2009.

Trang 43

Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế.

Bảng 2.7: Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế 2008 – 2010.

ĐVT: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền % (+/-) Số tiền % (+/-) Tổng Nợ quá hạn 23.98 28.6 49.28 4.62 19.3 20.7 72.3 DN Nhà nước 5.67 6.4 7.6 0.73 12.87 1.2 18.8 DN Ngoài quốc doanh 13.96 16.99 35.54 303 21.7 18.6 109.2 Dân cư 4.35 5.21 6.14 0.86 19.8 0.93 17.9

(Nguồn: Báo cáo số liệu lịch sử về hoạt động kinh doanh Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Sài Gòn)

Biểu đồ 2.7: Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế 2008 – 2010

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 T ỷ đồng 2008 2009 2010 Năm Tổng Nợ quá hạn DN Nhà nước

Trang 44 Nhìn vào cơ cấu Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế,ta nhận thấy tỷ trọng Nợ quá hạn của thành phần kinh tế Doanh nghiệp Nhà nước trong tổng Nợ quá hạn biến động qua từng năm. Năm 2008 là 5.67 tỷ đồng, năm 2009 là 6.4 tỷ đồng, tăng 12.87% so với năm 2008. Nợ quá hạn trong năm 2010 là 7.6 tỷ đồng, tăng 18.8%. Tuy Nợ quá hạn của thành phần kinh Doanh nghiệp Nhà nước tăng nhưng tỷ lệ biến động không nhiều.

Đến khoản vay đối với các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì các khoản Nợ quá hạn ở thành phần kinh tế này luôn tăng qua 3 năm. Năm 2008 là 13.96 tỷ đồng, năm 2009 là 16.99 tỷ đồng, tăng 21.7% so với năm 2008. Năm 2010 là 35.54 tỷ đồng, tăng 109.2% so với cuối năm 2009. Sở dĩ như vậy là do những năm qua Doanh nghiệp ngoài quốc doanh được thành lập một cách ồ ạt mở rộng quy mô song lại tách rời khả năng tài chính của các Doanh nghiệp còn quá ít vốn thậm chí còn không có vốn hoạt động kinh doanh hay ra đời bằng vốn ảo (chủ yếu hoạt động bằng vốn vay hay vốn chiếm dụng), không tự chủ được về vốn vay nên kinh doanh thua lỗ, đó chưa kể rủi ro đạo đức có thể xảy ra. Cùng với sự phát triển của đất nước, trong những năm qua nước ta có thêm nhiều công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn, tuy nhiên công ty cổ phần do mới thành lập hay do chuyển từ Doanh nghiệp nhà nước sang và đặc biệt là các công ty trách nhiệm hữu hạn hoạt động vẫn chưa thực sự có kết quả do vậy tỷ lệ các khoản Nợ quá hạn của thành phần kinh tế này còn cao. Điều này cho thấy Ngân hàng cần cố gắng hơn nữa trong việc xử lý các khoản Nợ quá hạn đã phát sinh và công tác phòng ngừa Nợ quá hạn.

Về khoản vay đối với thành phần dân cư thì có tỷ lệ Nợ quá hạn chiếm tỷ trọng tương đối thấp so với tổng Nợ quá hạn. Năm 2008 là 4.35 tỷ đồng, năm 2009 là 5.21 tỷ đồng, tăng 19.8% so với năm 2008. Năm 2010 là 6.14 tỷ đồng, tăng 17.9% so với năm 2009. Các khoản nợ thành phần dân cư ở Ngân hàng không chiếm tỷ trọng cao cả về dư nợ lẫn về tỷ

Trang 45 lệ Nợ quá hạn. Chứng tỏ Ngân hàng không chú trọng lắm đến việc mở rộng các khoản cho vay đối với thành phần kinh tế này. Tuy nhiên Ngân hàng cũng nên xem xét để khai thác tiềm năng từ thành phần kinh tế này và cần nâng cao kĩ năng, nghiệp vụ của cán bộ Tín dụng để luôn hạn chế rủi ro và tỷ lệ Nợ quá hạn ở mức thấp nhất. 2.3.2. Tỷ lệ nợ xấu. Bảng 2.8: Kết cấu nợ xấu 2008 – 2010 ĐVT: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số Tiền % (+/-) Số Tiền % (+/-) Tổng dƣ nợ 1,999 2,288 2,464 289 14.5 176 7.69 Tổng các khoản nợ xấu 13.98 16.42 30.28 2.44 17.5 13.7 84.4 Nhóm 3 7.19 10.5 18.7 3.31 46 8.2 78.1 Nhóm 4 6.1 4.3 10.2 -18 -29.5 5.9 137.2 Nhóm 5 0.69 1.62 1.38 0.93 134.8 -0.24 -14.8 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dƣ nợ 0.70 0.72 1.23

(Nguồn: Báo cáo số liệu lịch sử về hoạt động kinh doanh Chi nhánh NHNo&PTNT Đông Sài Gòn)

Trang 46

Biểu đồ 2.8: Kết cấu nợ xấu

0.7 0.72 1.23 1.23 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 Tỷ lệ nợ xấu

Tình hình nợ xấu có chiều hướng tăng lên, đây là một tín hiệu xấu mà Ngân hàng cần quan tâm. Đặc biệt nợ nhóm 4 tăng 137.2%, từ 4.3 tỷ đồng năm 2009 tăng lên 10.2 tỷ đồng năm 2010. Nợ nhóm 3 tăng 78.1%, từ 10.5 tỷ đồng năm 2009 tăng lên 18.7 tỷ đồng năm 2010. Do đó việc quản lý nhóm nợ này cần phải được chú trọng hơn nữa, Ngân hàng cần có những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn những khoản nợ xấu phát sinh.

Tuy nhiên, nợ nhóm 5 lại có chiều hướng giảm xuống: giảm 0.93 tỷ đồng tương ứng với 14.8%, từ 1.62 tỷ đồng năm 2009 giảm xuống còn 1.38 tỷ đồng vào năm 2010. Đây là một dấu hiệu tốt đối với nhóm nợ này, do đó Ngân hàng cần tiếp tục phát huy để cải thiện tình hình nợ xấu.

Qua bảng thống kê trên ta có thể thấy được tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng biến động qua các năm. Năm 2009 tỷ lệ nợ xấu này là 0.72% tăng so với năm 2008 là 0.70%, vì năm 2009 là năm các Doanh nghiệp làm ăn có thể nói là gặp nhiều biến động, lợi nhuận thấp hơn so với năm trước vì thế tình hình trả nợ vay ít khả quan hơn. Còn nă 2010 tỷ lệ nợ xấu lại tăng rất cao, do năm nay vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng vẫn chưa được khắc phục các Doanh nghiệp liên tục gặp nhiều khó khăn nên việc làm ăn lúc nào cũng gặp bất trắc, điều này làm cho lợi nhuận của Doanh nghiệp lỗ. Vì thế, việc trả nợ cho Ngân hàng cũng đành “trì hoãn”.

Trang 47 Đó là lý do vì sao mà năm 2010 tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng lại cao đến như thế tăng đến 84.4% so với năm 2009.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đông sài gòn (Trang 42 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)