- Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ tiện ích Ngân hàng hiện có như SMS, Banking, VNtopup…tăng cường quảng bá dịch vụ đến các
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG.
trọng công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, thực hiện nghiêm túc qui trình nghiệp vụ nhằm hạn chế rủi ro Tín dụng.
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG. RO TÍN DỤNG.
Giải pháp 1. Xây dựng quy trình thẩm định và cho vay hợp lý.
Từng bước chuẩn hoá phương pháp phân tích Tín dụng theo hướng cho điểm Tín dụng để xếp loại khách hàng hoặc sử dụng phương pháp các hệ thống chuyên gia, nghĩa là vận dụng nguyên tắc 5Cs trong thẩm định một khoản vay:
+ Character: lịch sử hình thành và phát triển của một doanh nghiệp hoặc lịch sử hành nghề đối với cá nhân, lịch sử quan hệ Tín dụng. + Capacity: Cơ cấu tài chính và chiến lược đầu tư của khách hàng đối
với khoản vay.
+ Capital: Mức vốn tự có của khách hàng có đủ đáp ứng điều kiện vay vốn theo quy định hay không? Khả năng tiếp cận của khách hàng đối với các nguồn vốn khác.
+ Collateral: Giá trị và tính thanh khoản (liquidity) của tài sản thế chấp.
+ Cycle or Conditions: Khả năng ứng phó của khách hàng trước các thách thức, cách phòng vệ.
Trang 63 Việc phân tích để đánh giá khách hàng, khoản vay cần được thực hiện một cách thường xuyên để kịp thời phát hiện và khắc phục sai sót. Đồng thời, là cơ sở để ban hành các chính sách Tín dụng phù hợp với từng thời kỳ cụ thể, đảm bảo an toàn trong hoạt động Tín dụng.
Giải pháp 2: Hoàn thiện cơ chế đảm bảo tiền vay.
Một là, các Chi nhánh Agribank cần phải tuân thủ các điều kiện qui định của Nhà nước, và của Hội sở chính về biện pháp bảo đảm tiền vay tương ứng. Tuy nhiên để thực hiện tốt yêu cầu trên, các Chi nhánh cần phải có biện pháp tích cực nhằm hạn chế tính chủ quan trong quyết định chọn lựa, đặc biệt kiên quyết xử lý đối với những hành vi thông đồng với khách hàng gây thiệt hại cho Ngân hàng.
Hai là, để có được một biện pháp bảo đảm tiền vay không những phù hợp với từng loại hình khách hàng cụ thể, mà còn đảm bảo an toàn, hiệu quả, trước hết các Chi nhánh Agribank cần phải có sự tính toán đầy đủ, đồng bộ và cân nhắc chính xác các yếu tố như tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, hiệu quả dự án/phương án, tài sản bảo đảm, mối quan hệ Tín dụng trên cơ sở có sự phối hợp kiểm tra, đối chiếu thực tế, sau đó phân ra từng loại khách hàng để có chính sách ưu tiên hợp lý.
Ba là, mặc dù cho vay có tài sản bảo đảm, các khoản vay vẫn hàm chứa rủi ro không thu đủ nợ do nhiều nguyên nhân khác nhau như tài sản hư hỏng, khó bán, giảm giá trị..., vì vậy, việc quyết định lựa chọn đúng đắn biện pháp bảo đảm tiền vay cho từng khoản vay cụ thể đảm bảo an toàn và hiệu quả thì cần phải đánh giá khách hàng một cách toàn diện và chính xác sau đó chọn lấy yếu tố mạnh nhất để quyết định biện pháp bảo đảm tiền vay. Đặc biệt, không được chủ quan cho vay chỉ căn cứ vào mỗi tài sản bảo đảm, xem nhẹ các yếu tố tài chính, dự án/phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, nhất là đối với các Doanh nghiệp ngoài Nhà nước.
Trang 64
Giải pháp 3: Đào tạo và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ cán bộ
Chất lượng Tín dụng là vấn đề bức xúc nhất hiện nay của Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn nói riêng. Đây là hoạt động cốt lõi của Ngân hàng đòi hỏi quan tâm đến nhiều yếu tố và con người là một trong những yếu tố quan trọng nhất dẫn đến thành công hay thất bại của công tác Tín dụng. Vì vậy, để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả Tín dụng, phải không ngừng nâng cao trình độ cán bộ nhân viên của Ngân hàng ngày càng hoàn thiện hơn.
Đào tạo và đào tạo lại cán bộ Tín dụng là công việc hết sức quan trọng và cần thiết. Một trưởng phòng Tín dụng có thể tác động đến vấn đề đầu tư của dự án nào đó góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Cán bộ Tín dụng có vai trò hỗ trợ tạo điều kiện cho Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mà vẫn đảm bảo vốn vay cho Ngân hàng, ngược lại trình độ yếu kém của cán bộ Tín dụng dẫn đến mất khách hàng, công tác Tín dụng không phát triển và mất vốn của Ngân hàng. Từ đó cho thấy trình độ và phẩm chất của cán bộ Tín dụng hết sức quan trọng. Hoạt động Tín dụng có mang lại hiệu quả hay không? Nợ quá hạn phát sinh nhiều hay ít? Là do cán bộ Tín dụng trực tiếp tác động.
Thực tiễn hoạt động cho thấy phần lớn cán bộ Tín dụng mới vào làm chưa được đào tạo đúng mức, chỉ theo nguyên tắc “làm lâu quen việc”, điều đó có thể phát sinh những tình huống không thể đoán trước và không có biện pháp giải quyết kịp thời dẫn đến rủi ro Tín dụng cao. Vì vậy, khi tuyển nhân viên mới Ngân hàng cần tổ chức đào tạo một chương trình nghiệp vụ để họ nắm bắt được công việc, giải quyết tình huống một cách nhanh chóng hiệu quả.
Bên cạnh việc đào tạo nhân viên vững về chuyên môn, Ngân hàng cũng tăng cường huấn luyện thái độ ứng xử với khách hàng để thu hút
Trang 65 khách hàng, bởi vì Ngân hàng đang hoạt động trong sự cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại tỏng nền kinh tế thị trường. Đời sống người dân ngày càng được cải hiện, trình độ nhận thức của họ cũng tốt hơn, họ có nhiều tiền hơn nhưng thời gian của họ lại ít đi, nhịp sống biến đổi liên tục và ngày càng phước tạp khiến họ luôn căng thẳng và vội vã khiến họ luôn căng thẳng, làm cho họ ngày càng khó tính hơn trong việc lựa chọn Ngân hàng để gởi tiền cũng như vay vốn. Do đó Ngân hàng phải thường xuyên tổ chức đào tạo và nâng cao kỷ năng phục vụ khách hàng, làm cho khách hàng cảm thấy thoải mái và có thiện cảm khi giao dịch với Ngân hàng. Đây là biện pháp tốt nhất để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.
Giải pháp 4: Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro Tín dụng theo chuẩn mực quốc tế.
Triển khai xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro Tín dụng theo chuẩn mực quốc tế với các bộ phận cấu thành:
+ Một mô hình tổ chức quản trị rủi ro thống nhất với sự tham gia của Hội đồng quản trị, các ủy ban, Ban lãnh đạo Ngân hàng.
+ Cơ chế báo cáo độc lập với cơ cấu tổ chức kinh doanh.
+ Các chính sách, qui trình thủ tục và hệ thống hạn mức thống nhất giúp Ngân hàng xác định, đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro Tín dụng phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả nhất.
+ Cải tiến phương pháp đo lường, kiểm soát và hệ thống thông tin quản trị rủi ro để hỗ trợ hiệu quả cho các hoạt động kinh doanh và công tác quản trị rủi ro.
+ Xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận và cá nhân trong công tác quản trị rủi ro Tín dụng.
Trang 66 trợ hoạt động Tín dụng như phát triển công nghệ thông tin, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Những giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện qui trình cho vay và nâng cao công tác quản lý rủi ro Tín dụng để chất lượng Tín dụng ngày càng cao sẽ góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững và có hiệu quả của Agribank:
Sử dụng công cụ phái sinh Tín dụng để quản lý rủi ro Tín dụng: Nhờ công cụ này Ngân hàng có thể tự bảo vệ mình khỏi các rủi ro Tín dụng, bảo đảm đa dạng hóa các rủi ro này.
Đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực: thực hiện tốt công tác tuyển chọn và đào tạo cán bộ Tín dụng có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức nhằm thiểu rủi ro Tín dụng do trình độ yếu kém của cán bộ Tín dụng cũng như những rủi ro do sự tha hóa đạo đức của các cán bộ Ngân hàng gây ra.
Giải pháp 5: Marketing Ngân hàng.
Hoạt động trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay, Ngân hàng cần chủ động đi tìm kiếm khách hàng chứ không ngồi chờ khách hàng tự đến giao dịch như trước kia, có như vậy Ngân hàng mới không bị mất khách hàng vì các Ngân hàng khác lôi kéo. Ngân hàng nên thường xuyên tổ chức các hoạt động sau:
- Tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Tạo mối quan hệ tốt với khách hàng thông qua cung cách phục vụ,
hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện hay các hình thức xổ số trúng thưởng.
- Gởi giấy giới thiệu đến các Doanh nghiệp dù Doanh nghiệp chưa có nhu cầu, thỉnh thoảng gọi điện nhắc nhỡ và lắng nghe ý kiến của khách hàng về Ngân hàng mình.
- Hãy xem việc Ngân hàng cần khách hàng ngang bằng với việc khách hàng cần Ngân hàng vì đây là mối quan hệ hài hòa giữa hai bên.
Trang 67