Cơ sở vật chất, đặc điểm hoạt động

Một phần của tài liệu Một số giải pháp duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty hưng thịnh (Trang 28)

2.1.4.1. Cơ sở hạ tầng:

Trụ sở chính : 27 Hoàng Dư Khương – P.12 – Quận 10 – Tp.HCM - Về vị trí mặt bằng sản xuất có các xưởng như sau:

- Xưởng cắt và may 1: được đặt tại số 79/5/E12 Xô Viết Nghệ Tĩnh – P.26 – Q.Bình Thạnh.

+ Xưởng cắt và may 2: được đặt tại Số 342/106 - Kp.6 – TT. Nhà Bè. + Xưởng in : đặt tại số 33/2 Kp.3 – Phường Bình Thuận – Q.7

2.1.4.2. Đặc điểm hoạt động:

Quy trình sản xuất được tiến hành như sau:

- Nhận công tác từ công ty giao xuống phân xưởng gồm : tài liệu kỹ thuật, mẫu mã sản phẩm, các định mức nguyên phụ liệu liên quan đến mã hàng, nhận nguyên liệu từ kho khách hàng. Lập biên bản ký nhận nguyên vật liệu.

- Quy trình sản xuất: + Quần áo :

 Cắt áo, quần theo mẫu mã đã được thiết kế.

 Tiến hành phân công nhân ráp thành sản phẩm.

 In logo và tên công ty của khách hàng nếu có yêu cầu.

 Kiểm tra và vệ sinh sản phẩm.

 Đóng gói  Xuất xưởng. + Giày:

 Cắt da theo mẫu thiết kế.

 May mui giày

 Cho vào máy ép : phần mui giày và đế giày được làm bằng cao su.

 Kiểm tra và vệ sinh sản phẩm.

 Đóng gói  Xuất xưởng.

Sau quá trình sản xuất, hàng hóa được bộ phận dịch vụ đưa đi giao cho khách hàng. Đây là một khâu rất quan trọng của công ty, vì bộ phận này sẽ trực tiếp gặp gỡ khách hàng, nên sẽ nắm bắt kịp thời các thông tin về khách hàng. Giúp công ty có những điều chỉnh kịp thời khi có vấn đề xảy ra.

2.1.5. Bộ máy tố chức và nhân sự của công ty. 2.1.5.1. Tổ Chức nhân sự.

Bảng 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty Hưng Thịnh

2.1.5.2. Nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty.

Giám Đốc : Quản lý và điều hành.

Phó Giám Đốc : Quản lý và chỉ đạo phòng kinh doanh. Quản lý và điều

hành công ty khi giám đốc đi công tác.

Phòng Kinh Doanh: Phụ trách bán hàng, lập kế hoạch kinh doanh, phân

việc cho phòng Vật Tư và phòng Dịch Vụ.

Kế Toán Trƣởng : Quản lý phòng kế toán, lập kế hoạch sản xuất, kiểm

duyệt chứng từ kế toán.

Phòng Dịch Vụ : Chăm sóc khách hàng, giao hàng, quản lý đơn hàng, báo

cáo tiến độ công việc cho ban quản lý.

Phòng Vật Tƣ: Mua vật tư, quản lý hàng tồn kho, báo cáo tiến độ sản xuất.

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN TRƢỞNG PHÕNG KINH DOANH PHÕNG KẾ TOÁN PHÕNG VẬT TƢ PHÕNG DỊCH VỤ XƢỞNG MAY XƢỞNG CẮT XƢỞNG IN

Xƣởng Cắt : Gồm có xưởng 1 và xưởng 2, thiết kế mẫu mã, cắt quần áo, và

các loại hàng hoá khác khi có đơn hàng.

Xƣởng May : Gồm có xưởng 1 và xưởng 2, nhận hàng từ xưởng cắt, tiến

hành ráp thành phẩm, kiểm tra và xuất xưởng.

Xƣởng In : Nhận hàng từ xưởng cắt hoặc xưởng may tùy theo yêu cầu kỹ thuật. Tiến hành in theo yêu cầu của khách hàng.

Bảng 2.2 : Trình độ nghiệp vụ của cán bộ - công nhân viên trong công ty

Trình Độ LĐPT Trung Cấp Cao đẳng Đại học

Số nhân viên 60% 10% 20% 10%

Nguồn : Số liệu nhân sự phòng kế toán.

Qua bảng hai ta thấy công ty đã có nguồn nhân lực có chất lượng cao, khả năng thực hiện các công việc được giao tốt. Ngoài ra một số nhân viên đã có bằng đại học thứ hai và một số đang theo học lớp vừa học vừa làm.

Qua sơ đồ bộ máy tổ chức bộ máy và công tác nhân sự hiện nay của công ty Hưng Thịnh, xin có một số nhận xét sau :

- Bộ máy tổ chức của công ty tương đối gọn nhẹ, đảm bảo quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh, phân định rõ chức năng quyền hạn, trách nhiệm của mỗi phòng ban và từng công nhân viên.

- Cần lập thêm phòng Marketing.

- Công ty cần phải không ngừng đào tạo nâng cao năng lực của cán bộ công nhân viên, cũng như nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của công nhân viên.

- Ngoài ra công ty cũng đã thực hiện tốt việc đào tạo con người, mỗi ngày công nhân cắt may lành nghề ngày càng cao, tuy trang bị máy móc chưa thật sự hiện đại nhưng đội ngũ công nhân may giỏi sẽ làm cho sản phẩm có chất lượng cao. Trong đó chế độ ưu đãi và phúc lợi của công ty cao, tạo được môi trường làm việc hết sức thoải mái cho công nhân.

2.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm (2007-2009).

Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm (2007 – 2009)

Đvt : VNĐ

STT CHỈ TIÊU Năm 2007 NĂM 2008 NĂM 2009

(1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 14.587.635.318 16.832.070.716 12,952.361.928 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 2.050.200 12.300.000 6.019.000 3

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01-02) 10 14.585.585.148 16.819.770.716 12.946.342.928 4 Giá vốn hàng bán 11 13.292.222.405 15.596.389.117 11.395.438.452 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20= 10-11) 20 1.293.362.743 1.223.381.599 1.550.904.476 6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 12.980.657 15.858.197 8.976.481 7 Chi phí tài chính 22 69.900.000 54.300.000

8 Chi phí bán hàng 24 140.872.824 271.512.340 167.959.679 9 Chi phí quản lý doanh

nghiệp 25 983.275.537 813.689.999 852.052.497 10

Lợi nhuận thuần từ

hoạt động kinh doanh (30=20+(21-22)-(24- 25)) 30 112.595.009 99.737.457 539.868.781 11 Thu nhập khác 31 12 Chi phí khác 32 388.851.716 13 Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 (388.851.716) 14 Tổng lợi nhuận kế toán

trước thuế (50=30+40) 50 112.595.009 99.737.457 151.017.065 15 Chi phí thuế thu nhập

doanh nghiệp hiện hành 51 31.526.603 20.105.402 26.427.979 16 Chi phí thuế thu nhập

doanh nghiệp hoàn lại 52 17

Lợi nhuận sau thuế thu

nhập doanh nghiệp (60 = 50-51-52)

60 81.068.406 79.632.055 124.589.041

Bảng 2.3 là kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Hưng Thịnh, trong ba năm liền từ 2007 đến 2009, nhìn vào bảng ta số liệu ta thấy doanh thu của công ty có giảm sút nhưng lợi nhuận tăng cao, đặc biệt là từ năm 2008 đến 2009 doanh thu của công ty đã giảm sút mạnh do ảnh hưởng chung của nền kinh tế cả nước do năm 2008 giá cả tăng cao nên doanh thu bán hàng của công ty cũng cao.

2.2. Phân tích chung hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Hưng Thịnh trong thời

gian qua.

2.2.1. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Hưng Thịnh.

Từ trước những năm 2002 Công ty trang bị BHLĐ Hưng Thịnh chủ yếu bán ra thị trường hàng hoá quần áo bảo hộ lao động theo đơn đặt hàng của các khách hàng là chính. Sau năm 2002 công ty đã thực hiện chiến lược mở rộng thị trường, đa dạng hoá sản xuất. Hiện nay ngoài mặt hàng chủ lực là may mặc bhlđ công ty còn sản xuất giày bhlđ, găng tay, khẩu trang, nón các loại và các mặt hàng bảo hộ lao động khác…

Công ty luôn thực hiện phương châm sản xuất là chỉ đưa vào kế hoạch sản xuất mặt hàng đã kí hợp đồng và chắc chắn sẽ được tiêu thụ trên thị trường.

Bảng 2.4: Bảng kết quả tiêu thụ các mặt hàng của công ty Hưng Thịnh.

Đvt: VNĐ

Các chỉ tiêu Năm So sánh %

2008 2009 2009/2008

Quần áo bhlđ các loại 9.198.726.646 8.724.710.995 94,85 Giày các loại 3.236.807.199 2.107.349.286 65,1 Găng tay các loại 472.981.187 274.590.073 58,06 Khẩu trang các loại 324.858.965 234.437.751 72,17 Nón các loại 371.988.763 227.961.570 61,28 Dây đai an toàn 693.481.313 442.970.778 63,87 Các mặt hàng BHLĐ

khác 2.533.226.643 940.341.476 37,12

Tổng doanh thu 16.832.070.716 12.952.361.928 76,95

Qua bảng 2.4 ta thấy rằng tổng doanh thu của công ty năm 2009 gảm mạnh hơn rất nhiều so với năm 2008, cụ thể là tổng doanh thu năm 2009 đạt 12,952,361,928 đồng giảm 23,05% so với năm 2008.

Tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu các mặt hàng năm 2009 như sau :

- So với năm 2008 thì doanh thu Quần áo may mặc các loại năm 2009 có giảm sút nhưng không đáng kể ( giảm 5,15%) , ngoài ra doanh thu của các mặt hàng còn lại cũng đều giảm mạnh điển hình như doanh thu của mặt hàng găng tay so với năm 2008 giảm 41,94%, mặt hàng này giảm mạnh là do tình hình nhập sợi để dệt găng tay gặp khó khăn nên công ty phải cắt giảm sản xuất. So với năm 2008 thì mặt hàng giảm sút doanh thu mạnh nhất là các mặt hàng khác (Ủng, áo mưa, kính các loại, nút tai chống ồn, thiết bị phòng cháy chữa cháy, dẻ lau …) giảm 62,88%, mặt hàng giày các loại giảm 34,9%, dây đai an toàn giảm 36,13%.

Nhìn chung tình hình tiêu thụ các sản phẩm của công ty tốt. Doanh thu các mặt hàng năm 2009 có sự biến động mạnh nguyên nhân chính là do năm 2008 giá cả thị trường tăng đột biến nên hàng hóa của công ty phải tăng giá làm tăng doanh thu.

Bảng 2.5: Tỷ trọng doanh thu giữa các mặt hàng của công Hưng Thịnh(năm 2009)

Chỉ Tiêu Tỷ trọng (%)

Quần áo bhlđ các loại 67,36 Giày các loại 16,27 Găng tay các loại 2,12 Khẩu trang các loại 1,81 Nón các loại 1,76 Dây đai an toàn 3,42 Các mặt hàng BHLĐ khác 7,26

Nhìn vào bảng 2.5 ta thấy rằng hai mặt hàng quần áo bảo hộ lao động các loại và giày các loại chiếm 83,66% tổng doanh thu, trong đó mặt hàng quần áo là 67,36% còn mặt hàng Giày là 16,27%. Sản phẩm may mặc luôn mang lại phần lớn doanh thu cho công ty do đó công ty luôn đặt trọng tâm vào mặt hàng này, luôn có kế hoạch sản xuất đáp ứng nhu cầu mọi thời điểm.

2.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm.

2.2.2.1. Nhu cầu thị trường.

Một công ty muốn có thể sản xuất kinh doanh hoặc tiêu thụ bất cứ một sản phẩm nào đó thì nghiên cứu nhu cầu thị trường, những sở thích tâm lý của khách hàng.

Công ty muốn tiêu thụ tốt sản phẩm của mình thì phải có những chính sách nghiên cứu kỹ môi trường, vị trí, địa điểm cần thiết để có thể tung sản phẩm của mình ra thị trường đó.

Bảng 2.6: Tình hình tiêu thụ các sản phẩm năm 2009

Sản phẩm ĐVT

Khách hàng trực

tiếp của công ty Hợp tác các đối tác cùng ngành TỔNG SỐ LƢỢNG Số lƣợng Tỷ trọng Số lƣợng Tỷ trọng Quần áo bhlđ các loại Sản phẩm 98.265 84,81% 17.602 15,19% 115.867 Giày các loại Đôi 23.750 87,03% 3.540 12,97% 27.290 Găng tay các loại Đôi 48.105 53,39% 12.000 46,61 % 90.105 Khẩu trang các loại Cái 72.156 58,35% 51.500 41,65 % 123.656 Nón các loại Cái 16.025 100% 0 0% 16.025 Dây đai an toàn Sợi 2.355 100% 0 0% 2.355

Bảng 2.6 cho ta thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm năm 2009 của công ty là rất tốt. Mặt hàng Quần áo là mặt hàng chính của công ty đạt tổng sản lượng sản xuất là 115.867 sản phẩm, hàng chủ yếu sản xuất phục vụ cho khách hàng của công ty chiếm 84,81%, may hợp tác cho các đối tác 15,19% chủ yếu là hàng áo thun, áo sơmi. Mặt hàng găng tay các loại có sản lượng bán cho các đối tác cùng ngành rất cao (46,61%), mặt hàng khẩu trang các loại sản lượng bán cho các đối tác cùng ngành là 41,65%. Riêng hai mặt hàng nón và dây đai an toàn sản xuất chủ yếu phục vụ cho khách hàng của công ty.

Ngoài ra công ty cần phải nghiên cứu nhu cầu thị trường để xác định khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty, trên cơ sở nghiên cứu thị trường công ty có khả năng nâng cao được khả năng thích ứng với thị trường của mỗi sản phẩm do mình sản xuất ra từ đó đẩy mạnh khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty.

Phân đoạn đúng thị trường mục tiêu và tiềm năng.

Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu tức là công ty phải phân chia rõ ràng các khu vực kinh doanh của mình, qua điều tra nghiên cứu thị trường để dự đoán và xác định thị trường có triển vọng nhất trên cơ sở những thông tin thu được công ty tiến hành nghiên cứu Maketing từ đó giúp cho công ty so sánh nhiều thị trường hay chọn ra một hay nhiều thị trường có triển vọng tốt thông qua quy mô cơ cấu thị trường, nghiên cứu phân tích các địa bàn khác nhau theo những tiêu thức khác nhau đồng thời công ty phải xem xét đánh giá sự ảnh hưởng của môi trường ngoài tầm kiểm soát của công ty. Quá trình phân tích Maketing để lựa chọn thị trường mục tiêu là chiến lược kinh doanh có tác động chủ yếu đến sự tiêu thụ của công ty.

2.2.2.2. Đối thủ cạnh tranh.

Những năm gần đây thị trường bảo hộ lao động luôn tồn tại sự canh tranh gay gắt giữa các công ty trong nước và một số công ty nước ngoài.

Sản phẩm của công ty sản xuất ra chủ yếu phục vụ cho ngành bảo hộ lao động, sản phẩm không đòi hỏi về chất lượng quá cao nên đối thủ tranh tranh cùng ngành bảo hộ lao động là rất nhiều, một số đối thủ của công ty như : Công ty bảo hộ lao động Hoàng Thắng, Công ty bảo hộ lao động Bảo Minh, Công ty TNHH SX Á Âu Công ty TNHH bảo hộ lao động Đại Thanh Bình, Cửa hàng bách hóa số 1….Nhưng đối với mặt hàng may mặc công ty cũng có một vị thế nhất định ở thị trường phía Nam, một số đối tác là một số công ty lớn và doanh nghiệp nhà nước qua đó công ty cũng quảng cáo hình ảnh của công ty.

2.2.2.3. Khả năng đáp ứng của công ty.

Công ty Hưng Thịnh duy trì những khách hàng thường xuyên giữ vững thị trường đã có được là do công ty đã quan tâm mạnh vào quá trình đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất, phần nào duy trì chất lượng thiết bị, chất lượng sản phẩm. Công ty liên tục mở rộng sản xuất đa dạng hóa sản phẩm liên tục thay đổi mẫu mã thay đổi chủng loại kích cỡ sản phẩm để liên tục đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nhờ đó sản phẩm của công ty đã có sức mạnh cạnh tranh trên thị trường góp phần vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh, giữ vững khách hàng của mình.

Các dịch vụ tiêu thụ sản phẩm mà công ty áp dụng thực hiện đem lại những hiệu quả rất cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Các nghiệp vụ phục vụ tốt trong quá trình tiêu thụ sản phẩm như: Đóng gói, bảo quản mẫu mã, nhãn hiệu hàng hóa và đặc biệt là khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm được công ty đánh giá cao đảm bảo sản phẩm tới tay người tiêu dùng sẽ làm hài lòng và yên tâm về mọi yêu cầu đòi hỏi.

Đó là ưu điểm chính nổi bật của công ty Hưng Thịnh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Những ưu điểm này chính là những yếu tố quan trọng góp phần để công ty tồn tại và phát triển.

2.2.3. Phân tích các chính sách Maketing – Mix trong tiêu thụ sản phẩm của

công ty trang bị BHLĐ Hưng Thịnh.

2.2.3.1. Chính sách sản phẩm.

Trong những năm gần đây công ty đã có chính sách phát triển sản phẩm mới, đồng thời việc cải tiến và đa dạng hóa mặt hàng truyền thống. Đối với mặt hàng truyền thống là may mặc bảo hộ lao động thì tình hình cụ thể như sau :

- Công ty đã đa dạng hóa mặt hàng may mặc do nhu cầu của thị trường may mặc đòi hỏi phải nhiều loại sản phẩm. Từ chỗ chỉ sản xuất các loại quần áo ban đầu theo đơn hàng là : quần áo kaki các loại , quần áo sơ mi các loại. Cho đến hiện nay công ty đã sản xuất được nhiều mặt hàng bao gồm nhiều chủng loại khác nhau như : áo thun, áo gió, tạp dề, áo bác sĩ, áo đầu bếp…

Một phần của tài liệu Một số giải pháp duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty hưng thịnh (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)