trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Hưng Thịnh.
2.3.5.1. Những điểm mạnh và thanh tích mà Công ty đạt được:
- Chất lƣợng :
Điều đáng tự hào nhất đối với Công ty Hưng Thịnh trong những năm qua là chất lượng luôn nhận được sự tín nhiệm của những đối tác. Càng ngày sản phẩm càng đẹp hơn, và có tính cạnh tranh cao. Đây chính là thành quả nỗ lực không mệt mỏi của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty.
- Giá thành :
Do áp dụng nhiều biện pháp hạ giá thành nên so với những sản phẩm đồng chất lượng thì giá thành của Công ty gần như ngang và thấp hơn. Đây được coi là một trong những yếu tố cạnh tranh hiệu quả với các sản phẩm của Công ty khác từ đó đã tạo điều kiện cho Công ty vượt lên chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ. Những biện pháp đó như là: Tìm nguyên vật liệu thay thế, giảm giá, tiết kiệm các yếu tố đầu vào, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả sử dụng máy.
- Cơ chế bán:
Cơ chế bán ngày càng hoàn thiện đã tạo mọi điều kiện trong việc mua bán vận chuyển giao nhận hàng cho khách hàng.
- Thị trƣờng:
Thị trường truyền thống của Công ty, các khu vực phía Nam Việt Nam không ngừng được củng cố. Gần đây Công ty cũng rất thành công khi mở rộng thị trường ra khu vực miền Trung và miền Bắc. Thị trường miền Trung với các Công ty cao su rất khó tính nhưng đã bị khuất phục bởi chất lượng, hình dáng cũng như giá cả của Công ty. Trong tương lai đây là một thị trường tiềm năng to lớn cần được khai thác.
- Doanh thu và lợi nhuận:
Trong những năm qua doanh thu của công ty tuy có giảm nhưng lợi nhuận tăng lên đáng kể, nên đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty đã được cải thiện đáng kể, luôn có việc làm ổn định được quan tâm nhiều hơn đến cả đời sống vật chất lẫn tinh thần.
- Lợi thế cạnh tranh:
So với các đơn vị sản xuất hàng bảo hộ lao động ở miền Nam mới ra đời thì khả năng cạnh tranh của Công ty Hưng Thịnh là cao hơn nhờ có uy tín trong ngành. Hơn nữa Công ty luôn có mức giá cả, chất lượng hấp dẫn, đây là một lợi thế vô cùng to lớn.
2.3.5.2. Một số tồn tại về việc duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Chất lƣợng:
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng vẫn không tránh khỏi những sản phẩm bị lỗi được đưa ra thị trường. Mộ số Công ty quen trong nước khá dễ tính nên thường chấp nhận những lỗi nhỏ, ngược lại những Công ty liên doanh, Công ty nước ngoài rất khắt khe, chỉ cần có một lỗi nào đó dù nhỏ hay lớn, dù có khắc phục được hay không cũng bị coi là vi phạm hợp đồng. Vừa qua có lô hàng quảng cáo giao cho Công ty Unilever đã bị trả lại gây thiệt hại không nhỏ cho Công ty.
- Công nghệ:
Hầu hết máy móc của Công ty khá cũ, máy đầu tư mới ít nên thường xuyên hỏng hóc vặt làm tăng chi phí và giảm năng suất lao động. Hơn nữa công nghệ cũ kỹ đã không cho phép doanh ngiệp đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Vốn:
Cũng như đa số các doanh nghiệp khác Công ty Hưng Thịnh luôn thiếu vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh như mua sắm nguyên vật liệu, các yếu tố đầu vào để đổi mới công nghệ... Số vốn thiếu hụt phải đi vay từ Nhà nước, ngân hàng, từ liên doanh liên kết... việc sử dụng và huy động vốn vẫn không đạt hiệu quả cao.
- Nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu chính của Công ty được mua từ các xưởng dệt phía Bắc chất lượng không đồng đều làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất.
- Địa điểm sản xuất:
Bố trí cơ cấu sản xuất phân tán tại ba nơi làm tăng chi phí vận chuyển, kém linh hoạt, kéo dài thời gian sản xuất do thiếu đồng bộ giữa các cơ sở.
- Đặc điểm sản xuất:
Bị ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ, thời kỳ cao điểm thường là tháng 2,3,4,10,11,12 và Công ty sản xuất dựa trên yêu cầu của các đơn đặt hàng. Điều này cho thấy tính thiếu chủ động trong kinh doanh của Công ty. Công tác tiêu thụ còn bị động theo diễn biến của thị trường thiếu linh hoạt. Đặc biệt khi tham gia đấu thầu do giá dự thầu cao nên tỷ lệ trúng thầu rất thấp.
- Tình hình cạnh tranh:
Nhiều Công ty mới ra đời có lợi thế hơn về công nghệ kỹ thuật đang cạnh tranh gay gắt với Công ty Hưng Thịnh. Bên cạnh đó là các cở sản xuất sử dụng vải và nguyên vậy liệu kém chất lượng nên giá thành khá rẽ để canh tranh làm ảnh hưởng tới sức tiêu thụ hàng hoá của công ty.
- Công tác Marketing chƣa có hiệu quả hiệu:
Do doanh nghiệp có quy mô vừa - nhỏ nên bộ phận Marketing chưa có, vì vậy mọi hoạt động về Marketing đều do phòng kinh doanh của Công ty quyết định. Cũng như nhiều doanh nghiệp ở nước ta, Công ty Hưng Thịnh dành một chi phí rất nhỏ cho công tác Marketing cho nên trên thực tế công tác Marketing của Công ty chưa phát huy hiệu quả cao. Nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường, điều đó cũng có nghĩa là tồn tại sự cạnh tranh gay gắt khốc liệt do việc đẩy mạnh hoạt động Marketing trong giai đoạn hiện nay đang đặt ra vấn đề cấp bách với các doanh nghiệp nước ta nói chung cũng như Công ty Hưng Thịnh nói riêng. Theo nghiên cứu số lượng đơn hàng thì thấy số lượng đơn hàng hàng năm, hàng quý, hàng tháng là không đều nhau thậm chí chênh lệch rất lớn khiến cho đôi lúc sản xuất bị gián đoạn. Công ty chưa chủ động tìm kiếm thị trường, đội ngũ làm công tác Marketing còn thiếu kinh nghiệm hoạt động thị trường.