Theo Luật Quản lý thuế của Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10, số
78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2007 thì thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Thuế trực thu là thuế
mà người chịu thuế và người nộp thuế là một, ví dụ như thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hay thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Do vậy khoản thuế đánh trên tiền lãi thu nhập được xem là một loại thuế trực thu.
Ở Việt Nam hiện nay, thuế TNCN được xác định theo Luật thuế Thu nhập cá nhân của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 2, số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009. Trước đó, tờ trình dự
thảo luật thuế TNCN vào 09/2006 đưa thu nhập từ lãi tiết kiệm trên mức 5.000.000 đồng thuộc vào diện và được xem là thu nhập từđầu tư vốn (là một trong 14 loại thu nhập chịu thuế TNCN) áp dụng biểu thuế toàn phần với tỷ lệ
thuế suất là 5%.[4.2] Tuy nhiên, đề xuất này đã đã gặp phải sự phản đối từ
nhiều phía sau khi được thảo luận trước Ủy ban thường vụ Quốc Hội và tổ
chức trưng cầu ý dân của Bộ Tài Chính [4.1][4.4][4.5] và đã không được chính thức đưa vào Luật thuế TNCN ban hành vào 21/11/2007 và thực tế cho đến nay thuếđánh vào tiết kiệm tại Việt Nam chưa được triển khai áp dụng.
Có hai quan điểm trái ngược nhau và rất khó thống nhất với nhau: hưởng ứng và không hưởng ứng việc đưa thu nhập từ lãi gửi tiết kiệm vào thu nhập chịu thuế.
2.2.1Quan điểm hưởng ứng đối với việc đưa thu nhập từ lãi tiền gửi tiết kiệm vào diện chịu thuế
Quan điểm này đưa ra các vấn đề phát sinh nếu không đánh thuế vào tiền lãi tiết kiệm
• Thứ nhất, việc định nghĩa và xác định như thế nào là tiền gửi tiết kiệm không phải là điều dễ dàng.
• Thứ hai, để tránh thuế các tổ chức tài chính sẽ không đa dạng hóa các công cụ huy động vốn mà chỉ tập trung vào tiền gửi tiết kiệm • Thứ ba, tạo ra sự bất lợi cho các tổ chức tài chính không được phép
huy động vốn qua kênh tiền gửi tiết kiệm mà chỉ có thể phát hành các loại chứng khoán nợ, chứng khoán vốn do các khoản lãi trái phiếu, tín phiếu, lợi tức cổ phần thuộc vào diện chịu thuế TNCN, trong khi thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ lại được miễn thuế TNCN.
• Thứ tư, Việc thu thuế đối với thu nhập từ lãi tiền gửi tiết kiệm có thể góp phần kiểm soát thu nhập và thực hiện công bằng, bình đẳng hơn giữa các cá nhân có thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau. Do sự
bất bình đẳng khi thu nhập tiền lãi từ các loại chứng khoán nợ, chứng khoán vốn như các khoản lãi trái phiếu, tín phiếu, lợi tức cổ
phần phải chịu thuế TNCN, trong khi thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ
chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ lại được miễn thuế TNCN.
Như vậy, việc không đưa tiền lãi gửi tiết kiệm vào diện chịu thuế làm cho mục tiêu phát triển một hệ thống tài chính lành mạnh dựa trên các loại hình tổ chức tài chính, các công cụ tài chính và các thị trường tài chính đa dạng sẽ trở nên khó khăn hơn. Còn ngược lại, nếu đưa tiền lãi gửi tiết kiệm vào diện chịu thuế thì xuất hiện sự phân biệt đối xử giữa việc huy động vốn của các tổ chức tài chính và huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp. Khi đó, thị trường trái phiếu công ty sẽ khó phát triển và
điều này cũng đi ngược lại với mục tiêu đã đặt ra.
Trên thực tế hai trong số các vấn đề trên đã được tháo gỡ theo nội dung Nghị định số 124/2008/NĐ-CP và Nghị định số 122/2011/NĐ-CP sửa
đổi bổ sung một số điều quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế TNDN vừa được Chính phủ ban hành. Trong đó: “Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, bao gồm lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, lãi cho vay vốn dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật, phí bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong trường hợp hợp đồng cho vay vốn đều phải chịu thuế thu nhập”.
Theo một số chuyên gia ngân hàng nhận định thì quyết định đánh thuế
lãi tiền gửi tiết kiệm, một mặt sẽ giúp cho các doanh nghiệp sử dụng tốt hơn vốn tự có và hạn chế sử dụng vốn vay của ngân hàng, mặt khác giảm thiểu cuộc đua lãi suất huy động giữa một số các doanh nghiệp có số lượng tiền mặt lớn đã mặt cả với ngân hàng, buộc ngân hàng phải đưa ra mức lãi suất của theo doanh nghiệp thì mới gửi còn nếu không thì sẽđem sang ngân hàng khác. Ngoài ra, nó cũng tác động hai chiều, là cách để chấn chỉnh được hoạt động huy động vốn của ngân hàng đi vào qui định. Một số doanh nghiệp không có kỷ luật còn tìm cách chuyển nguồn vốn nhàn rỗi của mình sang dạng tiền gủi tiết kiệm cá nhân để tránh thuế, gây thất thu cho ngân sách.
2.2.2Quan điểm không hưởng ứng, không đồng tình với việc đưa thu nhập từ lãi tiền gửi tiết kiệm vào diện chịu thuế
Đứng trên góc độ phản ứng của các cá nhân gửi tiền tiết kiệm tại các tổ
Một là, nếu quy định thu nhập từ lãi tiền gửi tiết kiệm thuộc dạng chịu thuế thu nhập cá nhân sẽảnh hưởng đến việc huy động tiền nhàn rỗi của nhân dân cho đầu tư phát triển trong khi nền kinh tế đang cần huy động tối đa các nguồn lực của xã hội đểđầu tư, phát triển và kiểm soát lạm phát.
Hai là, quy định thu nhập từ lãi tiền gửi tiết kiệm phải chịu thuế sẽ dẫn
đến tình trạng người có tiền không gửi tiết kiệm hoặc gửi ít sẽđẩy mặt bằng lãi suất huy động của các tổ chức tín dụng lên cao. Cụ thể với tình trạng lãi suất huy động VND tăng cao liên tục trong thời gian gần đây đã được Ủy ban Kinh tế và Ngân sách cảnh báo trước Quốc hội, thuếđánh trên tiết kiệm có thể
làm mặt bằng lãi suất huy động bị đẩy lên cao hơn do sự khan hiếm nguồn vốn huy động được từ dân cư của hệ thống NHTM với 80-90% doanh nghiệp vay tiền từ ngân hàng [4.1]. Mặt khác, lãi suất tăng cao kéo theo chi phí tăng
đồng thời làm giảm khả năng tiếp cận vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Ba là, lãi tiền gửi tiết kiệm của cá nhân mang tính tích lũy là chủ yếu với mục đích đảm bảo cho cuộc sống tương lai, dự phòng rủi ro không vì đầu tư sinh lời, tâm lý người dân sẽ phản ứng lại chính sách thuế này bằng cách trốn thuế. Khi đó nhà nước khó có thể kiểm soát và quản lý nếu người dân muốn trốn thuế, với cách tính thuế trên số tiền lãi nhận được trên một ngưỡng cố định (theo dự luật) thì khi đó sẽ xuất hiện tình trạng những người có tiền gửi tiết kiệm chia nhỏ số tiền, gửi ở nhiều ngân hàng khác nhau để tránh nộp thuế.[4.5] Hoặc bằng cách khác, khi người dân không gửi tiết kiệm nữa cũng không thểđem tiền “gối đầu giường” mà họ sẽ chuyển sang mua vàng để cất trữ hay đầu tư vào các tài sản khác, vào đất đai mà không phục vụ cho hoạt
động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.[4.4] Như vậy, vô hình chung việc thu thuế đã đẩy nền kinh tế vào khó khăn hơn vì với những trường hợp này vốn hoàn toàn không thể luân chuyển.[4.5] Hơn nữa, tiền gửi tiết kiệm là nguồn cung cấp vốn quan trọng cho sản xuất kinh doanh thông qua kênh huy động vốn là các NHTM.
Bốn là, với điều kiện nước ta hiện nay như hệ thống tài chính chưa thực sự phát triển và hạ tầng thông tin liên kết giữa các tổ chức tín dụng, sẽ khó có thể nắm được thông tin để đảm bảo thu đúng thu đủ đối với loại thu nhập này.[4.1]
Trên thực tế vào 10/2010, thông tin Thông tư 22/TT-NHNN và Thông tư 84/TT-NHNN quy định khoản lãi gửi vàng dưới hình thức chứng chỉ tiền gửi bằng vàng phải nộp thuế TNCN 5% trong khi đó các cá nhân gởi vàng dưới dạng sổ tiết kiệm thì không bị đánh thuế nhập nhằng và khiến các cá nhân gửi tiết kiệm dưới hình thức này phản ứng bức xúc.[1]