Chính sách thuế đối với tiếtkiệm

Một phần của tài liệu Đề tài môn học phân tích chính sách thuế THUẾ ĐÁNH vào TIẾT KIỆM (Trang 36 - 61)

3.1.1Trì hoãn áp dụng chính sách thuếđánh vào tiết kiệm cá nhân

Với điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay và một vài năm sắp tới , khi cần xây dựng một thị trường vốn hiệu quả hơn bởi tổng đầu tư toàn xã hội những năm qua luôn chiếm khoảng 44% GDP trong khi tỷ lệ tiết kiệm chỉ là 20%, nguồn vốn cho doanh nghiệp, trong đó 80% từ ngân hàng, do đó luôn luôn thiếu[4.6]. Bên cạnh đó là quyết tâm tái cơ cấu thị trường tài chính mà trọng tâm là hệ thống ngân hàng. Vì vậy nền kinh tế rất cần nguồn vốn vừa

đảm bảo cho sản xuất kinh doanh, giữ thanh khoản cho hệ thống ngân hàng phục vụ cho quá trình tái cơ cấu thị trường tài chính.

Với mức lạm phát cao trong những năm gần đây cùng với giá trị thực tế của mức khởi điểm chịu thuế sẽ khiến thuế TNCN trên lãi tiết kiệm bộc lộ

“tính tận thu” mà hậu quả có thể sẽ làm gia tăng động cơ trốn thuế, gây ảnh hưởng không nhỏđến nguồn vốn tiết kiệm từ dân cư.

Vì vậy theo quan điểm của nhóm tác giả, tuy thuế tiết kiệm đã được áp dụng rộng rãi tại các nước phát triển trên thế giới, góp phần tăng thu ngân sách cho Chính phủ. Với đặc điểm xã hội và điều kiện kinh tế của Việt Nam hiện nay, không nên áp dụng chính sách thuế đánh vào lãi tiết kiệm cá nhân trong thời điểm hiện nay, ít nhất là trong vài năm tới. N ếu có phải xem xét đến các điều kiện phát triển về xã hội và hệ thống tài chính.

Một khi Việt Nam phát triển về xã hội và hệ thống tài chính đạt tới mức được xem là quốc gia phát triển thì chính sách đánh thuế vào lãi tiết kiệm cá nhân cần được áp dụng. Trong quá trình này, về phía Chính phủ cần:

- Cải thiện và ổn định tình hình kinh tếđể làm cơ sở cho nền kinh tế phát triển, từđó nâng cao mức sống và nhận thức của người dân.

- Từng bước phát triển và hoàn thiện hệ thống tài chính, khả năng liên kết thông tin giữa các tổ chức tín dụng tạo điều kiện tốt để chính sách này triển khai thành công trong tương lai.

Với cơ sở điều kiện phát triển như trên, nhóm tác giả xin đề xuất một số ý kiến khi áp dụng chính sách thuế này vào thực tiễn tại Việt N am:

- Trong bước đầu thực hiện chính sách thuế này, mức thuế suất cần ở mức thấp có thể chấp nhận được, chẳn hạn như 1-2% với mục tiêu triển khai chính sách quan trọng hơn là tăng thu ngân sách để giảm thấp hiệu ứng tâm lý và tạo sựđồng thuận của cá nhân nộp thuế.

- Không nên áp chung một mức thuế lãi tiết kiệm trên tất cả các loại hình gởi tiết kiệm và đối với tất cả các đối tượng nộp thuế nhằm tạo nên sự linh hoạt để thu đúng và thu đủ khoản thuế này.

- Tùy vào tình hình phát triển của nền kinh tế mà điều chỉnh miễn hoặc giảm thuế để tránh tác động đến khả năng tài chính của các cá nhân nộp thuế trong những lúc điều kiện kinh tế suy thoái, hoặc suy thoái kết hợp với lạm phát và giảm phát.

- Quản lý được các nguồn thu nhập cá nhân, tạo sự công bằng khi áp loại thuế này. Thực hiện sựđiều tiết giữa người có thu nhập cao với người có thu nhập thấp bằng các chính sách như: ưu đãi hoặc miễn giảm thuếđối với người có thu nhập thấp, giảm trừ gia cảnh,..

- Cùng với việc thu thuế lãi từ tiền gửi tiết kiệm thì cũng cần thu lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tài chính vì khoản thu này cũng tương tự như lãi từ tiền gửi tiết kiệm. Tuy nhiên cần có chính sách ưu đãi như giảm hoặc giãn thuế đối với các khoản tiền gửi tiết kiệm dài hạn, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm tài chính so với các loại hình có kỳ hạn ngắn.

- Vận dụng ưu điểm của hình thức trì hoãn thuế của các tài khoản tiết kiệm đã được áp dụng trên thế giới như IRA, 401(k) vào các hình

thức tiết kiệm dài hạn như tiền gửi ngân hạn kỳ hàng 5 – 10 năm, hợp

đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm tài chính nhằm khuyến khích các cá nhân có kế hoạch tiết kiệm hơn cho tương lai để làm giảm gánh nặng cho Xã hội khi các cá nhân ở độ tuồi nghỉ hưu, tạo ra ngoại tác tích cực cho Xã hội.

- Lãi tiền gửi của khoản thu nhập từ kiều hối sẽ không thuộc diện chịu thuế, nhằm tạo sựđồng thuận với chính sách khuyến khích, ưu đãi kiều hối. Nếu đánh thuế đối với tiền lãi này thì sẽ làm giảm lượng ngoại tệ vào trong nước, gia tăng việc chuyển ngân lậu, không qua hệ

thống ngân hàng, sẽ vừa không thu được thuế vừa không quản lý được và ảnh hưởng đến nguồn vốn phát triển kinh tế.

- Cần nghiên cứu phân biệt rõ mục đích gởi tiết kiệm là đầu tư

hay chỉ là tích lũy, ổn định tiêu dùng, phòng ngừa rủi ro. Từ đó phân loại lãi suất tiền gửi tiết kiệm làm hai: tiết kiệm tiêu dùng và tiết kiệm

đầu tư. Chẳn hạn, nếu lãi tiết kiệm tiêu dùng là tiết kiệm của người gửi hàng tháng không vượt quá thu nhập cá nhân của họ trong tháng đó thì tiết kiệm ấy không bị đánh thuế. Ngược lại, nếu tiền gửi tiết kiệm vượt quá thu nhập cá nhân của họ trong tháng thì phải đóng thuế vì đó là tiền

đầu tư. Kết hợp xem xét đến kỳ hạn tiền gởi tiết kiệm là ngắn hay dài hạn. Thông thường các khoản tiền gởi ngắn hạn là nhằm vào mục đích

đầu tư hưởng lãi suất cao, đầu cơ vào vàng và bất động sản. Ngược lại các khoản tiền gởi dài hạn có mục đích tích lũy ổn định tiêu dùng.

- Đối với các trường hợp chuyển nhượng hoặc thừa hưởng cũng cần xem xét phân biệt rõ mục đích gởi tiết kiệm ban đầu là tích lũy hay

đầu tư, kết hợp xem xét đặc điểm của đối tượng chuyển giao và đối tượng thừa hưởng đểđề ra mức thuế suất hợp lý. Chẳn hạn, miễn giảm thuế khi Cha mẹ chuyển lại khoản tiền tiết kiệm dài hạn trong 10 năm cho con cái đang có gia cảnh khó khăn.

KẾT LUẬN

1. Kết luận

Thuế là nguồn thu chính của ngân sách của quốc gia, thuế còn là một trong những công cụ được sử dụng để điều tiết nền kinh tế. Hầu hết các loại thuế đều có phạm vi ảnh hưởng nhất định tới nền kinh tế và xã hội: cả trong ngắn hạn và dài hạn, cả trong cân bằng từng phần và trong cân bằng tổng thể, hành vi ứng xử của cả người sản xuất và người tiêu dùng, tiêu dùng hiện tại, tiêu dùng tương lai vv... Một hệ thống thuế tốt đòi hỏi phải đáp ứng được các tính chất cơ bản: hiệu quả, đơn giản, linh hoạt, trách nhiệm về mặt chính trị và công bằng. Một hệ thống thuế trực thu thông qua thuế thu nhập tốt sẽ ít gây méo mó cho thị trường ít hơn so với hệ thống thuế hàng gián thu thông qua các loại thuế đánh vào hàng hóa. Do vậy thuế đánh vào lãi thu nhập từ tiết kiệm cũng phải đáp ứng được các tiêu chí cơ bản trên.

Thuế trên lãi tiết kiệm đã được áp dụng rộng rãi tại một số nước trên thế giới. Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay thì chưa nên áp dụng loại thuế này. Tờ trình Dự thảo Luật thuế thu nhập cá nhân (TNCN) vào tháng 09/2006 trong đó có đề xuất đánh thuế vào tiền lãi gởi tiết kiệm dựđịnh trình Chính phủ và Quốc Hội thông qua trong kỳ họp đầu năm 2007, với dự kiến có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 đã gặp phải sự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phản đối mạnh từ nhiều phía từ các đại biểu Quốc Hội, chuyên gia kinh tế và người dân. Cũng có một số quan điểm đồng tình ủng hộ chính sách này. Chính vì thế, chủ đề “Thuế đánh vào tiết kiệm” đã tập trung nghiên cứu những vấn

đề lý thuyết về chính sách thuế đánh vào lãi tiết kiệm và tổng hợp thực tiễn thế giới và hiện trạng ở Việt Nam để từđó luận giải những mặt lợi và hại để

có cơ sở đề ra các ý kiến để việc triển khai chính sách thuế này trong tương lai. Qua quá trình tìm hiểu nghiên cứu, nhóm tác giả có kết luận như sau:

Th nht, chỉ nên áp dụng khi hội đủ điều kiện về phát triển kinh tế xã hội và cần có lộ trình và phương án triển khai thận trọng.

Th hai, thuế đánh vào lãi thu nhập từ tiết kiệm sẽ tác động đến hành vi tiêu dùng của các cá nhân trong xã hội. Nếu chỉ đơn thuần đánh thuế vào thu nhập từ lãi tiết kiệm để tăng thu cho ngân sách mà không có chính sách ưu

đãi như: miễn giảm thuế trong thời gian tham gia tiết kiệm thông qua các tài khoản tiết kiệm đặc thù, trì hoãn việc nộp thuế cho đến khi tiền lãi được sử

chính sách mang lại cho toàn bộ nền kinh tế và xã hội, thì việc triển khai chính sách thuế này sẽ khó thành công trong thực tiễn.

2. Hướng nghiên cứu tiếp theo

Hiện tại thuế đánh vào tiết kiệm chưa được chính thức đưa vào Luật thuế TNCN và áp dụng trong thực tiễn nên những số liệu thống kê đối với tác

động của loại thuế này hầu như không có. Chính vì vậy hiện tại những ý kiến

đề xuất dựa trên phân tích thực trạng các loại hình tiết kiệm trong nuớc và tham khảo các mô hình hoạt động của các quốc gia phát triển đã áp dụng chính sách thuế này vào thực tế.

Với đặc điểm xã hội đặc thù mỗi quốc gia là khác nhau, một khi chính sách thuế lãi tiết kiệm được áp dụng trong nước, sẽ phát sinh các vấn đề thực tế và có số liệu thống kê về thị trường đầy đủ hơn.[5][7] Từđó công việc nghiên cứu kiểm định về lợi ích/tác động của loại thuế này đối với các cá nhân/doanh nghiệp/tổ chức nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế nói chung, cũng như

những giải pháp cụ thể giúp giải quyết những khó khăn thực tế gặp phải trong quá trình triển khai chính sách này là một trong những hướng nghiên cứu rất cần thiết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Huệ Văn (2010), Sao lại đánh thuế vàng tiết kiệm của tôi?, Thời báo KIN H DOAN H số 71, ra ngày 20/12/2010

2. Robert S. Pindyck, Daniel L. Rubinfeld, 1989, Microeconomics,

Macmilan Publishing Company, Newyork – bản dịch tiếng Việt.

3. SửĐình Thành & Bùi Thị Mai Hoài (2010), Tài chính công và phân tích chính sách thuế, N hà xuất bản Lao Động

4. Các trang Web :

4.1 Hà Yên (2006), Không nên đánh thuế vào tiền lãi gửi tiết kiệm, tại http://vietbao.vn/Kinh-te/Khong-nen-danh-thue-vao-tien-lai-gui-tiet- kiem/20631849/87/ truy cập ngày 19/01/2012

4.2 Hồng Anh (2011), Chưa đánh thuế thu nhập đối với tiền lãi tiết kiệm, tại http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/02/chua-danh- thue-thu-nhap-doi-voi-tien-lai-tiet-kiem/ truy cập ngày 19/01/2012 4.3 Huế Hằng (2009), Thuế thu nhập cá nhân ở một số nước trên Thế

Giới, tại http://phaply.net.vn/tu-cuoc-song-den-nghi-truong/thue- thu-nhap-ca-nhan-o-mot-so-nuoc-tren-the-gioi.html truy cập ngày 05/02/2012

4.4 Lan Hương (2006), QH phản đối quy định đánh thuế lãi tiền gửi tiết kiệm, tại http://hanoimoi.com.vn/newsdetail/Kinh-te/104034/qh- ph7843n-2737889i-quy-2737883nh-273anh-thu7871-lai-su7845t-

ti7873n-g7917i-ti7871t-ki7879m.htm truy cập ngày 19/01/2012

4.5 Minh Tuấn & Thanh Ngọc (2006), Đánh thuế thu nhập trên lãi tiết kiệm: Lợi ít hại nhiều, tại http://dantri.com.vn/c76/s76-140415/danh- thue-thu-nhap-tren-lai-tiet-kiem-loi-it-hai-nhieu.htm truy cập ngày 19/01/2012

4.6 Nhật Minh (2012), Sáp nhập 5-8 ngân hàng trong năm, tại

http://www.baomoi.com/Sap-nhap-58-ngan-hang-trong-nam- 2012/126/7704844.epi truy cập ngày 05/02/2012

Tiếng Anh

5. Agnar S. (1985), The Effects Of Taxation On Savings And Risk Taking, Handbook of Public Economics, vol. I, edited by A.J. Auerbach and M. Feldstein © 1985, Elsevier Science Publishers B. V. (North-Holland),

The N orwegian School of Economics and Business Administration, Bergen, 44-45. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Eric, T. (2009), Taxation of Saving for Retirement: Current Rules and Alternative Reform Approaches, Urban-Brookings Tax Policy Center. 7. Orazio P.A., James B, Matthew W. (2005), Effectiveness of tax

incentives to boost (retirement) saving: theoretical motivation And empirical evidence, OECD Economic Studies N o. 39, 2004/2, 22-23. 8. Các trang Web :

8.1 The Depository Trust & Clearing Corporation, DTCC Releases November Report On Annuity Product Activity, tại http://www.dtcc.com/news/press/releases/2012/insurance_nov_dat a.php truy cập ngày 07/02/2012

PHỤ LỤC 1

N ỘI DUN G TỜ TRÌN H DỰ THẢO LUẬT THUẾ THU N HẬP CÁ N HÂN 09/2006 TÀI CHÍN H Số: /TTr-BTC CỘN G HOÀ XÃ HỘI CHỦ N GHĨA VIỆT N AM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --- Hà N ội, ngày... tháng 9 năm 2006 Dự thảo TỜ TRÌN H CHÍN H PHỦ Về Luật Thuế thu nhập cá nhân

---

Thực hiện Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2006 của Quốc hội và theo phân công của Chính phủ, Bộ Tài chính đã thành lập Ban soạn thảo Luật thuế

Thu nhập cá nhân bao gồm đại diện các Bộ, ngành có liên quan. Ban soạn thảo đã tiến hành tổng kết đánh giá tình hình thực hiện chính sách thuế hiện hành đối với thu nhập của cá nhân; nghiên cứu làm sõ sự cần thiết và mục tiêu, yêu cầu của thuế thu nhập cá nhân trong điều kiện thực tiễn nước ta; trên cơ sởđó, xây dựng Dự thảo Luật thuế thu nhập cá nhân.

Bộ Tài chính xin trình Chính phủ một số nội dung cơ bản của Dự thảo Luật thuế thu nhập cá nhân như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀN H LUẬT THUẾ THU N HẬP CÁ N HÂN

Nghị quyết Đại hội Đảng IX và X đã xác định "Áp dụng thuế thu nhập cá nhân thống nhất và thuận lợi cho mọi đối tượng chịu thuế, bảo đảm công bằng xã hội và tạo động lực phát triển" và “Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế theo nguyên tắc công bằng, thống nhất và đồng bộ... Điều chỉnh chính sách thuế theo hướng giảm và ổn định thuế suất, mở rộng đối tượng thu, điều tiết hợp lý thu nhập”. Cụ thể hóa nghị

quyết của Đại hội Đảng, Bộ Chính trịđã thông qua Chiến lược cải cách thuếđến năm 2010 trong đó đặt ra yêu cầu: “Cần sớm xác định các bước đi thích hợp để tăng tỷ trọng các nguồn thu trong nước cho phù hợp với tiến trình hội nhập. Mở rộng diện thuế trực thu và tăng tỷ lệ thu từ thuế trực thu”. Thực hiện các Nghị quyết này, Chính phủđã ban hành Quyết định số 201/QĐ-TTg triển khai thực hiện Chiến lược cải cách thuế, trong đó thuế thu nhập cá nhân được xác định ban hành vào năm 2007.

Việc ban hành Luật Thuế thu nhập cá nhân còn xuất phát từ những sự cần thiết sau:

1. Thực hiện thuế thu nhập cá nhân góp phần tăng cường công tác kiểm soát, phân phối thu nhập và điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội.

Để sử dụng hiệu quả công cụ thuế, về cơ bản hệ thống chính sách thuế gồm có thuế gián thu và thuế trực thu.

Thuế gián thu như: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu động viên thu nhập xã hội thông qua tiêu dùng của các tổ chức và cá nhân, không căn cứ vào thu nhập và gia cảnh của người nộp thuế. Đối với các nước

đang phát triển, thu nhập còn thấp nên thuế gián thu thường là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước.

Thuế trực thu như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, động viên trực tiếp vào thu nhập của doanh nghiệp, cá nhân; trong đó thuế thu nhập doanh

Một phần của tài liệu Đề tài môn học phân tích chính sách thuế THUẾ ĐÁNH vào TIẾT KIỆM (Trang 36 - 61)