Cách đây hàng chục năm Singapore đã xây dựng hệ thống cảng biển, công ty vận tải biển, hãng hàng không, công ty Logictics thành một chuỗi dịch vụ thống nhất theo mô hình One-Stop Shop (chỉ dừng chân một lần là có thể mua được tất cả). Nước này cũng đã chuyển đổi Hiệp Hội Giao Nhận thành Hiệp Hội Logistics, điều này thể hiện sự phát triển vượt bậc của ngành Logistics Singapore. Đối với Việt Nam tới nay chúng ta mới chỉ có Hiệp Hội Giao Nhận Kho Vận Việt Nam (VIFFAS). Bản thân tên của hiệp hội này cũng đã quá cũ. Để nâng cao nhận thức của các thành viên trong hội, thúc đẩy sự phát triển của ngành Logistics Việt Nam và xây dựng những chiến lược tổng thể và dài hạn thiết nghĩ chúng ta nên thành lập hiệp hội Logistics Việt Nam trên cơ sở kế thừa của những thành tựu đã đạt được, tuy muộn nhưng chúng ta nên học tập theo kinh nghiệm của Singapore. Một hiệp hội hoạt động sẽ tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo điều kiện cho các
công ty trong ngành phát triển bền vững, loại trừ những tình trạng cạnh tranh tiêu cực, mạnh ai nấy làm như hiện nay.
Do đó, cần tăng cường vai trò của các hiệp hội. Đã đến lúc thành lập hiệp hội Logistics Việt Nam. Trải qua 17 năm phát triển, sứ mạng lịch sử của VIFFAS đã hoàn thành, trước những yêu cầu của thời kỳ mới, cần mạnh dạn cải tổ VIFFAS và đổi tên thành hiệp hội Logistics Việt Nam.
Bằng mọi biện pháp thay đổi tư duy, nhận thức và cách làm của các chủ hàng Việt Nam, giúp các chủ hàng từ bỏ thói quen xuất FOB, nhập CIF là chủ yếu, thay vào đó là nếp nghĩ, cách làm năng động tuỳ từng hoàn cảnh cụ thể, mặt hàng cụ thể, thế và lực của mỗi bên mà linh hoạt lựa chọn điều kiện thương mại thắch hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho doanh nghiệp đồng thời sử dụng các dịch vụ của các công ty Việt Nam tạo điều kiện cho ngành dịch vụ Logistics Việt Nam phát triển.
KẾT LUẬN
Những năm qua, nền kinh tế thế giới có nhiều biến đổi sâu sắc, đặc biệt là xu hướng toàn cầu hoá, quốc tế hóa các hoạt động kinh tế. Từ nền kinh tế dựa trên cơ sở sản xuất hàng loạt, đòi hỏi một lượng hàng lớn đồng nhất sang nền kinh tế mà tắnh độc đáo và đa dạng của hàng hóa được nhấn mạnh. Hoạt động buôn bán cũng chuyển từ đối cực sang đa cực tức là qua nhiều trung gian lần lượt đóng các vai trò người bán và người mua. Tắnh chất phong phú và sự vận động phức tạp của hàng hóa đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ đã đặt ra một yêu cầu mới đối với hoạt động vận tải giao nhận. Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin cho phép sự kết hợp chặt chẽ các quá trình sản xuất, lưu kho, tiêu thụ hàng hóa với hoạt động vận tải giao nhận có hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn và đồng thời phức tạp hơn. Logistics ra đời bắt đầu từ những nguyên nhân trên.
Logistics không phải là lĩnh vực mới mẻ đối với thế giới nhưng lại là vấn đề mới đối với Việt Nam. Mặc dù về đều kiện khách quan cũng như chủ quan việc phát triển Logistics ở Việt Nam khả năng hết sức thuận lợi, song khả năng ứng dụng và phát triển Logistics có đạt hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và còn cần đến rất nhiều thời gian, công sức, của cải cũng như tâm trắ. Về phắa nhà nước, không chỉ tạo lập một môi trường pháp lý thuận lợi mà còn phải có sự hỗ trợ về mọi mặt kể cả vốn để hoạt động Logistics có điều kiện phát triển. Mặt khác về phắa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận cũng phải có những nỗ lực trong nhận thức, trong tổ chức triển khai và quản lý để có thể vươn lên đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trên lĩnh vực Logistics. Với điều kiện mới, cơ hội và thách thức mới, chắc chắn Logistics sẽ được phát triển trong hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận của Việt Nam và tương lai không xa thị trường Việt Nam sẽ xuất hiện nhiều nhà cung cấp dịch vụ Logistics.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bảng kết quả kinh doanh của công ty TNHH TM & DV Tiếp Vận Kết Nối 2. GS TS. Đoàn Thị Hồng Vân: Logistics những vấn đề cơ bản, quản trị Logistics- Nxb Lao động Xã hội Ờ Xuất bản 08/2010
3. GS TS. Hoàng Văn Châu: Logistics và vận tải quốc tế
4. PGS TS. Nguyễn Như Tiến: Logistics khả năng ứng dụng - Nhà xuất bản: Giao thông Vận tải - Xuất bản: 2006