Giải pháp tài chắnh:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho dịch vụ LOGISTICS hội chợ triễn lãm của công ty TNHH TM DV tiếp vận kết nối (Trang 69)

Cần bổ sung vốn lưu động để mua sắm thêm các trang thiết bị hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của công ty

Đầu tư mở rộng kho bãi và các phương tiện vận tải, trang thiết bị để đóng gói sau khi kết thúc triển lãm

Phải xây dựng một quy trình làm việc, quản lý thống nhất, thể hiện tắnh minh bạch rõ ràng. Xác định được rõ những công việc trong quản lý tài chắnh , phân công chi tiết đến từng nhân sự thực hiện.

Khi năng lực và điều kiện chưa cung ứng đầy đủ, trọn gói dây chuyền dịch vụ Logistics cho khách hàng trước mắt công ty phải mở rộng hoạt động liên doanh, liên kết với các công ty, các tập đoàn Logistics nước ngoài để có thể tận dụng và học hỏi công nghệ hiện đại, phương thức quản lý tiên tiến, vốn và thị trường nước ngoài. Qua hợp tác, liên doanh, liên kết dưới nhiều hình thức sẽ giúp cho công ty nhanh chóng tiếp thu, học hỏi những kinh nghiệm tạo điều kiện có thể phát triển Logistics một cách hoàn toàn độc lập, không phải chỉ ở thị trường trong nước mà vươn ra thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới trong thời gian không xa. 3.1.4 Giải pháp nguồn nhân lực:

Xu thế chung trong giao nhận vận tải quốc tế nhất là thời kỳ hội nhập như hiện nay đòi hỏi bắt buộc nhân viên phải có trình độ cao về ngoại ngữ, chuyên môn sâu, có kiến thức rộng về địa lý, am tường luật lệ liên quan đến xuất nhập khẩu, các quy định và luật hải quan trong nước và quốc tế, thông thạo và hiểu biết về pháp luật quốc gia và luật quốc tế, có kiến thức về cả ngân hàng, bảo hiểm và hàng không, tàu biển. Do đó để nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ nhân viên hơn nữa Công Ty TNHH TM & DV Tiếp Vận Kết Nối cần có những chắnh sách khuyến khắch nhân

viên học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn cũng như ngoại ngữ qua các khoá học ngắn hạn do công ty tổ chức hoặc hỗ trợ cho nhân viên tham gia.

Xây dựng kế hoạch cử người đi tham quan học hỏi ở nước ngoài, có chắnh đãi ngộ tốt và xứng đáng với các nhân viên giỏi chuyên môn, kỹ thuật. Đào tạo và tái đào tạo nguồn nhân lực hiện có, thu hút lao động từ xã hội có trình độ đại học, cao đẳng chuyên ngành liên quan, am tường ngoại ngữ, có kiến thức địa lý, ngoại thương, cập nhập thường xuyên kỹ thuật mới trong nghiệp vụ giao nhận vận tải quốc tế.

Công ty cũng có thể tổ chức các chương trình hỗ trợ sinh viên thực tập, thuyết trình về thực tiễn hoạt động ngành hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới cho sinh viên. Các công ty phải có đóng góp vật chất cụ thể cho đào tạo, hỗ trợ chuyên môn cho các trường nếu muốn sử dụng sinh viên tốt nghiệp từ những trường này.

3.1.5 Hoạt động marketing:

Trong bối cảnh thị trường Logistics Việt Nam đang diễn ra sự cạng tranh mạnh mẽ giữa các loại hình doanh nghiệp ở trong và ngoài nước, thị trường Logistics nội địa còn đang bỏ ngỏ thì việc đẩy mạnh hoạt động marketing của công ty là hết sức cần thiết. Trước mắt công ty cần tiến hành những công việc sau đây:

- Thiết lập và mở rộng hơn nữa mối quan hệ với các văn phòng đại diện và các tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam.

- Thường xuyên giữ mối liên hệ tốt với các cơ quan thương vụ và các tổ chức quốc tế của nước ngoài tại Việt Nam cũng như của Việt Nam tại nước ngoài để khai thác các thông tin về các hợp đồng thương mại và đầu tư nhằm mục đắch khai thác nhu cầu dịch vụ vận tải và giao nhận.

- Có kế hoạch tham quan, khảo sát để tìm tòi và học hỏi kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Nghiên cứu và chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc mở các văn phòng đại diện hoặc chi nhánh của công ty ở nước ngoài để khai thác và mở rộng thị trường.

- Xây dựng mạng lưới đại lý của công ty tại các quốc gia có lượng hàng hóa lớn ra vào Việt Nam hay khu vực để thực hiện các dịch vụ cung cấp khi cần thiết nhằm tạo ra sự liên kết chặt chẽ luồng vận chuyển hàng hóa theo đúng yêu cầu mà khách hàng đã đặt ra.

3.2 Những kiến nghị từ phắa doanh nghiệp

3.2.1 Phát triển cơ sở hạ tầng Logistics:

Hệ thống giao thông vận tải là cơ sở hạ tầng quan trọng trong việc phát triển dịch vụ Logistics. Một thực trạng dễ thấy là cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của Việt Nam còn yếu kém, kể cả đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường sông và đường biển. Điều này đã làm cho chi phắ của dịch vụ Logistics cao lên, làm ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như hiệu quả của dịch vụ Logistics ở Việt Nam.

Cần tập trung phát triển hạ tầng công nghệ thông tin. Mặc dù đã nhận thức được trình độ ứng dụng công nghệ thông tin là điểm khác biệt cơ bản để phân biệt một doanh nghiệp giao nhận theo kiểu truyền thống với doanh nghiệp Logistics và đã có những cố gắng nhất định để trang bị, nâng cấp hạ tầng thông tin, nhưng hầu hết các doanh nghiệp Logistics Việt Nam mới chỉ dừng ở mức lập website và dùng webite để giới thiệu về mình cùng những dịch vụ của mình. Trên trang website của các doanh nghiệp Logistics Việt Nam hoàn toàn không có các tiện ắch khách hàng cần như: công cụ theo dõi đơn hàng, lịch tàu, theo dõi chứng từ. Cần lưu ý rằng khả năng nhìn thấy và kiểm soát đơn hàng là yếu tố khách hàng quan tâm hàng đầu khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ Logistics cho mình. Bên cạnh đó, công nghệ thông tin hiện đại là công cụ cơ bản giúp các doanh nghiệp Logistics hàng đầu thế giới hoạt động hiệu quả, đủ sức cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Chắnh vì vậy để phát triển dịch vụ Logistics thì công việc đầu tiên phải quan tâm là tập trung phát triển hạ tầng công nghệ thông tin. Muốn thực hiện công việc này một cách hiệu quả

lại cần có tầm nhìn chiến lược và hệ thống giải pháp đồng bộ từ cấp quốc gia xuống đến các doanh nhgiệp.

Phát triển cảng biển bao gồm việc phát triển hệ thống cầu cảng, kho bãi cảng thông quan nội địa (ICD), đầu tư các phương tiện xếp dỡ, phương tiện vận chuyển hàng hoá trong cảng cũng như phương tiện vận chuyển hàng hoá từ ICD đến cảng và ngược lại, áp dụng các công nghệ thông tin. Phát triển Logistics cũng gắn với quá trình phát triển hàng hải, với sự phát triển của phương thức vận chuyển bằng container đáp ứng yêu cầu nhanh chóng an toàn và hiệu quả. Các cảng cần đầu tư hiện đại hoá đủ sức tiếp nhận các tàu container thế hệ mới phù hợp với xu hướng phát triển hàng hải của thế giới.

Trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt, đường bộ, đường sông cũng phải phát triển theo hướng này để đồng bộ hoá các khâu trong quá trình vận chuyển, giảm chi phắ dịch vụ Logistics, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ Việt Nam.

Riêng đối với lĩnh vực hậu cần hội chợ, triển lãm thì còn kể đến cơ sở vật chất của các trung tâm tổ chức hội chợ, triển lãm ở Việt Nam hiện nay. Các trung tâm hội chợ, triển lãm của chúng ta còn rất hạn chế về diện tắch, điều kiện an ninh, trang thiết bị để phục vụ hội chợ, triển lãm quốc tế. Cụ thể như trung tâm hội nghị và triển lãm quốc tế HIECC quy mô, diện tắch vẫn còn khá khiêm tốn công xuất tối đa chỉ có 400 gian hàng, do đó có rất nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài muốn tham gia các hội chợ, triển lãm lớn nhưng do mặt bằng có hạn chế nên chỉ giới hạn ở mước là 600 gian hàng, vượt hơn nhiều so với công suất 400 gian hàng theo chuẩn của HIECC.

Do đó, nếu các cơ sở vật chất phục vụ cho hội chợ, triển lãm được các cơ quan chức năng quan tâm đầu tư đúng mức sẽ tạo điều kiện phát triển khách hàng cho ngành logistics hội chợ, triển lăm ở Việt Nam rất nhiều.

Đây là vấn đề đã được nói đến rất nhiều ở Việt Nam. Thủ tục hành chắnh đang trở thành rào cản rất lớn đối với các cơ hội đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam không ngoại trừ ngành nghề nào. Đối với ngành hậu cần hội chợ, triển lãm nhất là triển lãm nhất là triển lãm quốc tế mà Công Ty TNHH TM & DV Tiếp Vận Kết Nối. Đang có hoạt động kinh doanh có liên quan đến yếu tố nước ngoài, xuất nhập khẩu nên vấn đề thủ tục liên quan đến hải quan là hết sức phức tạp.

Sự đơn giản hoá các thủ tục cấp phép tạm nhập hàng hội chợ, triển lãm kê khai hải quan cũng như thuế quan sau hội chợ, triển lãm để tái xuất cho khách hàng đang được dần thực hiện thời gian gần đây là những dấu hiệu tốt giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và chi phắ rất lớn.

Cần phát huy vai trò định hướng và hỗ trợ của Nhà nước để phát triển ngành dịch vụ Logistics. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ: Công thương, Tài chắnh, Tổng cục Hải Quan, các điạ phương, các doanh nghiệp để triển khai xây dựng và khai thác các tập đoàn Logistics, Trung tâm logistics, tránh bị tụt hậu so với khu vực và thế giới.

3.2.3 Thành lập hiệp hội Logistics Việt Nam:

Cách đây hàng chục năm Singapore đã xây dựng hệ thống cảng biển, công ty vận tải biển, hãng hàng không, công ty Logictics thành một chuỗi dịch vụ thống nhất theo mô hình One-Stop Shop (chỉ dừng chân một lần là có thể mua được tất cả). Nước này cũng đã chuyển đổi Hiệp Hội Giao Nhận thành Hiệp Hội Logistics, điều này thể hiện sự phát triển vượt bậc của ngành Logistics Singapore. Đối với Việt Nam tới nay chúng ta mới chỉ có Hiệp Hội Giao Nhận Kho Vận Việt Nam (VIFFAS). Bản thân tên của hiệp hội này cũng đã quá cũ. Để nâng cao nhận thức của các thành viên trong hội, thúc đẩy sự phát triển của ngành Logistics Việt Nam và xây dựng những chiến lược tổng thể và dài hạn thiết nghĩ chúng ta nên thành lập hiệp hội Logistics Việt Nam trên cơ sở kế thừa của những thành tựu đã đạt được, tuy muộn nhưng chúng ta nên học tập theo kinh nghiệm của Singapore. Một hiệp hội hoạt động sẽ tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo điều kiện cho các

công ty trong ngành phát triển bền vững, loại trừ những tình trạng cạnh tranh tiêu cực, mạnh ai nấy làm như hiện nay.

Do đó, cần tăng cường vai trò của các hiệp hội. Đã đến lúc thành lập hiệp hội Logistics Việt Nam. Trải qua 17 năm phát triển, sứ mạng lịch sử của VIFFAS đã hoàn thành, trước những yêu cầu của thời kỳ mới, cần mạnh dạn cải tổ VIFFAS và đổi tên thành hiệp hội Logistics Việt Nam.

Bằng mọi biện pháp thay đổi tư duy, nhận thức và cách làm của các chủ hàng Việt Nam, giúp các chủ hàng từ bỏ thói quen xuất FOB, nhập CIF là chủ yếu, thay vào đó là nếp nghĩ, cách làm năng động tuỳ từng hoàn cảnh cụ thể, mặt hàng cụ thể, thế và lực của mỗi bên mà linh hoạt lựa chọn điều kiện thương mại thắch hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho doanh nghiệp đồng thời sử dụng các dịch vụ của các công ty Việt Nam tạo điều kiện cho ngành dịch vụ Logistics Việt Nam phát triển.

KẾT LUẬN

Những năm qua, nền kinh tế thế giới có nhiều biến đổi sâu sắc, đặc biệt là xu hướng toàn cầu hoá, quốc tế hóa các hoạt động kinh tế. Từ nền kinh tế dựa trên cơ sở sản xuất hàng loạt, đòi hỏi một lượng hàng lớn đồng nhất sang nền kinh tế mà tắnh độc đáo và đa dạng của hàng hóa được nhấn mạnh. Hoạt động buôn bán cũng chuyển từ đối cực sang đa cực tức là qua nhiều trung gian lần lượt đóng các vai trò người bán và người mua. Tắnh chất phong phú và sự vận động phức tạp của hàng hóa đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ đã đặt ra một yêu cầu mới đối với hoạt động vận tải giao nhận. Mặt khác, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin cho phép sự kết hợp chặt chẽ các quá trình sản xuất, lưu kho, tiêu thụ hàng hóa với hoạt động vận tải giao nhận có hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn và đồng thời phức tạp hơn. Logistics ra đời bắt đầu từ những nguyên nhân trên.

Logistics không phải là lĩnh vực mới mẻ đối với thế giới nhưng lại là vấn đề mới đối với Việt Nam. Mặc dù về đều kiện khách quan cũng như chủ quan việc phát triển Logistics ở Việt Nam khả năng hết sức thuận lợi, song khả năng ứng dụng và phát triển Logistics có đạt hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và còn cần đến rất nhiều thời gian, công sức, của cải cũng như tâm trắ. Về phắa nhà nước, không chỉ tạo lập một môi trường pháp lý thuận lợi mà còn phải có sự hỗ trợ về mọi mặt kể cả vốn để hoạt động Logistics có điều kiện phát triển. Mặt khác về phắa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận cũng phải có những nỗ lực trong nhận thức, trong tổ chức triển khai và quản lý để có thể vươn lên đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trên lĩnh vực Logistics. Với điều kiện mới, cơ hội và thách thức mới, chắc chắn Logistics sẽ được phát triển trong hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận của Việt Nam và tương lai không xa thị trường Việt Nam sẽ xuất hiện nhiều nhà cung cấp dịch vụ Logistics.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bảng kết quả kinh doanh của công ty TNHH TM & DV Tiếp Vận Kết Nối 2. GS TS. Đoàn Thị Hồng Vân: Logistics những vấn đề cơ bản, quản trị Logistics- Nxb Lao động Xã hội Ờ Xuất bản 08/2010

3. GS TS. Hoàng Văn Châu: Logistics và vận tải quốc tế

4. PGS TS. Nguyễn Như Tiến: Logistics khả năng ứng dụng - Nhà xuất bản: Giao thông Vận tải - Xuất bản: 2006

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho dịch vụ LOGISTICS hội chợ triễn lãm của công ty TNHH TM DV tiếp vận kết nối (Trang 69)