Sự tôn vinh của dân tộc lịch sử –

Một phần của tài liệu Vai trò của trịnh khả đối với vương triều lê sơ đầu thế kỉ XV (Trang 68 - 72)

7. Cấu trúc luận văn

3.3. Sự tôn vinh của dân tộc lịch sử –

Dân tộc Việt Nam từ xa tới nay đã xây dựng một truyền thống, biết ơn và tôn vinh những ngời có công lao to lớn trên tất cả các lĩnh vực từ chính trị, quân sự, văn hóa, xã hội, kinh tế đối với nhân dân, đối với đất n… ớc. Hiển Khánh v-

ơng Trịnh Khả là một vị tớng kiệt xuất tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng đất nớc đầu thế kỷ XV.

Tiếp đó với danh nghĩa bề tôi, Trịnh Khả đã phụng sự ba triều vua đầu Lê Sơ, ông đã có những đóng góp đắc lực vào công cuộc kiến thiết đất nớc cũng nh tham gia hoàn thành các công việc triều chính, giúp cho sự vững mạnh của vơng triều và sự hng thịnh của Quốc gia. Công lao của Trịnh Khả là sản phẩm của một nhân cách cao cả mà đặc trng, bản chất là lấy sự hng thịnh của đất nớc, hạnh phúc của nhân dân làm lẽ sống, làm lý tởng phụng sự, sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân cho lợi ích của dân tộc, của nhân dân.

Hiển Khánh vơng Trịnh Khả đợc dân tộc lịch sử tôn vinh không chỉ sau khi ông qua đời mà ngay lúc ông đang còn sống với nhiều hình thức.

Đền thờ Hiển Khánh vơng Trịnh Khả đợc Bộ văn hóa – thông tin công nhận là di tích lịch sử – văn hoá Quốc gia vào ngày 15 tháng 3 năm 1994.

Bên cạnh sự tôn vinh bằng hình thức phong tớc, phong thần mang tính chất quan phơng đối với Trịnh Khả, cũng nh đối với nhiều danh nhân khác. Trong dân gian còn có sự tôn vinh bằng huyền thoại hóa, thần linh hóa vốn liên quan tới tiến ngỡng dân gian. Truyền thuyết về cái chết thân phụ Trịnh Khả. “Ông Khả vớt đợc xác của bố cùng với bà cô Dung khiêng lên đến cồn Lăng thì thấy xuất hiện một ông cụ già râu tóc bạc phơ. Ông cụ vỗ vai Trịnh Khả hỏi và nói: Ông sẽ giúp cháu xem phơng hớng mang táng mộ phần của cha cháu, theo ý cháu muốn phát làm vơng hay là báo thù. Ông Khả nói: xin cụ để cho dục tốc báo thù. Ông cụ nói: thế thì cháu mang dụng cụ đến đây để đào huyệt. Ông Khả về mang dụng cụ đến thì thì không thấy ông cụ già đâu nữa, mà nơi để thi hài của cụ Quyện đã đùn thành một gò cao” [ 46, tr 2 ] .

Ngay cả tớng mạo của Trịnh Khả cũng thể hiện của một vị tớng tài ba nh lời tớng Minh đã nhận xét “Đứa bé này mình rồng, mắt hổ, khỏe hơn cả mọi lính tráng trong ba quân. Sau này một ngày nào đó, ắt nó sẽ dựng cờ tiết và làm tớng. Chợt lại bảo ông, đánh lại bọn ta ắt sẽ là mày chứ không ai khác. Vì vậy, chúng

bàn với nhau phải đem giết chết nó đi thì hơn, nếu không sẽ lo ngại về sau” [ 8, tr 212 ].

Một hình thức quan trọng vừa mang tính chất phổ biến, vừa mang tính chất riêng biệt đối với Hiển Khánh vơng Trịnh Khả là việc ghi chép, biểu dơng công tích bằng sử sách, th tịch với nhiều thể loại nh: bi ký, gia phả, thần tích, thần phả, sử học, thơ văn. Cụ thể là việc lập đền thờ và dựng bia. Bia ghi công trạng của ông đợc dựng vào niên đại Thái Hoà thứ 6 ( 1447 ) đời Lê Nhân Tông ngời dựng văn bia : Thái học sinh khoa Canh Thìn (1400) triều Hồ tên là Nguyễn Mộng Tuân. Ngời khắc bia là Nguyễn Thiên Lộc, Ngự tiền tả ban, ly kinh tác cục hoả liêu ban ( hiện nay bia vẫn còn ở nhà thờ Trịnh Khả ở xã Vĩnh Hoà, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá ). Gia phả là thể hiện văn bản của dòng họ trực tiếp tôn vinh và bảo lu truyền thống của gia tộc, nhng ít nhiều cũng đợc xã hội hóa. Đối với Hiển Khánh vơng Trịnh Khả bản gia phả ghi chép sớm nhất bằng chữ Hán và đợc lu truyền qua nhiều đời.

Trải qua các thời vua triều Nguyễn đã ban các sắc phong cho Hiển Khánh v- ơng Trịnh Khả, và có những đánh giá rất cao tới công lao của Trịnh Khả đối với vơng triều Lê Sơ. Thời các vua triều Nguyễn có năm sắc phong cho Trịnh Khả. Năm Tự Đức thứ 3 (1850)

Năm Thành Thái thứ 2 ( 1890 ) Năm Khải Định thứ 2 (1917)

Năm Khải Định thứ 9 (1924) (phong hai lần)

Hiển Khánh vơng Trịnh Khả cũng đợc đề cập rất nhiều trong các sách lịch sử có giá trị của các sử gia từ xa tới nay. Văn bản đầu tiên đợc ghi chép và tôn vinh công trạng của Trịnh Khả là cuốn Lam sơn thực lục, cuốn sách ghi lại tiến trình của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Tiếp đó là Đại Việt sử ký toàn th của Ngô Sỹ Liên, Đại Việt thông sử của Lê Quí Đôn, Lịch triều hiến chơng loại chí của Phan Huy Chú, Việt sử thông giám cơng mục và Đại Nam thực lục của quốc sử quán triều Nguyễn .Sang thế kỷ XX có những tài liệu nh… Việt Nam sử lợc của Trần Trọng Kim, Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam

( giáo trình đại học tổng hợp Hà Nội ), Lịch sử Việt Nam tập 1, tập 2 ( giáo trình đại học s phạm Hà Nội ), Lam Sơn khởi nghĩa của Phan Huy Lê và Phan Đại Doãn, Danh tớng Việt Nam của Đỗ Đức Hùng, Danh tớng Lam Sơn của Nguyễn Khắc Thuần và nhiều tài liệu liên quan khác đều ghi chép và tôn vinh Hiển…

Khánh vơng Trịnh Khả.

Có thể nói rằng trong số nhân vật lịch sử mà Lê Quí Đôn đề cập trong Đại Việt thông sử, phần viết về Trịnh Khả có phần đậm nét hơn “Lúc bấy giờ, ông cùng Phạm Xảo, Lý Triện, Đổ Bí và Đinh Lễ đều là danh tớng một thời, luôn đồng tâm hiệp lực, khi thì bí mật bất ngờ, khi thì công khai đối mặt, ứng biến thật khôn lờng, thừa cơ thật đúng lúc. Tất cả nhanh nh cắt, mạnh nh tên, hễ đánh là thắng. Thời chiến, Trịnh Khả là bậc danh tớng có tài, từng lập nhiều công lao. Có sự thành công của cuộc đại địch, ấy cũng bởi có những ngời trung kiên bất khuất nh Trịnh Khả, cho nên, xét ông vào bậc công thần khai quốc là phải lắm”. Trong Lịch triều hiến chơng loại chí của Phan Huy Chú đã liệt Trịnh Khả vào số mời tớng tài giỏi thời Lê Sơ. Điều đó chứng tỏ rằng Trịnh Khả là một trong số nhân vật trung tâm của thời đại, có liên quan đến nhiều sự kiện, nhiều nhân vật lịch sử khác.

Nh vậy, trong sự tôn vinh của hậu thế Trịnh Khả đã là danh tớng thành danh và đợc cả phía nhà nớc và nhân dân thờ phụng. Với những cống hiến xuất sắc trong công cuộc giải phóng đất nớc thoát khỏi họa ngoại xâm và kiến thiết đất nớc, đã đợc dân tộc, nhân dân đời đời biết ơn và tôn vinh. Cần nói rõ sự tôn vinh của dân tộc, của lịch sử đối với Trịnh Khả không chỉ ở phơng diện là một vị anh hùng giải phóng dân tộc mà còn là ngời có công lớn trong việc xây dựng phát triển đất nớc thông qua chức phận bề tôi của ba triều vua đầu thời Lê Sơ. Sự tôn vinh đối với Trịnh Khả là sự tôn vinh bền vững, bất chấp thời đại, giai cấp, đợc tiến hành từ hai phía nhà nớc và nhân dân, đặc biệt đánh giá rất cao của các nhà sử học ở các thời kỳ khác nhau. Qua đó ta thấy đợc tầm vóc công lao to lớn của ông đối với quốc gia Đại Việt ở thế kỷ XV.

Tóm lại, Hiển Khánh vơng Trịnh khả đã đợc các triều vua, các nhà khoa học, đợc nhân dân quê hơng dòng họ, đặc biệt đợc dân tộc và lịch sử tôn vinh bao đời. Sự tôn vinh đó không chỉ bằng hình thức phong thần lập đền thờ mà bằng nhiều hình thức khác nữa. Trong đó sử sách Việt Nam, suốt mấy trăm năm luôn giành cho Trịnh Khả một vị trí xứng đáng nhất. Chính phủ nớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bộ văn hóa thông tin đã công nhận đền thờ Trịnh Khả ở quê nhà là di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

Một phần của tài liệu Vai trò của trịnh khả đối với vương triều lê sơ đầu thế kỉ XV (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w