Lựa chọn quyết định sản xuất kinh doanh có hiệu quả

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH in bao bì tân thái phương (Trang 89 - 90)

5. Giới thiệu kết cấu chuyên đề

4.2 Lựa chọn quyết định sản xuất kinh doanh có hiệu quả

(1) Quyết định sản lƣợng sản xuất và sự tham gia của các yếu tố đầu vào tối ƣu

Đối với bất kì một doanh nghiệp sản xuất nào (trừ các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích), khi tiến hành một quyết định sản xuất kinh doanh đều quan tâm đến lợi nhuận mà họ có thể đạt được từ hoạt động đó và đều quyết định tiến hành sản xuất theo mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Quy tắc chung tối đa hoá lợi nhuận là doanh nghiệp sẽ tăng sản lượng cho tới chừng nào doanh thu cận biên (MR) còn vượt quá chi phí cận biên (MC). Trong đó, chi phí cận biên (MC) là chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Doanh thu biên (MR) là doanh thu tăng thêm khi bán thêm một đơn vị sản phẩm.

Doanh nghiệp sẽ đạt mức lợi nhuận tối đa ở mức sản lượng mà ở đó doanh thu biên bằng chi phí cận biên (MR = MC). Tại điểm này mức sản lượng Q* đạt được đảm bảo cho hiệu quả tối đa.

Mặt khác, để giảm thiểu chi phí kinh doanh nguyên tắc sử dụng các yếu tố đầu vào là doanh thu biên do một yếu tố đầu vào bất kỳ tạo ra (MRP) bằng với chi phí biên sử dụng yếu tố đầu vào đó (MC), tức là MRP = MC. Nguyên tắc này có nghĩa là doanh nghiệp còn có thể sử dụng tăng thêm các yếu tố đầu vào khi MRP > MC và hiệu quả sẽ đạt tối đa khi MRP = MC.

(2) Xác định điểm hoà vốn của sản xuất

Kinh doanh trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp đều rất chú ý đến hiệu quả của chi phí lao động, vật tư, tiền vốn. Để sản xuất một loại sản phẩm nào đó, doanh nghiệp phải tính toán, xây dựng mối quan hệ tối ưu giữa chi phí và thu nhập. Sản xuất bao nhiêu sản phẩm và bán với giá nào thì đảm bảo hoà vốn bỏ ra, và bao nhiêu sản phẩm tiêu thụ trên mức đó để mang lại lợi nhuận. Điều đó đặt ra yêu cầu việc nghiên cứu điểm hoà vốn và phân tích hoà vốn.

- Phân tích điểm hoà vốn giúp doanh nghiệp lựa chọn qui mô đầu tư phù hợp với qui mô thị trường đồng thời lựa chọn hình thức đầu tư nhằm giảm thiểu những rủi ro do sự biến động sản lượng tiêu thụ sản phẩm.

- Việc lựa chọn qui mô và công nghệ đầu tư phụ thuộc vào qui mô thị trường, nếu qui mô thị trường nhỏ hoặc có nhiều đối thủ cạnh tranh, một dự án có điểm hoà vốn thấp sẽ ít rủi ro hơn một dự án có điểm hoà vốn cao. Tuy nhiên trong điều kiện qui mô thị trường có tiềm năng lớn, một dự án có qui mô lớn sẽ có khả năng mang lại mức lợi nhuận cao hơn.

- Đối với một công ty đang hoạt động phân tích điểm hoà vốn sẽ giúp công ty thấy được tác động của chi phí cố định và doanh thu tối thiểu mà công ty phải phấn đấu vượt qua để duy trì lợi nhuận hoạt động. Một công ty có rủi ro hoạt động tiềm ẩn cao khi doanh thu hoà vốn cao. Điểm hoà vốn cho thấy mức độ sử dụng chi phí hoạt động cố định của một công ty hay mức độ sử dụng đòn bẩy hoạt động của công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty TNHH in bao bì tân thái phương (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)