Phân tích tình hình nợ xấu cho vay đối với DNVVN tại Techcombank

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP kĩ thương việt nam, chi nhánh chợ lớn (Trang 82)

5. Kết cấu đề tài

2.3.2.5 Phân tích tình hình nợ xấu cho vay đối với DNVVN tại Techcombank

Techcombank Chi Nhánh Chợ Lớn: Bảng 2.28: Tình hình nợ xấu tại Techcombank Chợ Lớn giai đoạn 2007-2009 Đơn vị: tỷđồng So sánh chênh lệch Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Nợ xấu 6,29 13,04 12,01 6,75 107,31 -1,03 -7,90

(Nguồn Phòng kinh doanh, bộ phận tín dụng doanh nghiệp)

Qua bảng số liệu trên, Ta nhận thấy nợ xấu gia tăng đáng kể vào năm 2008. Mức tăng trưởng nợ xấu là 107,31% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng với 6,75 tỷ đồng, nhưng nhìn chung giá trị nợ xấu không đáng kể trong tổng dư nợ nằm trong tầm kiểm soát và dự phòng của Chi Nhánh. Trong giai đoạn 2008-2009, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng rơi vào tình trạng khủng hoảng, nên việc gia tăng nợ xấu so với các năm trước, là điều đương nhiên.

Biu đồ 2.15 : Tình hình n xu đối vi các DNVVN ca Techcombank Ch Ln giai đon 2007-2009

2.3.2.6 Phân tích chất lượng dư nợ cho vay đối với DNVVN Techcombank Chợ Lớn:

Bảng 2.29: Tình hình chất lượng dư nợ cho vay đối với DNVVN tại Techcombank Chợ Lớn. Đơn vị: tỷđồng So sánh chênh lệch Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % Nợ đủ tiêu chuẩn 914,40 1.088,95 1.261,96 174,55 19,09 173,01 15,89 Nợ cần chú ý 19,14 59,73 68,04 40,59 212,07 8,31 13,91

Nợ dưới tiêu chuẩn 16,85 21,43 15,26 4,58 27,18 -6,17 -40,43 Nợ nghi ngờ 0,95 7,81 4,32 6,86 722,11 -3,49 -44,69 Nợ có khả năng mất vốn 0,66 6,11 0,54 5,45 825,76 -5,57 -91,16

Tổng cộng 952,00 1.184,03 1.350,12 232,03 24,37 166,09 14,03

Qua bảng số liệu phân loại chất lượng dư nợ, Ta thấy hầu hết dư nợ đủ chuẩn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm. Chi Nhánh đã theo dõi tình hình dư nợ

và thu nợ khách hàng tốt.

Chất lượng dư nợ biến động nhiều nhất vào năm 2008 cụ thể như sau (nợ đủ

tiêu chuẩn chiếm tỷ trọng là 91, 97% tổng dư nợ đối với DNVVN, nợ cần chú ý là 5,51%, nợ dưới tiêu chuẩn là 1,81%, nợ nghi ngờ là 0,66%, nợ có khả năng mất vốn là 0,05%). Trong đó, nợ có khả năng mất vốn có giá trị cao nhất trong năm 2008 là 6,11 tỷ đồng. Nguyên nhân chính của sự gia tăng đáng kể này là trong năm 2008, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh không đủ

nguồn vốn lưu động để bổ sung vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời doanh số bán hàng ra của các doanh nghiệp giảm sút mạnh kéo theo việc kinh doanh bị trì trệ và hiệu quả kém, nên không có khả năng chi trả cho Ngân hàng. Phần lớn các khoảng nợ có khả năng mất vốn này của Chi Nhánh chủ yếu ở

dạng cho vay tín chấp, nên chưa lường trước hết rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Nhưng nhìn chung so với tổng dư nợ thì nợ có khả năng mất vốn chiếm giá trị

không đáng kể. Chi nhánh có thể kiểm soát được và phối hợp cùng với bộ phận xử

lý nợ, Trung tâm quản lý tín dụng Hội Sở để theo dõi phân loại nợ, đồng thời có biện pháp xử lý nợ kịp thời.

Cơ cấu chất lượng tín dụng có xu hướng cải thiện hơn trong năm 2009, số nợ

có khả năng mất vốn ở thời điểm này giảm 5,57 tỷđồng tương ứng giảm 91,16% so với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung chất lượng nợ của Chi Nhánh được kiểm soát và theo dõi chặt chẻ, đáng ghi nhận là tổng nợ loại 3( nợ dưới chuẩn) và nợ loại 5 ( nợ có khả năng bị mất vốn) chiếm không quá 3% tổng dư nợ của Chi Nhánh (theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước “nếu tổng nợ loại 3 và loại 5 vượt quá 5% tổng dư nợ thì sẻ bị kiểm soát đặt biệt”).

2.3.3 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng DNVVN tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Chi Nhánh Chợ Lớn:

Bảng 2.30 : Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình cho vay đối với DNVVN tại Techcombank Chi nhánh Chợ Lớn Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Nợ quá hạn DNVVN/Tổng dư nợ DNVVN % 1,06 1,73 1,11 Nợ xấu DNVVN/ Tổng dư nợ DNVVN % 0,66 1,10 0,89 Doanh số thu nợ DNVVN/Doanh số cho vay DNVVN % 97,12 88,05 93,31 Doanh số thu nợ/Dư nợ bình quân Vòng 1,56 1,60 1,83 Tổng dư nợ/Tổng vốn huy động % 333,86 262,72 327,97 Lợi nhuận tín dụng/Tổng dư nợ tín dụng % 1,47 1,93 1,48

* Tỷ lệ nợ quá hạn DNVVN:

Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất đểđánh giá chất lượng hoạt động tín dụng của chi nhánh, nợ quá hạn cũng là một hệ sốđể đo lường mức độ rủi ro tín dụng. Qua 3 năm, có thể nhận thấy rằng tỷ trọng nợ quá hạn trong tổng dư nợ luôn < 2% (tỷ lệ

mà Techcombank Hội sởđặt mục tiêu) nên hiệu quả tín dụng được đánh giá rất cao

đặc biệt là trong tình hình năm 2008 và năm 2009 vừa qua.

* Tỷ lệ nợ xấu DNVVN:

Có thể thấy tỷ lệ nợ xấu (Nợ nhóm 3, 4,5) trong tổng dư nợ là rất thấp. Do đó, chất lượng tín dụng của chi nhánh là rất tốt. Đây là điểm được coi là rất nổi bật trong nỗ lực phát triển hoạt động tín dụng một cách hiệu quả của Techcombank Chi Nhánh Chợ Lớn.

* Hệ số thu nợ DNVVN:

Nhìn chung hệ số thu nợ khá ổn định và hợp lý qua các năm, cụ thể như sau: Năm 2007, hệ số thu nợ của Chi nhánh đạt 97,12%, và hệ số này có xu hướng giảm trong năm 2008, chỉ đạt 88,05% và năm 2009, hệ số thu nợ đạt 93,31%, có xu hướng cải thiện hơn năm 2008.

Nhìn chung, Chi nhánh có kế hoạch quản lý nợ tốt, các chuyên viên quan hệ

khách hàng DNVVN luôn theo dõi và kiểm soát được tình hình dư nợ các khoản vay, đồng thời phối hợp chặt chẻ với bộ phận xử lý nợ, đề xuất hướng xử lý các khoản nợ quá hạn và nợ xấu. Do đó, nợ quá hạn của Chi nhánh có thể kiểm soát chặt chẻ, hạn chế mức thấp nhất rủi ro tín dụng của các khoản vay.

* Vòng quay vốn tín dụng DNVVN:

Vòng quay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi vốn tín dụng nhanh hay chậm. Nhìn chung thì thời gian thu hồi vốn tín dụng của chi nhánh trong bối cảnh nền kinh tế bấp bênh trong thời gian vừa qua là khá tốt. Năm 2007 là 1,56 vòng, năm 2008 là 1,6 vòng và năm 2009 là 1,83 vòng. Dự

báo trong thời gian tới thì tốc độ luân chuyển vốn tín dụng sẽ ngày càng nhanh hơn.

* Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động:

Chỉ tiêu này so sánh khả năng cho vay với khả năng huy động vốn của Techcombank Chợ Lớn. Thực tế tình hình cho vay của chi nhánh cho thấy, trong 3 năm tổng dư nợ luôn chiếm khoảng trên 250% so với tổng vốn huy động. Điều này chứng tỏ chi nhánh phải sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ hội sởđể có đủ vốn đáp

ứng nhu cầu tín dụng của khách hàng. Đây là điểm rất đáng chú trọng khi nguồn vốn huy động không thểđáp ứng được công tác cho vay và tính thanh khoản của chi nhánh. Đồng thời trong giai đoạn 2007-2009, Techcombank có chủ trương tăng vốn

điều lệ liên tục nên lượng vốn huy động được điều chuyển từ hội sở về cho các chi nhánh (Theo hình thức mua bán vốn), mở rộng hoạt động tín dụng, nhất là hoạt

* Lợi nhuận tín dụng trên tổng dư nợ tín dụng DNVVN:

Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lời của vốn tín dụng. Có thể nhận thấy, lợi nhuận tín dụng của chi nhánh qua 3 năm là những con số đáng ghi nhận trong khi phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khách quan cũng như chủ quan. Lợi nhuận tín dụng/tổng dư nợ thấp nhất là vào năm 2007 với 1,47 % , năm 2008 là 1,93 % và năm 2009 là 1,48%

2.4 Những khó khăn và thuận lợi của CV QHKHDN tại Ngân hàng TMCP KỹThương Việt nam chi nhánh Chợ Lớn trong hoạt động tín dụng đối với Thương Việt nam chi nhánh Chợ Lớn trong hoạt động tín dụng đối với DNVVN.

2.4.1 Những thuận lợi của CV QHKHDN tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh Chợ Lớn trong hoạt động tín dụng đối với DNVVN.

Đội ngũ nhân viên của Phòng Kinh doanh có độ tuổi trung bình trẻ (28 tuổi) do đó có sức khỏe tốt cộng với sự năng động, trình độ chuyên môn cao, dày dặn trong kinh nghiệm, có lòng nhiệt tình, hết mình với công việc nên có thểđối mặt tốt trước áp lực công việc tương đối nặng tại Phòng Kinh doanh.

Môi trường làm việc tại Phòng Kinh doanh là một môi trường làm việc rất tốt: hòa đồng, thân thiện, đoàn kết, các CV QHKH luôn giúp đỡ lẫn nhau trong nghiệp vụ, tạo điều kiện học hỏi kinh nghiệm, biết thêm được tin tức của khách hàng…giúp cho quá trình phân tích tình hình Doanh nghiệp nhanh và đạt chất lượng.

Techcombank Chợ Lớn là một thương hiệu mạnh, luôn đi đầu trong tất cả các hoạt động Ngân hàng, do đó lượng khách hàng đến quan hệ với Ngân hàng khá lớn,

đặc biệt là trong quan hệ tín dụng, nên đây cũng là một điều kiện tốt để các CV QHKH của Phòng Kinh doanh ngày càng hoàn thiện hơn và nâng cao hơn nghiệp vụ của mình.

Bên cạnh đó, toàn hệ thống Techcombank sử dụng công nghệ ngân hàng hiện

đại trên T24R07, cho phép thực hiện các nghiệp vụ nhanh chóng trên Globus, là một trong những lợi thế của Techcombank Chợ Lớn trên thương trường hội nhập.

2.4.2 Những khó khăn của CV QHKHDN tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam Chi nhánh Chợ Lớn trong hoạt động tín dụng đối với DNVVN. 2.4.2.1 Khó khăn trước khi cho vay:

2.4.2.1.1 Khó khăn về nguồn thông tin:

- Thông thường, trước khi quyết định cho vay, CV QHKHDN phải thu thập thông tin về khách hàng mà mình sẽ cho vay về lĩnh vực hoạt động, ngành nghề, mối quan hệ trên thị trường… Do vậy, khó khăn đầu tiên của CV QHKHDN khi tiếp xúc với khách hàng đó là thông tin.

- Khi thụ lý một đơn xin vay, đặc biệt đối với một khách hàng là Doanh nghiệp mới, CV QHKHDN phải điều tra việc thực thi các quan hệ tín dụng trước đó của Doanh nghiệp. Điều tra các quan hệ tín dụng kỹ lưỡng là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình cho vay và quyết định chất lượng của khoản vay.

Việc điều tra các quan hệ tín dụng phải làm rõ hai vấn đề cơ bản: xác nhận các thông tin do Doanh nghiệp cung cấp, và khám phá các thông tin mới mà CV QHKHDN cần có để hiểu biết về hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. -Việc điều tra tín dụng phải sử dụng 4 nguồn thông tin cơ bản:

o Báo cáo từ các Ngân hàng đã có quan hệ tín dụng với doanh nghiệp xin vay.

o Báo cáo từ các Doanh nghiệp khác có liên quan tới Doanh nghiệp xin vay.

o Báo cáo từ các cơ quan quản lý Doanh nghiệp.

o Các thông tin đại chúng.

- Các Ngân hàng đều có mối quan hệ mua các dịch vụ thông tin tín dụng từ

những trung tâm rủi ro tín dụng. Các trung tâm rủi ro tín dụng cung cấp các thông tin tín dụng cho Ngân hàng để thu phí. Tuy nhiên, các thông tin của trung tâm tín dụng không phải lúc nào cũng đầy đủ và nó chỉ được xem như là một dấu hiệu chung nhất về hoạt động Doanh nghiệp. Một trong những nguồn cung cấp thông tin về Doanh nghiệp là Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước (CIC) và có thể truy cập vào mạng CIC để khai thác thông tin (địa chỉ trang web:

www.creditinfo.org.vn). Nguồn thông tin do Ngân hàng lưu trữ rất hạn chế, chủ yếu dưới dạng hồ sơ lưu các Hợp đồng tín dụng đã thực hiện, do đó chỉ có tác dụng đối với các khách hàng đó từng có quan hệ với Ngân hàng, còn với những khách hàng mới thì không thể khai thác được.

- Do đó, khi giao dịch với một Doanh nghiệp thương mại, CV QHKHDN còn tham khảo thêm các thông tin từ các trung tâm đánh giá tín dụng, liên lạc với những nhà cung cấp và tín dụng thương mại của Doanh nghiệp đó. Một Doanh nghiệp thanh toán đúng hạn và theo như thỏa thuận với các Ngân hàng rất có thể lại chưa hẳn là tốt trong việc thanh toán cho các nhà cung cấp. Trong trường hợp một doanh nghiệp có rất nhiều hàng tồn kho và nguyên vật liệu được mua về thì các nhà cung cấp cho doanh nghiệp đó có thể là các chủ nợ lớn của Doanh nghiệp. Thông thường khi một Doanh nghiệp đang có những khó khăn thì các chủ nợ thương mại thường biết được trước Ngân hàng. Do đó khi gặp phải một chủ nợ thương mại có biểu hiện lo lắng đối với doanh nghiệp thì thường đó là dấu hiệu nguy hiểm thực sự. Có một trường hợp khi các nhà cung cấp thương mại đang chuẩn bị thu hồi lại hàng tồn kho và hàng bán chịu trong khi các tổ chức tín dụng không biết một chút gì về việc Doanh nghiệp đang gặp rắc rối. Liên lạc, tiếp xúc với các nhà cung cấp là một phương pháp rất tốt để xác định xem Doanh nghiệp có thực sự có khả năng tài chính không.

- Ngoài ra, việc phỏng vấn, tiếp xúc trực tiếp với lãnh đạo Doanh nghiệp, tham quan nhà xưởng, kho hàng cũng giúp ích cho CV QHKHDN tìm hiểu tình hình thực tiễn của Doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc này chưa được tiến hành thường xuyên, thường mang tính định kỳ và có báo trước cho khách hàng nên vẫn có thể xảy ra tình trạng dàn dựng, làm sai lệch thông tin và những đánh giá của Ngân hàng.

Như vậy, nguồn thông tin mà ngân hàng đang sử dụng trong phân tích tài chính khách hàng còn hạn chế, thiếu sự đa dạng và phần nhiều còn mang tính sổ

sách nên chưa thể hoàn toàn tin cậy. Khi có ít thông tin thì CV QHKHDN hàng khó có thể kiểm chứng (đối chiếu chéo) để xác minh tính chính xác của từng nguồn thông tin. Mà thông tin lại là nguyên liệu đầu vào cho quá trình phân tích nên ảnh hưởng lớn đến việc phân tích tài chính khách hàng, buộc Ngân hàng phải có những biện pháp tự khắc phục, tốn nhiều thời gian và công sức.

2.4.2.1.2 Khó khăn khi xác định mục tiêu của người vay và mục đích khoản vay:

Khi đưa ra một yêu cầu vay vốn, Doanh nghiệp phải luôn có mục tiêu được xác định rõ ràng nhưđể mua thiết bị mới để cải tiến và mở rộng sản xuất hoặc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hoặc để bù đắp sự gia tăng hàng tồn kho, nguyên vật liệu theo thời vụ. Song mục tiêu cuối cùng và khoản vay đối với các Doanh nghiệp là để làm tăng lợi nhuận. Khi giao dịch với một người quản lý kém, CV QHKHDN có thể thấy mục tiêu của Doanh nghiệp không được xác định rõ ràng và

điều này có thể đ̣i hỏi CV QHKHDN phải cố gắng hiểu được mục tiêu thực sự của Doanh nghiệp và mục đích khoản vay. Thuật ngữ “vay vốn lưu động” thường hay bị

lạm dụng. Thuật ngữ này khi được Doanh nghiệp sử dụng có thể có sự biến đổi rất nhiều về mục đích khoản vay do đó CV QHKHDN phải tìm hiểu thêm về cái sự thật là “cần” hay “muốn”. Khi một Doanh nghiệp xin vay vốn lưu động thì CVQHKH phải xem xét Doanh nghiệp thực sự có cần khoản vay đó để bù đắp sự gia tăng thời vụ hay tạm thời của Doanh nghiệp có hàng tồn kho hoặc các khoản phải thu không? Các khoản vay này có cần thiết để chi trả cho các chi phí hợp đồng để tăng khoản

được thanh toán cho một hợp đồng, hoặc là để trả cho các khoản phải trảđã tới hạn không ? CV QHKHDN cần xác định xem có phải Doanh nghiệp đi vay vốn là để

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP kĩ thương việt nam, chi nhánh chợ lớn (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)