Vai trò Phật giáo trong giao lu văn hoá Trung– Nhật thờ

Một phần của tài liệu Vai trò của phật giáo đối với văn hoá trung quốc thời nhà đường ( 618 907) (Trang 99 - 103)

7. Bố cục luận văn

3.2. Vai trò Phật giáo trong giao lu văn hoá Trung– Nhật thờ

Nói về sự lan toả văn minh Đại Đờng có lẽ rõ nhất là ở Nhật Bản. Vì theo quan điểm của Noritake Tsuda trong cuốn: "Sổ tay nghệ thuật Nhật Bản" thì ở đất nớc này, ấn Độ bấy giờ đợc coi là Thiên quốc, Trung Quốc nh là trung tâm của văn minh.... tất cả đều làm theo kiểu Trung Hoa. Nó tác động sâu sắc tới chính giáo và phong vật đất nớc đến mức phàm cái gì nói về Trung Hoa, bất luận là trớc năm 618 hay sau năm 907, ngay cả sau thời Minh - Thanh, nhất luật đều gọi là Đờng.

Trong đó, công lao của Phật giáo đợc nhà s Thánh Nghiêm đánh giá là giống nh một con chim thần kì đã giang rộng đôi cánh bay qua đại dơng mang đến cho đất nớc “mặt trời mọc” nhiều nhân tố mới. Mặc dù theo biên niên sử Nhật Bản, Phật giáo chính thức đợc truyền đến Nhật thông qua con đờng Triều Tiên vào năm 552 (có chỗ ghi là năm 538), nhng phải đến triều đại Nại Lơng (Nara) qua sự ủng hộ Phật pháp của hoàng đế Thánh Võ (Shomu, 701 – 756) và sự truyền bá trực tiếp của sáu tông phái Phật giáo từ Trung Hoa đến, dấy lên phong trào nghiên cứu và tu học thì nó mới thành quốc giáo của xứ sở này. Thậm chí có thể nói, hầu hết những khía cạnh văn hoá Nhật Bản xây dựng thời kì này trên cơ sở tiếp thu ảnh hởng văn hoá Trung Hoa đều mang âm hởng của Phật giáo. Đạo Phật bao trùm mọi công việc, gắn bó thân thiết và trọn vẹn với nhà nớc và nhân dân.

Tiêu biểu, có thể nói là Giám Chân (Ganjin) - một cao tăng đời Đờng, có chỗ rất giống với Huyền Trang là cả hai ngời đều có những đóng góp cho việc phát triển Phật giáo và giao lu văn hoá giữa Trung Quốc với nớc ngoài, nhng điểm khác là Huyền Trang sang “Tây Thiên” còn Giám Chân vợt biển sang Nhật Bản (năm 754) - đã có những cống hiến lớn lao cho mối quan hệ văn hoá Trung - Nhật. Vì khi Giám Chân sang đây, ông đã nhanh chóng dựng giới đàn

truyền đạo, giảng về luật, xây dựng chùa Natangtota - trung tâm dạy học về luật chuyên môn của đạo Phật, khiến cho luật lệ và những điều ngăn cấm của Phật giáo chính thức đợc xác lập ở Nhật Bản. Ngời đã giới thiệu đến Nhật một trong mời ba tông phái Phật giáo chính của Trung Hoa – Luật tông (Ritsu). Tông này theo khuynh hớng bảo thủ giống nh truyền thống ở các nớc Nam á, do ngài Đạo Tuyên dựa vào bộ đại Thừa Luật mà lập thành với chủ trơng nghiêm trì giới luật để tiến đến Phật quả.

Ngoài ra, vốn là ngời thông tuệ, am hiểu nhiều lĩnh vực, nhà s đã truyền bá trong nhân dân ở đây từ kiến thức hội hoạ, điêu khắc (ảnh hởng lớn đối với sự ra đời của nghệ thuật thời đại Thiên Bình của Nhật Bản) qua ngôi chùa ông cho xây dựng theo kiến trúc thời thịnh Đờng, đến những vị thuốc bắc trong "Giám Chân thợng nhân bí truyền". Thậm chí, cuốn "Thiên Bình chi mộng" của ông còn đợc đánh giá là đỉnh cao của nền văn hoá giai đoạn này.

Ngợc lại, cao tăng Không Hải ở Nhật Bản (774 - 835) - năm mời lăm tuổi đến Nara học chữ Hán, lịch sử, văn học và kinh điển Phật học. Năm hai mơi tuổi xuất gia với đại s Gònso, tiếp đó thọ cụ túc giới ở chùa Đông Đại rồi đợc thầy gửi đi Trung Hoa để học với s Hui-Kuo (746 – 805). Sau khi du học ở Đờng về năm 806, chính ngài đã thành lập Chân Ngôn tông ở núi Mahinoo – một phái thu hút đợc rất nhiều ngời tới cầu học, trong đó có cả ngài Tối Trừng. Hiện nay, nó vẫn tiếp tục phát triển đều đặn và có sáu chi phái nhỏ khác nhau. Đồng thời ông cũng đã dựa theo những lối viết trớc sau, cách viết thảo của chữ Hán tạo ra chữ Hirakana (Bình giả danh). Ông còn mang theo nhiều th tịch Trung Quốc, về sau biên soạn "Văn kính bí phủ luận" gồm sáu quyển, chẳng những giới thiệu văn thơ, lí luận văn học mà thậm chí còn truyền cái thói chọn quan lại theo cách học thanh điệu bệnh hoạn sang Nhật Bản. Nhiều th tịch thơ văn Hán - Đờng sớm thất truyền thì nay nhờ cuốn sách trên mà khảo cứu đợc.

Có thể nói, Phật giáo Trung Hoa vào Nhật đã chuyển hoá nhiều ngành nghệ thuật và công nghệ. Đặc biệt, cuối thế kỉ VII, thời của nữ hoàng Suito, một vị

nhiếp chánh viên là hoàng thân Shotoku đã quy y theo Phật giáo và phong trào truyền bá Phật giáo sâu rộng trong quảng đại quần chúng. Shotoku đã cho mời nhiều cao tăng và các nhà mỹ thuật ở lục địa sang Nhật xây chùa, tạc tợng. Hội hoạ, điêu khắc, trang trí, cũng phát triển mạnh từ đó. Các nghệ sỹ trong n… ớc trên cơ sở học tập những giá trị này, đồng thời hoà hợp với tinh thần truyền thống dân tộc để phát triển một nền văn hóa riêng cho mình. Nara thời bấy giờ trông bề ngoài nh kinh đô lớn Trờng An. Quả thật, Trung Hoa thời Đờng đối với Nhật Bản nh thể Aten đối với Rôma.

Nếu ở giai đoạn Asuka (Asuka là kinh đô Nhật trớc khi đợc dời về Nara). Đây là trung tâm văn hoá đầu tiên, chủ yếu có liên quan đến Phật giáo. Đặc trng của thời kì này mới chỉ phản ánh sự giao lu văn hoá Nhật với nớc ngoài về kiến trúc, điêu khắc và hội hoạ với một số tác phẩm chịu ảnh hởng nền mỹ thuật Trung Hoa nh tranh thuỷ mặc… Bớc vào giai đoạn đầu của thời đại Nara, nghĩa là nửa sau thế kỉ VII còn đợc gọi là thời kì Hakuhô (646 – 710). Đây đợc coi là thời kì quá độ mà nghệ thuật Nhật Bản tiến đợc những bớc rất nhanh. Trong thời kì này, kiến trúc Phật giáo, cũng nh mọi thứ khác trên đất Nhật chịu ảnh hởng mạnh mẽ của t tởng thời Đờng. Kiến trúc duy nhất còn lại từ thời kì Hakuhô là ngọn Đông Tháp ở tự viện Yakushi. Toàn bộ ngọn tháp cao 38m. Đây là một ngọn tháp ba tầng dựng trên một nền đá, song mỗi tầng lại có thêm một mái phụ, nên đứng ngoài nhìn trông nh thể một ngọn tháp sáu tầng. Nghệ thuật hội hoạ thời Nara đã có những bớc phát triển đặc sắc cùng với điêu khắc và kiến trúc. Những tranh tờng trong toà Kim Đờng ở chùa Horyuji nói về các cảnh ở chốn cực lạc vẽ khoảng năm 710. Đây là những tác phẩm có bố cục lớn, những đờng nét táo bạo, tự do rất điển hình cho nghệ thuật hội hoạ đầu thời Đờng.

Thời kì Tempyo (710 – 793) tiếp theo đợc xem là thời hoàng kim của nghệ thuật Phật giáo Nhật Bản. Nghệ thuật kiến trúc phát triển nhanh chóng, ngày càng phù hợp với tinh thần dân tộc. Điển hình là quần thể chùa Kokufiji và chùa Todaiji. Đây là hai ngôi chùa đợc xây dựng với quy mô lớn, gồm toà viện

nguy nga, điển hình cho nền kiến trúc Tempyo. Những công trình điêu khắc thời này vẫn tiếp tục lấy thể tài Phật giáo, nhng kĩ thuật cao hơn và màu sắc hoà hợp hơn. Những tác phẩm điêu khắc đều bằng đồng, bằng đất hay bằng gỗ và sơn mài. Nổi tiếng nhất là pho tợng đất Brahma ở chùa Todaiji rất sống động, kì vĩ. Còn hội hoạ Nhật Bản trong thời kì này đợc G.B.Sansom đánh giá là đã đạt tới một chuẩn mực cao nhất về độ thanh tú của đờng nét và độ rực rỡ của màu sắc. Điển hình rõ nét nhất là các bức bình phong thể hiện chủ đề Phật giáo.

Sang thời Heian (794 – 893), nghệ thuật đã có bớc phát triển mới và bắt đầu bộc lộ thần thái để hấp thụ phong cách Trung Hoa. Ví nh những cao tăng Kukai, Saicho, Chisen, Jitsuei, Koku đều là những bậc danh họa vẽ hình tợng Phật giáo. Những tác phẩm tiêu biểu của hội hoạ thời này còn lu giữ đến ngày nay là các bức chân dung của bảy vị s tổ Chân Ngôn tông trong tự viện Toji, bức chân dung của đại s Gonzo trong tự viện Fumon, bức Fudo (Bất động) đỏ ở đền Myo-o và bức Fudo vàng ở Mji-Dera. Trong đó, chân dung bảy vị tổ của Chân Ngôn tông, tự viện Toji đã dựng thành bảy bức tranh cuộn màu trên lụa. Mỗi tranh dài rộng khoảng hai mét rỡi. Còn bức Fudo đỏ là mẫu Phật duy nhất của hội hoạ Phật giáo do Thiên Chứng đại s sáng tạo, bức tranh theo bút pháp Trung Hoa song lại biểu lộ tâm hồn Nhật Bản với hình ảnh vị thần Fudo ngồi trên một tảng đá, ngọn lửa bao vây xung quanh, tay cầm thanh gơm rồng cuồn cuộn, đợc thể hiện trên chất liệu lụa, dài khoảng 1,5m.

Bên Trung Quốc, nhà Đờng kết thúc vào năm 907. Thế mà sứ bộ cuối cùng đợc cử sang đại lục là vào năm 838, từ đó ngời Nhật không còn chuyến đi sứ nào nữa. Điều này có ý nghĩa tợng trng khá đáng kể - đã đến lúc Nhật Bản phải rẽ bớc, đi con đờng riêng của mình: tự lập (Nhật Bản hoá). Một đặc điểm quan trọng của Phật giáo thời Hêian là nó lan rộng toàn xã hội, mang màu sắc dân dã, đại chúng. Có thể nói là đã Nhật hoá sâu sắc sau một thời gian dài tiếp thu và chịu ảnh hởng của Phật giáo Trung Hoa. Đấy là minh chứng tiêu biểu cho dấu

ấn, cho tác động mạnh mẽ của đạo Phật Đại Đờng ra bên ngoài, cũng nh thể hiện tính hai mặt của sự truyền bá khi phát triển đến đỉnh cao.

Một phần của tài liệu Vai trò của phật giáo đối với văn hoá trung quốc thời nhà đường ( 618 907) (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w