Nguồn gốc và kiểu cấu tạo của các đơn vị từ vựng thuộc

Một phần của tài liệu Trường từ vựng tên gọi các loài cây trong ca dao người việt (Trang 46 - 49)

2.3. Nguồn gốc và kiểu cấu tạo của các đơn vị từ vựng thuộc trờngtên gọi các loài cây trong ca dao tên gọi các loài cây trong ca dao

2.3.1. Về nguồn gốc của tên gọi

Trong số 140 tên gọi các loài cây xuất hiện trong Kho tàng ca dao ngời Việt, chúng tôi phân loại trớc hết về nguồn gốc của tên gọi và thu đợc kết quả thống kê: có đầy đủ cả ba nguồn gốc (thuần Việt, Hán Việt, ấn - Âu). Cụ thể:

Bộ phận vay mợn (gốc Hán Việt và gốc ấn Âu) gồm 25 từ, chiếm 17.9%. Tên gọi vay mợn tiếng Hán chiếm số lợng nhiều hơn(18/25) và chủ yếu là các từ ghép, các đơn vị là từ đơn chiếm số lợng rất ít.

Ví dụ: Từ đơn: bách, liễu,lê...

Từ ghép: bạch đàn, cẩm chớng, dạ hợp, nhân sâm...

Ngoài bộ phận trên trong số 140 tên gọi các loài cây đã thống kê, còn có bộ phận vay mợn gốc ấn - Âu, chủ yếu là từ tiếng Pháp. Bộ phận này gồm 7 từ, chiếm 5%.

Ví dụ: Cà rốt, su hào, cao su...

Với các tên gọi vay mợn này, ta có thể thấy rõ, trong quá trình sinh sống, dù mỗi làng quê Việt Nam nh một tiểu vơng quốc nặng tính chất tự trị nhng theo những cách nào đó vẫn có sự tiếp xúc, giao lu văn hoá giữa những ngời dân quê đất Việt với nền văn hoá và con ngời nớc khác. Kho tàng ca dao ngời Việt lúc này trở thành những trang ký hoạ sinh động, phản ánh khá trung thực cuộc sống con ngời lao động Việt Nam. Trờng từ vựng tên gọi các loài cây cùng với trờng một số trờng từ vựng quan trọng khác nữa trong ca dao đã cho chúng ta thấy đợc một cách cụ thể vấn đề sử dụng, lựa chọn ngôn ngữ của các tác giả dân

gian. Đồng thời, chúng cũng phản ánh chân thực quá trình nhận thức của ngời dân lao động.

Ngoài hai bộ phận tên gọi vay mợn của trên, các đơn vị từ vựng còn lại trong trờng từ vựng tên gọi các loài cây trong ca dao là các từ thuần Việt, chiếm 82.1%. Những tên gọi này đã cho thấy sự gắn bó dài lâu, bền chặt của ngời dân lao động với thế giới cỏ cây, hoa trái xung quanh mình. Chúng gắn liền với đặc điểm nền kinh tế nông nghiệp của Việt Nam, phản ánh một cách sống động nền văn minh thực vật của nớc ta. Tỷ lệ lớn các tên gọi thực vật thuần việt cho thấy sự phong phú, đa dạng về giống loài cây cối của An Nam – một đất nớc khá nhỏ bé nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới (là kiểu môi trờng thuận lợi cho sự sinh trởng, phát triển của nhiều loài sinh vật) .

Thông qua một số câu chuyện dân gian nh sự tích cây lúa, cây ngô, cây khoai lang... chúng ta còn biết thêm về sự thông minh, linh hoạt của ngời Việt trong giao tiếp ứng xử và quan trọng hơn, ta thấy vô cùng cảm phục đức tính chịu thơng, chịu khó, ham học hỏi, thích tìm tòi cái mới của mỗi ngời dân Việt Nam. Những câu chuyện, lời thơ dân gian trở thành những trang sử không thành văn đợc nhân dân đời đời truyền tụng.

Qua trên, chúng tôi khẳng định: trong ca dao nói riêng, trong cuộc sống thờng ngày nói chung, để định danh các loài thực vật, ngời Việt sử dụng nhiều nhất là những đơn vị thuần Việt, sau đó là những đơn vị vay mợn từ tiếng Hán, và cuối cùng là những đơn vị vay mợn từ ngôn ngữ ấn - Âu. Điều đó thể hiện chân thực quá trình bảo tồn, phát triển và giao lu văn hoá - ngôn ngữ của ngời dân Việt Nam.

2.3.2. Về kiểu cấu tạo của tên gọi

Trừ các tên gọi vay mợn từ ngôn ngữ ấn - Âu(7/140), trong số tên gọi còn lại, số tên gọi là từ đơn chiếm 70 %. Số đơn vị đa tiết còn lại là thuần Việt chiếm đến 16.4%. Trong số tên gọi là từ đa tiết, các đơn vị đợc cấu tạo theo ph- ơng thức láy là 2 chiếm 1.4% (gồm dền dền, đu đủ).

Những đơn vị là từ đơn và từ láy là những đơn vị không thể chia cắt các thành phần cấu tạo ra thành những yếu tố có nghĩa đợc. Có thể coi chúng là những tên gọi đợc cấu tạo theo những phơng thức tổng hợp.

Những đơn vị còn lại là từ ghép, có khả năng phân chia nhỏ ra các thành phần cấu tạo có ý nghĩa. Ví dụ: Sầu riêng, thanh long, thiên lý, xơng rồng.... Đó là những tên gọi đợc cấu tạo theo phơng thức phân tích.

Nh vậy, trờng từ vựng, tên gọi các loài cây trong ca dao đã thể hiện rõ nét đặc điểm loại hình tiếng Việt: đơn lập, không biến hình, phân tích tính. Trong cách ghép để tạo ra tên gọi các loài cây, ngời Việt chủ yếu dùng lối ghép chính – phụ, ít sử dụng cách ghép đẳng lập. Ví dụ: bông lau, bông trầm, cà chua, cải cúc, mớp đắng, ngô đồng, nhân sâm...

Xét trong số các tên gọi thực vật đợc cấu tạo theo phơng thức ghép kể trên, chúng tôi thấy có hai cách ghép để tạo tên gọi là:

+ Kết hợp hai danh từ lại với nhau, trong đó một danh từ là cái đợc xác định, danh từ còn lại đóng vai trò là cái xác định, là định ngữ nhằm bổ sung ý nghĩa, làm cụ thể hoá ý nghĩa cho danh từ đợc xác định.

Ví dụ: Cải cúc, đào tiên, khoai tây, mùng tơi, ngô đồng, nhân sâm... + Kết hợp một danh từ với một tính từ để chỉ màu sắc, tính chất, kích th- ớc của sự vật đợc định danh ở danh từ.

Ví dụ: Bạch đàn, cà chua, thanh long, tơ hồng, vàng tâm,...

Các kiểu cấu tạo tên gọi thức vật trong trờng từ vựng các loài cây trong ca dao cho thấy sự linh hoạt đa dạng về phơng thức tạo từ trong vốn từ tiếng Việt. Qua đó, có thể khẳng định: trờng từ vựng trong thực vật ca dao Việt Nam không chỉ cho biết những đặc điểm cơ bản trong văn hoá Việt mà còn là nơi lu giữ, phô diễn quan trọng các đặc điểm loại hình tiếng Việt.

Trong lời ca dao, những đơn vị từ vựng thuộc trờng tên gọi cây không tồn tại độc lập mà thờng ở dạng kết hợp với nhiều từ ngữ khác. Các từ ngữ này đi liền với các đơn vị từ vựng thuộc trờng tên gọi các bộ phận của cây và trờng các

thuộc tính, đặc điểm của thực vật trong ca dao. Nhờ đó ý nghĩa định danh của các từ ngữ thuộc trờng tên gọi các loài cây trong ca dao trở nên đầy đủ, cụ thể, chi tiết hơn hẳn.

Ví dụ:

ăn sung ngồi gốc cây sung ăn rồi lại ném tứ tung ngũ hoành

[ă 40,202]

Cây tre non chẻ lựa, chàng ơi!. Thiếp phải lòng mặt chớ cời thiếp chi

[C 358,426]

Khi xa năm miếng trầu cay Bây giờ mỗi miếng mỗi ngày mỗi xa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[K 157,1291] Nh vậy xét trong thực tế tồn tại, tên gọi các loài cây trong ca dao ngời Việt lại chủ yếu ở dạng cụm từ, thờng là các cụm danh từ. Điều đó thể hiện mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa các trờng từ vựng nhỏ trong trờng thực vật. Nó cũng phản ánh chân thực hiện thực nói năng hàng ngày của ngời Việt Nam. Xét vấn đề này, chúng tôi thấy cần thiết phải tìm hiểu các đơn vị từ vựng thuộc tr- ờng tên gọi cây trong ca dao ở thực tế tồn tại của nó, nhất là về khả năng đảm nhiệm các chức vụ cú pháp trong lời ca dao.

Một phần của tài liệu Trường từ vựng tên gọi các loài cây trong ca dao người việt (Trang 46 - 49)