Cấu hình mạng H.323

Một phần của tài liệu Tổng quan về mạng thế hệ mới NGN (Trang 50 - 52)

Cấu hình mạng H.323 được mô tả như hình sau:

Hình 3.2 : Cấu hình mạng H.323

* Cấu hình mạng bao gồm các thành phần như sau:

Đầu cuối Teminal H.323

Là thành phần dùng trong truyền thông 2 chiều đa phương tiện thời gian thực được dùng trong việc kết nối các cuộc gọi. Như vậy, nó bắt buộc phải hỗ trợ các giao thức khác như :

- H.225 cho quá trình báo hiệu và thiết lập cuộc gọi

- H.245 cho việc trao đổi khả năng của đầu cuối và để tạo các kênh thông tin.

- RAS cho việc đăng ký và điều khiển các hoạt động quản lý khác với GK

- RTP/RTCP được sử dụng cho việc truyền các gói thông tin thoại và hình

- G.711 cho các codec thoại

Việc hỗ trợ các codec video là không bắt buộc đối với các đầu cuối H.323. •Gateway Terminal Gateway Circuit Switch Networks Gatekeeper Multipoint Control Unit Packet Based Networks

Thực hiện chức năng chuyển đổi về báo hiệu và dữ liệu, cho phép các mạng hoạt động dựa trên các giao thức khác nhau có thể phối hợp với nhau. Cấu tạo của một Gateway bao gồm một MGC ( Media Gateway controller ), MG ( Media Gateway ) và SG ( Signalling Gateway ) được minh họa trong hình vẽ sau:

Hình 3.3: Cấu tạo của Gateway

Các đặc tính cơ bản của một Gateway

- Một Gateway phải hỗ trợ các giao thức hoạt động trong mạng H.323 và mạng sử dụng chuyển mạch kênh (SCN-Switched Circuit Network).

- Về phía H.323, Gateway phải hỗ trợ báo hiệu điều khiển H.245 cho quá trình trao đổi khả năng hoạt động của Terminal cũng như của Gateway, báo hiệu cuộc gọi H.225, báo hiệu RAS.

- Về phía SCN, Gateway phải hỗ trợ các giao thức hoạt động trong mạng chuyển mạch kênh (như SS7 sử dụng trong PSTN).

Gatekeeper (GK)

Một Gatekeeper được xem là bộ não của mạng H.323, nó chính là điểm trung tâm cho mọi cuộc gọi trong mạng H.323. Mặc dù là thành phần tuỳ trọn nhưng Gatekeeper cung cấp các dịch vụ quan trong như dịch địa chỉ, sự ban quyền và nhận thực cho Terminal và Gateway, quản lý băng thông, thu thập số liệu và tính cước. Hình 3.4 mô tả chức năng của GK

Hình 3.4 Chức năng của một Gatekeeper

GK hoạt động ở hai chế độ:

Chế độ trực tiếp: GK chỉ có nhiệm vụ cung cấp địa chỉ đích mà không tham gia vào các hoạt động kết nối khác.

Chế độ chọn đường: GK là thành phần trung gian, chuyển tiếp mọi thông tin trao đổi giữa các bên.

Đơn vị điều khiển đa điểm MCU

MCU là thành phần hỗ trợ dịch vụ hội nghị điểm đa điểm có sự tham gia của từ 2 Terminal H.323 trở lên. Mọi Terminal tham gia vào hội nghị đều phải thiết lập một kết nối với MCU. Trong MCU có hai module: MC (Multipoint Controller) có chức năng điều khiển và MP (Multipoint Processor) nhận và xử lý các luồng dữ liệu thoại, video hoặc dữ liệu khác

Một phần của tài liệu Tổng quan về mạng thế hệ mới NGN (Trang 50 - 52)