So sánh hoạt động giữa chuyển mạch mềm và chuyển mạch kênh

Một phần của tài liệu Tổng quan về mạng thế hệ mới NGN (Trang 44 - 48)

Việc so sánh giữa chuyển mạch mềm với chuyển mạch kênh sẽ dựa vào các tiêu chí sau: đặc tính của chuyển mạch (về phần cứng và phần mềm), cấu trúc chuyển mạch (các thành phần cơ bản và sự liên hệ giữa chúng) và cách thực hiện cuộc gọi:

*Bảng 2.1: So sánh các đặc tính chuyển mạch của tổng đài PSTN và softswitch Softswitch Tổng đài PSTN

Phương pháp chuyển

mạch Phần mềm Điện tử

Kiến trúc Phân tán, theo các chuẩn mở Riêng biệt của từng nhà sản xuất

Khả năng tích hợp với ứng dụng của nhà cung

cấp khác

Dễ dàng Khó khăn

Khả năng thay đổi mềm

dẻo Có Khó khăn

Giá thành Rẻ, khoảng bằng một nửa

tổng đài điện tử Đắt

Khả năng nâng cấp Rất cao Rất tốt, tuy có hạn chế hơn

Giá thành của cấu hình cơ bản

Thấp, giá thành thay đổi gần như tuyến tính với số lượng thuê bao. Cấu hình cơ bản có thể sử dụng cho mạng doanh

nghiệp

Rất cao, tổng đài PSTN không thích hợp cho

mạng doanh nghiệp

Truyền thông đa

phương tiện Có Rất hạn chế

Hội nghị truyền hình Tốt hơn Có

Lưu lượng Thoại, fax, dư liệu, video Chủ yếu là thoại và fax Thiết kế cho độ dài

cuộc gọi Không hạn chế Ngắn (chỉ vài phút)

* So sánh cấu trúc chuyển mạch

Cấu trúc chuyển mạch mềm và chuyển mạch kênh được thể hiện trong hai hình sau:

Hình 2.6 Cấu trúc chuyển mạch mềm

HÌnh 2.7 Cấu trúc chuyển mạch kênh

Nhận xét: cả 2 dạng chuyển mạch đều sử dụng phương pháp ghép kênh trước khi thực sự chuyển mạch.

Như trên hình vẽ ta cũng thấy rõ trong chuyển mạch mềm các thành phần cơ bản của hệ thống chuyển mạch là các module riêng biệt nhau, phần mềm xử lý điều khiển cuộc gọi không phụ thuộc vào phần cứng chuyển mạch vật lý cũng như môi trường lõi truyền thông tin. Còn đối với mạng truyền thống thì tất cả các thành phần đều tích hợp trong 1 phần cứng.

Trước hết, quá trình thực hiện một cuộc gọi sẽ được tìm hiểu. Quá trình này gồm những giai đoạn sau:

(1) Thuê bao gọi (caller-CR): nhấc máy.

(2) Tổng đài gọi (calling switch, gọi là CRX): gởi dial tone cho CR để mời quay số.

(3) CR: nhấn số.

(4) CRX: nhận số và xác định tuyến để chuyển cuộc gọi đến đích. Bản tin SS7 được chuyển đến tổng đài đích để rung chuông thuê bao bị gọi.

(5) Tổng đài bị gọi ( callee switch, gọi là CEX ): nhận biết bản tin

rung chuông, quan sát tình trạng của thuê bao (bận hay rỗi) và cấp tín hiệu chuông nếu CE rỗi. Đồng thời cũng thông báo cho CRX trạng thái của CE. (6) Thuê bao bị gọi (callee-CE): nhấc máy.

(7) CRX và CEX: bắt đầu tính cước và truyền thông tin thoại qua kênh 64kbps.

(8) CR và CE: đàm thoại.

(9) CR hoặc CE đáp máy: cuộc gọi kết thúc.

(10) CRX và CEX: ngừng tính cước, bản tin cuộc gọi kết thúc được trao đổi. Để tiện so sánh ở đây, cuộc gọi trong mạng chuyển mạch kênh sử dụng báo hiệu số 7. Đối với chuyển mạch mềm, cuộc gọi được thực hiện giữa 2 thuê bao điện thoại (vẫn sử dụng báo hiệu số 7) trong mạng PSTN với nhau thông qua mạng lõi của mạng thế hệ sau NGN. Cả 2 cách thực hiện cuộc gọi, bằng chuyển mạch mềm hay chuyển mạch kênh, đều phải thiết lập kết nối trước khi thực hiện đàm thoại. Trong chuyển mạch kênh, kênh báo hiệu và kênh thoại là 2 kênh khác nhau nhưng cùng truyền đến 1 điểm xử lý trên cùng đường dây, hay nói cách khác là trên cùng kết nối vật lý. (Kênh báo hiệu được thiết lập trước, sau đó kênh thoại mới được thiết lập ). Trong khi đó đối với chuyển mạch mềm thì 2 kênh này không chỉ là 2 kênh riêng biệt mà chúng còn được truyền trên 2 kết nối khác nhau. Và thông tin báo hiệu được truyền qua SG, thông tin thoại được truyền qua MG.

Chương 3

TRONG MẠNG NGN[3]

3.1 Giới thiệu

Trong mạng điện thoại công cộng hiện nay có hai hệ thống báo hiệu đang được sử dụng, đó là báo hiệu kênh liên kết và báo hiệu kênh chung SS7. Mạng thế hệ mới ngoài các dịch vụ truyền thống như thoại/fax còn cung cấp các dịch vụ dữ liệu, do đó đòi hỏi phải có các giao thức báo hiệu mới. Hệ thống chuyển mạch mềm có kiến trúc phân tán, các chức năng báo hiệu và xử lý báo hiệu, chuyển mạch, điều khiển cuộc gọi được thực hiện bởi các thiết bị nằm phân tán trong cấu hình mạng. Để có thể tạo ra các kết nối giữa các đầu cuối nhằm cung cấp dịch vụ, các thiết bị này phải trao đổi các thông tin báo hiệu với nhau. Cách thức trao đổi thông tin báo hiệu được quy định bởi các giao thức báo hiệu.

Các giao thức báo hiệu chính sử dụng trong các hệ thống chuyển mạch mềm là: - H.323

- SIP (Session Intiation Protocol) - SIGTRAN

- MGCP (Media Gateway Control Protocol) - MEGACO (Media Gateway Controller) Các giao thức này có thể phân thành hai loại: + Giao thức ngang cấp: H323, SIP

+ Giao thức chủ tớ: MGCP, MEGACO

Hình 3.1: Các giao thức cơ bản ứng dụng trong mạng ứng dụng softswitch

- Giao thức ngang cấp H.323, SIP được sử dụng để trao đổi thông tin báo hiệu giữa các MGC, giữa MGC và các Server.

- Giao thức chủ tớ MGPC, MEGACO là giao thức báo hiệu điều khiển giữa MGC và các Gateway (trong đó MGC điều khiển Gateway).

- Giao thức SIGTRAN là giao thức báo hiệu giữa MGC và Signalling Gateway.

Các giao thức ngang cấp thực hiện chức năng mạng ở cấp cao hơn, quy đinh cách thức giao tiếp giữa các thực thể cùng cấp để cùng phối hợp thực hiện cuộc gọi hay các ứng dụng khác. Trong khí đó các giao thức chủ tớ là sản phẩm của việc phân bố không đồng đều trí tuệ mạng, phần lớn trí tuệ mạng được tập trung trong các thực thể chức năng điều khiển (đóng vai trò là master), thực thể này sẽ giao tiếp (điều khiển) với thực thể khác qua giao thức chủ tớ nhằm cung cấp dịch vụ. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể về các giao thức đã nêu ở trên:

Một phần của tài liệu Tổng quan về mạng thế hệ mới NGN (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w