Hệ quả của quá trình phân hoá giai cấp.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quá trình phân hoá giai cấp trong xã hội trung quốc cổ đại (Trang 64 - 76)

Rõ ràng giai cấp xuất hiện thì mâu thuẫn phát sinh, và mâu thuẫn giữa ngời nông dân công xã với đội ngũ giai cấp quý tộc trong xã hội Trung Hoa cổ đại không ngừng phát triển và ngày càng trở nên sâu sắc. Một hệ quả tất yếu đó là bộ máy nhà nớc của giai cấp quý tộc Trung Hoa cổ đại đã ra đời nó làm công cụ để đàn áp sự phản kháng của những ngời dân nghèo trong công xã. Tổ chức quản lý dân chủ của thị tộc, bộ lạc ngày trớc nay đã trở thành cơ quan quyền lực cộng tách rời khỏi quần chúng và đối lập với quần chúng.

Sự ra đời của nhà nớc Trung Hoa cổ đại: Theo quan điểm của các nhà kinh điển – những nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác thì nhà nớc là một phạm trù lịch sử, nhà nớc ra đời gắn liền với quá trình phát sinh, phát triển, đến một giai đoạn phát triển nào đó nhà nớc sẽ diệt vong. Nh vậy lịch sử loài ngời trải qua một thời kỳ dài không có nhà nớc, thời kỳ đó kéo dài hàng vạn năm. Tức là thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ, và sẽ tịnh tiến đến một thời kỳ mà xã hội không cần nhà nớc.

Nhà nớc sinh ra từ chính sự phát triển của xã hội và xuất phát từ yêu cầu của đời sống xã hội. Nhà nớc chỉ ra đời khi lịch sử xã hội loài ngời đã phát triển

đến một giai đoạn nhất định. Khi không còn những đièu kiện chủ quan và khách quan cho nhà nớc tồn tại thì tất yếu lúc ấy nhà nớc tự nó phải tiêu vong.

Sự phát sinh hình thành nhà nớc nó xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau do những điều kiện chủ quan và khách quan quy định trong từng hoàn cảnh cụ thể. Đó là những tiền đề về kinh tế và tiền đề xã hội.

Về tiền đề kinh tế: Nói về sự ra đời nhà nớc các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác khẳng định nhà nớc là sản phẩm mang tính tất yếu do chế độ t hữu tạo ra. Chế độ t hữu chính là hệ quả của bớc đột phá trong lực lợng sản xuất. Khi đó con ngời sản xuất ra của cải không chỉ đủ nuôi sống bản thân mà còn có của cải d thừa thờng xuyên. Của cải d thừa là nguyên nhân cho ra đời chế độ t hữu. Chế độ t hữu xuất hiện, đã dẫn đến con ngời đã biến của chung thành của riêng không chỉ muốn chiếm đoạt thành quả lao động của ngời khác, mà còn chiếm đoạt bóc lột sức lao động của họ làm cho của cải củ mình giàu có hơn. Chế độ nô lệ là một trong những biểu hiện đầu tiên trong xã hội loài ngời mà ở đó có sự xuất hiện kẻ bóc lột, ngời bị bóc lột, kẻ thống trị và ngời bị thống trị.

Một vấn đề thứ hai khi nói về sự ra đời của nhà nớc đó là cơ sở của xã hội. Cơ sở xã hội cho sự hình thành nhà nớc đó chính là sự phân hoá xã hội thành giai cấp có lợi ích đối lập nhau về quyền lợi. Từ sự khác nhau về quyền lợi có ngời có vô số đặc quyền, đặc lợi, nhng cũng có ngời có ít hơn về đặc quyền đặc lợi thậm chí là không có quyền lợi, mà phải gánh chịu vô vàn đủ mọi nghĩa vụ khác nhau. Chính sự không giống nhau, khác nhau về lợi ích cụ thể ấy, thậm chí đối lập nhau đã dẫn đến một hiện tợng mang tính quy luật. Đó là mâu thuẫn giữa các lực lợng trong xã hội, hay còn gọi là mâu thuẫn giữa các giai cấp. Mâu thuẫn đó phát triển đến một mức độ gay gắt không thể hoà hoãn.

Cơ sở xã hội là sản phẩm, hệ quả mang tính tất yếu của tiền đề kinh tế. Chỉ khi kinh tế phát triển đến một mức độ nhất định thì chế độ t hữu mới xuất hiện. T hữu xuất hiện thì sự phân hoá giai cấp diễn ra trong xã hội là điều đơng nhiên. T hữu và sự phân hoá giai cấp quy định những mâu thuẫn đối kháng trong xã hội. Các giai cấp, tầng lớp mâu thuẫn nhau gay gắt không thể điều hoà đợc nữa, và xã hội cũng không thể thoát ra đợc, một vấn đề cấp thiết đặt ra là cần phải có

một thiết chế, một tổ chức quản lý nhằm dung hoà những mâu thuẫn không thể dừng đợc ấy, và nhà nớc ra đời. Nói về sự ra đời của nhà nớc Enghen viết: “nh- ng muốn cho những mâu thuẫn đối kháng đó, những giai cấp có quyền lợi kinh tế mâu thuẫn nhau, đi đến chỗ tiêu diệt nhau và tiêu diệt luôn cả xã hội trong cuộc đấu tranh vô hiệu quả, thì cần phải có lực lợng tựa hồ nh đứng trên xã hội có nhiệm vụ, làm dịu sự sung đột, và giữ cho sự xung đột ấy nằm trong một trật tự, và các lực lợng đó các lực lợng nảy sinh từ xã hội nhng lại tự đặt mình lên trên xã hội và ngày càng xa lạ với xã hội đó là nhà nớc”.

Theo Lênin: “Nhà nớc là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn không thể điều hoà đợc. Bất cứ ở đâu hễ lúc nào và chừng nào, mà về mặt khách quan những mâu thuẫn không thể điều hoà đợc thì nhà nớc xuất hiện. Và ngợc lại sự tồn tại của nhà nớc chứng tỏ rằng những mâu thuẫn của giai cấp là không thể”. Lênin còn cho rằng: “nhà nớc là công cụ thống trị của một giai cấp này đối với một giai cấp khác.

Nh vậy rõ ràng nhà nớc có chức năng trấn áp, nhà nớc do bản thân giai cấp quý tộc giàu có đặt ra cho nên chức năng trấn áp của nhà nớc biểu hiện ở chỗ nó là công cụ của giai cấp thống trị, để đàn áp sự phản kháng của dân nghèo và nô lệ, giải quyết những vấn đề nảy sinh từ xã hội, nó đảm bảo cho xã hội tồn tại và phát triển. Nói về nhà nớc Enghen viết: “Nhà nớc không phải là quyền lực bên ngoài ấn vào xã hội, nó là sản phẩm của một xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định, nó là cái bằng chứng cứng tỏ rằng xã hội đó đang bị hâm trong một mâu thuẫn với bản thân mà nó không sao giải quyết đợc, rằng xã hội đó đã bị phân chia thành những phe đối lập không thể điều hoà mà xã hội đó không đủ sức từ bỏ”.

Nhà nớc ra đời bên cạnh chức năng chính là đàn áp sự phản kháng của quần chúng, nó còn có một chức năng khác là xâm chiếm đất đai của kẻ khác hoặc bảo vệ đất đai của mình chống ngoại xâm.

Nh vậy theo lý luận của những nhà kinh điển, nhà nớc ra đời là hệ quả của sự mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà. Vậy nhà nớc Trung Hoa cổ đại ra đời

nó có mang những nét tơng đồng về sự tơng đồng của sự ra đời của nhà nớc nói chung, hay còn có những đặc điểm riêng biệt.

Rõ ràng sự ra đời của nhà nớc Trung Quốc cổ đại, nó cũng tuân thủ những quy luật chung, đó là sự phát triển kinh tế, kéo theo là sự biến đổi về xã hội. Sự phân hoá xã hội đã xuất hiện trong xã hội Trung Hoa cổ đại từ rất sớm, nguyên do là chế độ t hữu cũng đợc xác lập từ rất sớm. Đó là vào khoảng cuối thiên niên kỷ III (Tcn). Lịch sử Trung Hoa thợng cổ chứng kiến sự thoát thai của chế độ t hữu. Và chính cái chế độ ấy là bản khai tử cho chế độ cộng sản nguyên thuỷ ở Trung Quốc. Nó thúc đẩy sự phân hoá giai cấp diễn ra nhanh chóng và sâu sắc. Sự phân hoá giai cấp diễn ra sâu sắc, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt là sự minh chứng cho nền kinh tế Trung Hoa cổ đại đã phát triển đến một giai đoạn nhất định.

Bên cạnh sự phân hoá giai cấp trở nên ngày càng quyết liệt thì yêu cầu về trị thuỷ, làm thuỷ lợi và chống xâm lợc cũng là những nhân tố không thể thiếu cho sự ra đời của nhà nớc Trung Hoa cổ đại. Nh vậy ngoài nguyên nhân mang tính quy luật phổ biến, thì những yếu tố đặc thù cũng là nguyên nhân quan trọng cho sự ra đời của nhà nớc Trung Hoa cổ đại. Tuy nhiên nguyên nhân đặc thù trong xã hội Trung Hoa cổ đại không tách biệt, mà chính những nguyên nhân này lại thúc đẩy sâu hơn sự phân hoá giai cấp và ra đời nhà nớc Trung Hoa cổ đại. Sự ra đời của nhà nớc Trung Hoa cổ đại là biểu hiện của quá trình phát triển hợp quy luật, của một xã hội vận động trong những mâu thuẫn đối kháng.

Sự kiện ra đời của nhà nớc Trung Hoa cổ đại đợc ghi dấu bằng sự kiện lịch sử vào năm 2179 Tcn nhà Hạ đợc xác lập. Triều Hạ - quốc gia cổ đại Trung Quốc đầu tiên đợc xác lập là hệ quả tất yếu của một xã hội vốn tồn tại trong nó những mâu thuẫn đối kháng không thể điều hoà. Sự phân hoá trong xã hội Trung Quốc lúc này đã trở nên sâu sắc, thế lực của những ngời giàu có trong bộ lạc ngày càng mạnh, uy quyền của thủ lĩnh bộ lạc ngày càng lớn. Nếu nh trớc kia sức mạnh và uy quyền của những thủ lĩnh, hay tù trởng của các thị tộc, bộ lạc đợc củng cố bằng đức độ và lòng uy tín, thì giờ đây sức mạnh của họ đợc củng cố bằng uy quyền của bạo lực và sự giàu sang.

Càng ngày những ngời đứng đầu công xã càng xa rời quần chúng nhân dân, và đối lập với quần chúng. Tơng truyền có lần Hạ Vũ (vị thủ lĩnh cuối cùng theo chế độ tiến cử ngời hiền) triệu tập các tù trởng bộ lạc họp ở Cối Khê, Phòng Phong đến chậm bị Vũ chém chết, hành động độc đoán ấy thời Nghiêu Thuấn cha từng có. Điều đó chứng tỏ rằng Vũ là ngời không chỉ giàu sang mà còn là ngời có quyền uy, mang dáng dấp của một vị vua chuyên chế của những quốc gia phong kiến phơng đông.

Sau khi Vũ chết, các quý tộc, thị tộc đã không duy trì tiến cử ngời hiền nữa, mà ủng hộ con trai Vũ là Khải lên nối ngôi. Khải nghiễm nhiên trở thành một ông vua có quyền lực rất lớn, các quý tộc phải triều bái, phục vụ dới uy quyền của Khải. Từ đây về sau tục cha truyền con nối là tất yếu hợp với đạo lý lúc bấy giờ.

Để bảo vệ quyền lợi địa vị của giai cấp quý tộc, các tổ chức nh bộ máy quan lại, quân đội, nhà tù đợc thiết lập. Trong thực tế Khải là ông vua đầu tiên ở Trung Quốc, nhng Hạ Vũ lại đợc suy tôn là ngời sáng lập ra nhà Hạ.

Sự ra đời của vơng triều Hạ, chính là biểu hiện của quá trình phân hoá giai cấp gay gắt không thể điều hoà. Nguyên do xuất phát từ những mâu thuẫn đối kháng nhau về lợi ích quyền lợi của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội cổ đại Trung Quốc. Nhận thấy những mâu thuẫn trong xã hội đã ngày thêm sâu sắc, có nguy cơ bùng nổ những cuộc đấu tranh của tầng lớp dân nghèo, nông dân công xã: Vì thế đội ngũ giai cấp, tầng lớp quý tộc Trung Hoa cổ đại, buộc phải tạo ra những tổ chức quản lý xã hội, mà tổ chức ấy đảm bảo cho họ những đặc quyền, đặc lợi về vật chất, cũng nh địa vị thống trị trong xã hội. Tổ chức đó có thể đảm nhiệm đập tan những mu đồ phản kháng của giai cấp đối lập, tạo nguy cơ đe doạ đến quyền lọi của họ. Tuy nhiên nhà nớc Trung Hoa cổ đại bên cạnh bản chất là “công cụ thế trị của một giai cấp này với một giai cấp khác” có nghĩa là nhà nớc Trung Hoa cổ đại ra đời xuất phát từ bảo vệ lợi ích sống còn của đội ngũ tầng lớp quý tộc, thì một nét đặc thù trong quá trình hình thành nhà nớc cổ đại Trung Hoa đó còn lài do âm mu của các thế lực muốn tiến hành những cuộc chiến tranh nhằm thiết lập quyền thống trị của họ.

Thật vậy, sự kiện nhà Hạ ra đời trong lịch sử cổ đại Trung Quốc có ý nghĩa là sự cụ thể hoá của một xã hội mà những mâu thuẫn giữa hai giai cấp đối kháng quý tộc và nông dân công xã trở nên không thể điều hoà, thì một nhân tố khác làm cho nhà nớc Trung Quốc cổ đại ra đời đó chính là những cuộc chiến tranh. Trung Quốc vào khoảng cuối thiên niên kỷ thứ IV đầu thiên niên kỷ thứ III (Tcn) những cuộc chiến tranh diễn ra một cách phổ biến thờng xuyên. Các bộ lạc mạnh thờng xuyên chinh phục các bộ lạc yếu để khẳng định uy quyền và mở rộng lãnh thổ củng cố hơn một bớc nền thống trị của mình. Nhà Hạ đợc xác lập nó cũng phải thôn tính rất nhiều các bộ lạc, liên minh bộ lạc khác bằng những cuộc chiến tranh đẫm máu. Đến lợt nó nhà Hạ lại bị chính một ngời láng giềng nhà Thơng tiêu diệt. Nhà thơng đến lợt nó lại bị nhà Chu tiêu diệt. Đây là khác biệt cơ bản nhất, nhân tố mang tính đặc thù của riêng xã hội Trung Hoa cổ đại trong quá trình hình thành xác lập nhà nớc cổ đại của mình.

Từ những chức năng nh là ngời tổ chức xây dựng những công trình sản xuất chống nguy cơ xâm lợc từ bên ngoài và thôn tính các liên minh bộ lạc vô hình chung những chức năng đó lại củng cố tăng thêm uy quyền cho giai cấp quý tộc thống trị.

Nh vậy sự kiện nhà nớc Trung Hoa cổ đại ra đời 2179 (Tcn) là hệ qủa mang tính tất yếu. Nó tuân theo những quy luật xã hội của phạm trù chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đó là biểu hiện của một xã hội Trung Hoa cổ đại mà ở đó các giai cấp đã ra đời, cũng nh mâu thuẫn giữa các giai cấp trong xã hội là không thể điều hoà.

C . Kết luận

Nhà nớc Trung Hoa cổ đại ra đời là hệ quả tất yếu đánh dấu những bớc tiến lớn, những thay đổi lớn về nhiều mặt của xã hội Trung Quốc thời kỳ cổ đại.

Sự ghi nhận lớn đầu tiên trong sự biến đổi đó là trên phơng diện kinh tế: Sự phát triển của lực lợng sản xuất, trớc hết là công cụ lao động đã tạo ra sự thay đổi cơ bản đời sống của ngời dân Trung Hoa cổ đại. Công cụ lao động phát triển đã cho phép con ngời Trung Hoa lúc này có thể tiến hành sản xuất tơng đối độc lập theo nhóm nhỏ, hay đơn vị gia đình. Lúc này sở hữu chung của công xã đã trở thành vật cản đối với sự phát triển của sản xuất. Hơn nữa, với công cụ sản xuất đó, ngời ta có thể sản xuất ra một lợng sản phẩm tiêu dùng nhiều hơn so với nhu cầu tối thiểu cho sự tồn tại của mình. Đó là cơ sở khách quan làm nảy sinh ở những ngời có chức, có quyền trong công xã khát vọng chiếm đoạt sản phẩm lao động của ngời khác.

Nh vậy sự phát triển của lực lợng sản xuất cụ thể là công cụ lao động kết hợp với những tiến bộ trong kỹ thuật canh tác đa tới hệ quả tất yếu ở xã hội Trung Hoa lúc này: Chế độ sở hữu chung bị thay thế bởi chế độ sở hữu t nhân đối với t liệu sản xuất: Xuất hiện chế độ ngời bóc lột ngời. Đây chính là tiền đề, cơ sở về mặt xã hội làm cho quá trình phân hoá giai cấp ở Trung Quốc cổ đại trở nên nhanh chóng và quyết liệt hơn bao giờ hết.

Sự d thừa tơng đối sản phẩm tiêu dùng và khát vọng muốn chiếm đoạt, nó đã làm nảy sinh ở giới có thẩm quyền Trung Hoa cổ đại thói hám của. Họ sử dụng mọi quyền lực có trong tay để thực hiện khát vọng đó. Điều này càng làm cho sự phân hoá xã hội diễn ra nhanh hơn. Giai cấp xuất hiện, quan hệ ngời áp bức ngời thay thế cho quan hệ bình đẳng hợp tác tơng trợ. Xã hội Trung Quốc

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quá trình phân hoá giai cấp trong xã hội trung quốc cổ đại (Trang 64 - 76)