Sự ủng hộ về mặt vật chất

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quan hệ việt nam angiêri trong đấu tranh giải phóng dân tộc vầ xây dựng đất nước (Trang 34)

B. NỘI DUNG

2.1.2.Sự ủng hộ về mặt vật chất

Tình cảm đoàn kết của nhân dân Việt Nam – Angiêri đã được gắn bó thử thách lâu dài qua qúa trình phát triển, nhân dân Việt Nam luôn dành cho đất nước Angiêri sự ủng hộ toàn diện và thiết thực. Phong trào ủng hộ nhân dân Angiêri không chỉ đóng khung trong phạm vi của sự ủng hộ về mặt nhà nước, hay sự ủng hộ về mặt tinh thần mà sự ủng hộ về mặt vật chất của nhân dân Việt Nam danh cho nhân dân Angiêri cũng rất mạnh mẽ.

Đầu tháng 12 năm 1957, Ban chấp hành Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã gửi Tổng công hội Angiêri một số tiền là 6.288.440 đồng Việt Nam để ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Angiêri.

Cùng với tiến trình phát triển của cuộc đấu tranh nhân dân Angiêri, phong trào đoàn kết và ủng hộ Angiêri ở nước ta ngày càng được đẩy mạnh. Ngày 15- 03-1958, Uỷ ban đoàn kết nhân dân Á - Phi của Việt Nam triệu tập một hội nghị của các tổ chức đoàn thể để thông qua kế hoạch hưởng ứng ngày toàn Á - Phi đoàn kết với nhân dân Angiêri (30-03-1958). Tại hội nghị này, Uỷ ban đấu tranh cho nền độc lập ở Angiêri của Việt Nam được thành lập. Từ đó, nhiều cuộc vận động quyên góp ủng hộ nhân dân Angiêri đã được tổ chức thường xuyên. Trong tháng 3 và tháng 4 năm 1960, Uỷ ban đoàn kết nhân dân Á - Phi của Việt Nam và Uỷ ban đấu tranh cho nền độc lập ở Angiêri của Việt Nam đứng ra tổ chức một đợt vận động quyên góp ủng hộ Angiêri. Sáng kiến này được đông đảo các tầng lớp nhân dân lao động hưởng ứng nhiệt liệt. Và kết quả là Ban tổ chức đã nhận được một số tiền là 223.234 đồng để gửi sang Angiêri.

Đầu năm 1961, nhân dân ta còn gửi giúp những người Angiêri lánh nạn ở Tuynidi 200 tấn bột mì. Ngày 04/05/1961, tại thủ đô Tuynit, Hội đồng thập tự Angiêri long trọng làm lễ tiếp nhận số hàng giúp đỡ này của Việt Nam.

Sự đoàn kết và ủng hộ Angiêri còn được biểu hiện rõ nét ở chỗ Việt Nam luôn quan tâm chặt chẽ đến tình hình phát triển của cách mạng Angiêri. Tháng 3 năm 1958, Hội đồng dân tộc cách mạng Angiêri tuyên bố thành lập nước cộng hòa Angiêri độc lập và cử ra Chính phủ cách mạng lâm thời. Nhân dân Việt Nam vui mừng trước bước phát triển mới này của Cách mạng Angiêri. Đến khi Angiêri giành được độc lập dân tộc, nhân dân Việt Nam chào đón nồng nhiệt thắng lợi của những người anh em. Thay mặt nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã gửi điện chúc mừng tới nhân dân Angiêri. Hàng trăm bức thư, điện mừng của các tổ chức đoàn thể ở Việt Nam đã tới tấp được gửi đến Angiêri nhằm chia sẻ niềm vui chiến thắng.

Trong bối cảnh đó, nhân dân ta lại càng đẩy mạnh hơn nữa phong trào đoàn kết ủng hộ Angiêri. Vào tháng 9 năm 1962, Uỷ ban đoàn kết nhân dân Á-

Phi của Việt Nam và Uỷ ban đấu tranh cho nền độc lập ở Angiêri của Việt Nam mở hội nghị liên tịch nhằm tổ chức “Tháng ủng hộ nhân dân Angiêri và nhân dân các nước đang gian khổ đấu tranh cho nền độc lập dân tộc”. Đông đảo nhân dân lao động Việt Nam nhiệt liệt hưởng ứng đợt vận động này. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng tham gia phong trào Vì Angiêri với hai bài viết đăng trên báo Nhân dân. Đồng thời, Người còn đóng góp một tháng lương của mình vào quỹ ủng hộ nhân dân Angiêri.

Trong thời gian này, báo Nhân dân hàng ngày thông báo cụ thể về kết quả quyên góp của nhân dân ta, và sự tổng kết đó lại làm cho phong trào tăng thêm tính quan trọng, cấp thiết. Chính vì vậy mà phong trào Vì Angiêri ở nước ta lúc này đã đạt tới đỉnh cao chưa từng có, nó phát triển rầm rộ khắp nơi, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp dân cư trong xã hội nước ta: nông dân, công nhân, bộ đội, trí thức, học sinh, thương binh và đến cả những người đang là bệnh nhân tại các bệnh viện.

Phong trào này còn mang theo những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Nếu như trong kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, chúng ta đã từng được chứng kiến phong trào “những hũ gạo nuôi quân” thì lúc này trong phong trào ủng hộ Angiêri cũng lại xuất hiện những “ống gạo Angiêri”, “rặng cây Angiêri”, những đợt thu gom sắt, giấy vụn, thủy tinh vỡ để bán lấy tiền ủng hộ Angiêri. Công nhân ở các nhà máy, xí nghiệp tổ chức lao động ngoài giờ để ủng hộ Angiêri. Ở nhà máy Cơ khí Trần Hưng Đạo (Hà Nội), xuất hiện khẩu hiệu “Chúng ta ủng hộ nhân dân Angiêri như công nhân Angiêri đã ủng hộ chúng ta”. Có đơn vị bộ đội lại đề ra sáng kiến tự túc bữa ăn trong một thời gian để lấy tiền ủng hộ Angiêri. Cũng có những kiểu quyên góp rất sáng tạo như 14 nghìn khán giả xem bóng đá tại sân vận Thành phố Nam Định vào ngày 07/10/1962 đã góp 3000 đồng vào quỹ ủng hộ Angiêri.

Kết quả, trong “Tháng ủng hộ nhân dân Angiêri và nhân dân các nước đang gian khổ đấu tranh cho nền độc lập dân tộc”, nhân dân Việt Nam đã quyên góp được một số tiền là 1.105.206,34 đồng Việt Nam.

Trong thời kỳ đất nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền, nhân dân Việt Nam đang tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quan hệ ngoại giao giữa Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước châu Phi. Chỉ mấy ngày sau khi thành lập, ngày 11-6-1969, Chính phủ Cách mạng lâm thời và Chính phủ Angiêri quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao ở hàng đại sứ.

Trong khi nhân dân Angiêri tiến hành cuộc chiến tranh giành độc lập Chính phủ cách mạng lâm thời Angiêri đã hai lần cử các đoàn đại biểu đến thăm Việt Nam vào tháng12-1958 và tháng 5-1960. Trước khi đế quốc Mĩ ném bom phá hoại miền Bắc, đoàn đại biểu Tổng liên đoàn lao động Angiêri đã sang thăm Việt Nam vào tháng 5-1964 để bày tỏ tình đoàn kết với nhân dân và giai cấp công nhân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống Mĩ cứu nước. Sau khi hiệp định Pari về Việt Nam được ký kết, nhận lời mời của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, vào đầu tháng 3-1974, Chủ tịch Hội đồng Cách mạng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Angiêri Huria Bumêdiêng đã chính thức sang thăm hữu nghị Việt Nam. Nhân dân Việt Nam đã nồng nhiệt chào đón vị khách quý này, người đã có nhiều đóng góp cho tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam với Angiêri.

Trong những năm chiến tranh ác liệt, Việt Nam vẫn thường xuyên cử các đoàn đại biểu sang thăm và Angiêri để thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Angiêri đối với cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân Việt Nam. Vào tháng 5-1965, Đoàn đại biểu Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam do Nguyễn Thị Bình dẫn đầu đã sang thăm nhiều nước châu Phi và Angiêri. Trong năm 1965 đoàn đại biểu của Việt Nam dân chủ cộng hòa và đoàn đại biểu của Mặt trận dân tộc giải phòng miền Nam Việt Nam đã đến thăm nhiều nước châu Phi và dự Đại hội đoàn kết nhân dân Á-Phi lần thứ IV. Trong năm 1968, các tổ chức, đoàn thể Việt Nam như Ủy ban đoàn kết Á-Phi của Việt Nam dân chủ cộng hòa, Ủy ban đoàn kết Á-Phi của Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Quân đội nhân dân Việt Nam... đã cử nhiều đoàn đại biểu thăm hữu nghị Angiêri và các nước châu Phi.

Sau khi tham dự Hội nghị không liên kết lần thứ IV, vào tháng 9-1973, Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã chính thức thăm hữu nghị Angiêri. Nhận lời mời của Chủ tịch Angiêri Huria Bumêđiêng, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã sang thăm hữu nghị chính thức Angiêri vào thág 5-1974. Chuyến thăm này của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã góp phần thắt chặt tình hữu nghị đoàn kết giữa nhân dân hai nước Việt Nam và Angiêri. Trong chuyến thăm này, chính phủ hai nước đã ký kết Hiệp định về hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật. Tháng 9 năm đó, khóa họp lần thứ nhất của Ủy ban hỗn hợp hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật Việt Nam-Angiêri đã được tổ chức tại thành phố thủ đô Angiê. Vào tháng 6- 1975, Hiệp định về viện trợ và hợp tác kinh tế giữa Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Chính phủ Angiêri cũng được ký kết tại thủ đô Angiê [5, 188].

Như vậy, mặc dù đất nước còn phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ, đất nước còn nhiều gian truân thử thách, nhưng nhân dân Việt Nam đã bằng nhiều con đường khác nhau vẫn tích cực ủng hộ về mọi mặt cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Angêri. Cách mạng Việt Nam đã đóng góp một phần đáng kể vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Angêri.

2.2. nhân dân Angêri đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam

2.2.1. Sự ủng hộ về mặt tinh thần

Cùng hoàn cảnh bị chủ nghĩa đế quốc thực dân đô hộ, áp bức bóc lột, người dân thuộc địa dù ở Việt Nam hay ở châu Phi, đã sớm nảy sinh sự đồng cảm sâu sắc cùng cảnh ngộ của người nô lệ. Sự đồng cảm đó biểu hiện đầu tiên ở việc cộng tác chặt chẽ giữa nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc với các nhà yêu nước châu Phi nói chung và Angiêri nói riêng trong những năm 20 thế kỷ XX. Từ mối quan hệ đó, Việt Nam đã trở nên gần gũi đối với nhân dân các nước châu Phi. Vì vậy từ khi Nhà nước công nông non trẻ đầu tiên ra đời ở Việt Nam,

Cách mạng Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ quý báu từ phía nhân dân các nư- ớc châu Phi. Tháng 10-1945, Đại hội toàn châu Phi lần thứ V đã họp và ra nghị quyết lên án chủ nghĩa thực dân Pháp và ủng hộ nhân dân Việt Nam đấu tranh chống thực dân Pháp. Tuy đó mới chỉ là sự ủng hộ về tinh thần, song đó là tiếng chuông mở đầu cho phong trào ủng hộ Việt Nam của nhân dân châu Phi. Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam diễn ra, một phong trào đấu tranh ủng hộ Việt Nam đã dấy lên ở nhiều nước châu Phi, nhất là Angiêri.

Năm 1951, các Đảng Cộng sản Angiêri, Tuynidi, Marốc đã cùng nhau ra một bản tuyên bố chung lên án cuộc chiến tranh bẩn thỉu của Pháp ở Đông Dương, đồng tình ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam, kêu gọi nhân dân Bắc Phi tăng cường đoàn kết đấu tranh vì hòa bình cho Việt Nam. Những người cộng sản châu Phi đã khẳng định trách nhiệm cao cả của mình trước Việt Nam là đấu tranh đến cùng bắt thực dân Pháp phải chấm dứt chiến tranh, trả lại hòa bình cho nhân dân Việt Nam và phải trả binh lính ngư ời Phi trở về quê hương, gia đình của họ. Nhiều cuộc biểu tình của nhân dân Angiêri ủng hộ Việt Nam đã liên tiếp nổ ra. Tai kỳ họp thứ hai của Hội đồng hòa bình thé giới (1951), các đại biểu của Angiêri đã mạnh mẽ lên án cuộc chiến tranh do Pháp tiến hành ở Việt Nam, ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.

Các cuộc đấu tranh ủng hộ nhân dân Việt Nam đặc biệt phát triển mạnh vào cuối năm 1953 đầu năm 1954. Ngày 24-10-1953, công nhân các bến tàu Oran và Angiê lại kiên quyết đấu tranh không chịu khuân vác vũ khí xuống hai chiếc tàu đi sang Việt Nam. Nhiều người Phi bị bắt đi lính sang Việt Nam đã tìm mọi cách để trốn thoát. Trong tháng 11-1953, trên một chuyến tàu của Pháp chở binh lính người châu Phi sang chiến trường Điện Biên Phủ, khi tàu đi qua kênh đào Xuyê, hai người lính Tuynidi đã nhảy xuống biển. Họ nói: “Chúng tôi không muốn đi đánh nhau với một dân tộc đang chiến đấu để giải phóng đất n- ước”[ 9,22].

Sau khi thực dân Pháp cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, một loạt các cuộc biểu tình của nhân dân Angiêri đã nổ ra nhằm phản đối việc đưa binh lính Bắc Phi sang Việt Nam làm bia đỡ đạn cho thực dân Pháp. Chính những cuộc biểu tình này là một trong những nguyên nhân làm cho đề nghị của tướng Nava về việc bổ sung 2.600 lính Bắc Phi và 800 lính Phi cho chiến trường Đông Dương không được chấp nhận.

Ngày 19-12-1953, nhân dân châu Phi thuộc Pháp đã tổ chức ngày đoàn kết với nhân dân Việt Nam. Trong ngày lễ đó, công nhân Angiêri khẳng định rằng họ nhất định tiếp tục cuộc đấu tranh ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Anh Amết Lacap, người phụ trách Công đoàn Angiêri, đã từng bị tù đày vì tham gia các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược Việt Nam tuyên bố:

chúng tôi nguyện sẽ đấu tranh tích cực để không cho thực dân Pháp bắt lính Angiêri sang đánh Việt Nam.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ở Việt Nam đã tạo ra một bầu không khí vui mừng, phấn khởi khắp đất nước Angiêri. Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ trùng với dịp nhân dân Angiêri tưởng niệm sự đau buồn về cuộc đàn áp dã man của thực dân Pháp năm 1945 đã tàn sát trên 4,5 vạn người Angiêri. Nhưng khi được tin Việt Nam giành thắng lợi ở Điện Biên Phủ, nhân dân Angiêri không giấu nổi sự vui mừng, sung sướng bởi họ coi chiến thắng của Việt Nam là chiến thắng của chính mình. Nhân dịp này, tại các thành phố lớn ở Angiêri đã xuất hiện những món ăn đặc biệt nhất, ngon nhất được đặt tên là món ăn “Điện Biên Phủ” [5, 193].

Sau khi hội nghị Giơnevơ về Đông Dương được khai mạc, nhiều đoàn đại biểu của châu Phi đã đến tận Thụy Sỹ để gặp gỡ phái đoàn đàm phán của Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ngày 5- 6-1954, đồng chí Phạm Văn Đồng đã tiếp đoàn đại biểu của nhân dân lao động Angiêri. Trong buổi tiếp, các đại biểu Angiêri đã trao cho đoàn Việt Nam một bức thư hoan nghênh và tán thành đề nghị của Việt Nam nhằm lập lại hòa bình ở Đông Dương [5, 194].

Khi quyết định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết, nhân dân châu Phi nói chung và Angiêri nói riêng đã nồng nhiệt chào mừng. Nhiều cuộc mít tinh

chào mừng thắng lợi của nhân dân Việt Nam đã được tổ chắc khắp đất nước Angiêri. Đầu tháng 8 - 1954, trong cuộc họp mừng hòa bình được lập lại ở Việt Nam, công nhân các bến tàu Angiêri đã gửi thư cho chủ tịch Hồ Chí Minh với nội dung là công nhân Angiêri coi thắng lợi của nhân dân Việt Nam là thắng lợi của nhân dân Angiêri và họ cảm thấy vinh dự vì đã góp một phần nhỏ sức lực của mình vào thắng lợi đó. Bức thư còn khẳng định cuộc đấu tranh của công nhân Angiêri ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam cũng chính là đấu tranh để bảo vệ cho quyền lợi của dân tộc Angiêri bởi Việt Nam và Angiêri cùng chung một kẻ thù là thực dân Pháp.

Phong trào ủng hộ Việt Nam của nhân dân châu Phi nói chung và Angiêri nói riêng còn tiếp tục phát triển mạnh mẽ khi nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược vì sự nghiệp hòa bình và thống nhất đất nước. Khi đế quốc Mỹ trắng trợn tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, ngày 5-8-1954, sinh viên Angiêri đã tổ chức biểu tình bao vây Đại sứ quán Mỹ ở

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quan hệ việt nam angiêri trong đấu tranh giải phóng dân tộc vầ xây dựng đất nước (Trang 34)