Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế – thương mại

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quan hệ việt nam angiêri trong đấu tranh giải phóng dân tộc vầ xây dựng đất nước (Trang 52 - 60)

B. NỘI DUNG

3.2.Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế – thương mại

Kể từ sau khi Việt Nam và Angiêri chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, từ đó đến nay quan hệ hợp tác trên lĩnh vực kinh tế - thương mại của hai nước phát triển hết sức tốt đẹp. Hiện nay, quan hệ kinh tế- thương mại giữa Việt Nam và Angiêri được đánh giá là có tiến triển tốt. Buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Angiêri tăng trưởng đáng kể trong thập kỷ 90.

Nằm bên bờ Địa Trung Hải, Angiêri là đất nước lớn nhất khu vực Bắc Phi, với diện tích hơn 2.380.000 km2 và gần 33 triệu dân, ngoài thế mạnh về dầu lửa (với trữ lượng 7 tỷ tấn, sản lượng 125 triệu thùng/ngày - 2003), khí ga (trữ lượng 5000 tỷ m3). Angiêri còn có nhiều tài nguyên khoáng sản khác như: sắt, phôtphát, than, đồng, chì kẽm... Chính vì vậy, Angiêri có điều kiện thuận lợi để phát triển nhiền ngành công nghiệp. Trong cơ cấu kinh tế của Angiêri công nghiệp chiếm tỷ trọng 56,6%, dịch vụ 33,2% và nông nghiệp chỉ chiếm 10,2%.

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Angiêri là dầu mỏ, khí đốt và các sản phẩm từ dầu. Đồng thời Angiêri nhập khẩu các đồ dùng thiết yếu là hàng tiêu dùng, lương thực- thực phẩm. Bình quân thu nhập của người dân Angiêri khá cao khoảng 1.800 ERO/người/năm. Angiêri là một thị trường tiêu thụ nông sản - thực phẩm rất lớn trong khu vực Bắc Phi nói riêng và thị trường châu Phi nói chung. Mỗi năm Angiêri nhập khẩu khoảng 3,3 tỷ USD loại mặt hàng này.

Về ngoại thương, năm 2003 xuất khẩu của Angiêri ra thế giới đạt khoảng 25 tỷ USD trong đó khí tự nhiên 9,6 tỷ USD, sản phẩm dầu tinh lọc 4 tỷ USD, sản phẩm công nghiệp 476 triệu USD. Nhập khẩu của Angiêri năm 2003 đạt 12,4 tỷ USD, các mặt hàng nhập khẩu chính gồm: tư liệu sản xuất, lương thực - thực phẩm, đồ uống và hàng tiêu dùng. Vốn là một nước chủ yếu sản xuất dầu khí (chiếm 34% tổng sản phẩm quốc dân). Nông nghiệp, công nghiệp chế biến còn rất hạn chế, Angiêri là một thị trường nhập khẩu lớn (3 tỷ USD/năm về thực phẩm, 5 tỷ USD về thiết bị công nghiệp, 2 tỷ USD về hàng tiêu dùng ...).

Angiêri theo đường lối đối ngoại độc lập dân tộc và không liên kết tích cực, đang đa dạng hoá quan hệ với các nước để tranh thủ điều kiện có lợi nhất cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Angiêri là thành viên của rất nhiều tổ chức quốc tế như: IAEA, ICAO, ILO, IMF, IMO, UN, UNCTAD, UNESCO, WHO,... cũng giống như Việt Nam, Angiêri đã tích cực đẩy mạnh đàm phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Việt Nam - Angiêri đã có quan hệ truyền thống tốt đẹp từ lâu đời. Có nhiều tiềm năng thuận lợi để đẩy mạnh hợp tác kinh tế - thương mại. Sau khi Angiêri dành được độc lập vào năm 1962, Việt Nam là một trong những nước đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Angiêri. Từ năm 1973, quan hệ hai nước ngày càng phát triển. Sau một thời gian ngừng trễ, quan hệ thương mại hai nước đã khởi sắc và gần đây một hợp đồng mua gạo Việt Nam của Angiêri trị giá 10 triệu USD đã được ký kết giữa hai nước.

Hai nước có khá nhiều lĩnh vực hợp tác có tiềm năng, Angiêri có thể liên doanh đầu tư sản xuất chè, cafe ở Việt Nam. Ngược lại, Việt Nam có thể liên doanh sản xuất đồ nhựa gia dụng ở Angiêri, hợp tác đánh bắt và nuôi trồng thuỷ

sản, hải sản, sản xuất vật liệu xây dựng gốm, sứ, tham gia xây dựng các công trình đô thị, khách sản, nhà ở, ... dầu khí là một thế mạnh của Angiêri, là nhà sản xuất dầu khí lớn của thế giới với trữ lượng 1,5 tỷ tấn, Angiêri luôn mong muốn giứp đỡ các bạn Việt Nam về kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Ngày 10 tháng 7 năm 2002, công ty đầu tư và phát triển dầu khí PIDC thuộc tổng công ty dầu khí PETRO Việt Nam và công ty dầu khí quốc gia Angiêri (Sonatrach) đã khí hợp đồng thăm dò và khai thác đầu khí tại khu vực đông nam Angiêri. Giá trị hợp đồng giai đoạn một là 21 triệu USD hoàn toàn do PIDC đầu tư, tỷ lệ chia là: phía Việt Nam 75%, phía Angiêri là 25%. Hợp đồng trên được coi là bước đột phá của ngành dầu khí Việt Nam trong việc mở rộng hợp tác dầu khí ở châu Phi. Đây là hợp đồng lớn nhất của ngành dầu khí Việt Nam ở nước ngoài do phía Việt Nam trưc tiếp điều hành , khẳng định bước tiến lớn của ngành dầu khí trong việc mở rộng khai thác dầu khí ở Việt Nam. Năm 2003 phái Angiêri yêu cầu Việt Nam giao 10 triệu USD trả nợ bằng gạo. Tổng công ty lương thực miền Bắc (Vina Fooj) đã thực hiện xong hợp đồng này. Công ty đầu tư và phát triển dầu khí PIDC thuộc tổng công ty dầu khi Việt Nam vừa phát hiện dòng dầu khí đầu tiên tại lô 433a & 416b tại Touggourt cách thủ đô Angiêri 800km.

Ngày 22 tháng 2, công ty dầu khí quốc gia Angiêri Sonatrach cũng đã chính thức ra thông cáo khẳng định việc phát hiện dầu ở tổ hợp đồng với Việt Nam. Việc phát hiện dầu ở lô hợp đồng của công ty tại Angiêri khẳng định thành công của dự án cũng như tiềm năng và triển vọng của dầu thu được ở lô này đồng thời cho phép dự báo qui mô đầu tư thăm dò thẩm lượng các cấu tạo còn lại trong lô. Theo dự kiến trong trường hợp thuận lợi, năm 2009 sẽ có thể tiến hành từ lô hợp đồng này.

Tháng 4 năm 2004, Bộ thương mại đã cử tham tán thương mại quay trở lại Angiêri khôi phục lại thị trường này sau 10 năm đóng cửa cơ quan đại diện thương mại.

Tháng 6 năm 2004, bảy doanh nghiệp Việt Nam thuộc các lĩnh vực nông sản, trang thiết bị nông nghiệp, hàng thủ công mĩ nghệ, hàng dệt may, thiết bị

điện... đã tham dự hội chợ quốc tế Angiêri. Tại đây, các doanh nghiệp hai nước đã ký biên bản thoả thuận hợp tác.

Giai đoạn từ 1989 đến 2001 mỗi năm Việt Nam giao sang Angiêri khoảng 10 - 15 triệu USD trong khuôn khổ trả nợ. Quan hệ giữa các doanh nghiệp hai nước có bước phát triển tốt. Tuy nhiên ngoại thương theo hợp đồng thông thường hầu như chưa đáng kể.

Giai đoạn từ 2002 đến nay gần như không còn việc giao hàng trả nợ và giao hàng theo các hợp đồng ngoại thương thông thường đã có bước phát triển khá. Mặc dù kim ngạch còn khiêm tốn, bảng sau cho thấy trong thời gian qua kim ngạch xuất khẩu giữa hai nước đã có những bước tăng đáng kể. Đáng chú ý trong trao đổi thương mại trong hai nước Việt Nam xuất siêu gần như tuyệt đối:

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam-Angiêri 1995 đến 2004

Đơn vị: nghìn USD

Năm Tổng kim ngạch Xuất khẩu Nhập khẩu 1995 11.155 11.155 1996 8.937 8.937 1997 8.233 8.221 12 1998 2.020 1.772 238 1999 4.731 4.731 2000 6.404 6.404 2001 11.540 11.540 2002 3.402 3.397 5 2003 18.104 18.221 180 2004 14.100 13.848 252

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Các mặt hàng xuất khẩu chính của ta gồm: gạo, cà phê, hạt tiêu, săm lốp các loại máy móc thiết bị phụ tùng, máy vi tính và linh kiện, sản phẩm hoá chất,... Gạo là mặt hàng truyền thống đã xuất sang Angiêri từ năm 2002 đến nay và liên tục tăng. Năm 2004 đã tăng 150% so với năm 2003. Hiện nay gạo Việt Nam đã chiếm vị trí số một trên thị trường Angiêri. Năm 2005 dự kiến kim ngạch sẽ tăng 20%. Tuy nhiên, lương thực chính ở Angiêri là bột mì nên khả năng tăng cao hơn là khó.

Cà phê cũng là một mặt hàng truyền thống đã xuất sang Angiêri từ năm 2002 đến nay. Năm 2004 xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường này đã tăng 53% so với năm 2003. Năm 2005 con số này tăng 25% vì nhu cầu cà phê của Angiêri rất lớn (nhập khoảng 100 triệu USD/năm). Angiêri là một trong những nước tiêu thụ cà phê hàng đầu thế giới. Trong 9 tháng đầu năm 2008, Angiêri đã nhập khẩu hơn 92.685 tấn cà phê với tổng kim ngạch nhập khẩu xấp xỉ 82,88 triệu USD. Theo số liệu thống kê của cục hải quan Angiêri, Việt Nam hiện là nước xuất khẩu cà phê nhiều thứ ba vào nước này với trữ lượng hơn 7000 tấn chỉ đứng sau Cốt Đivoa (59.831 tấn) và Iđonêxia (10.746 tấn).

Hạt tiêu cũng là mặt hàng truyền thống của Việt Nam xuất sang Angiêri. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này tăng 30% năm 2005 tăng 20%. Theo số liệu chính thức của hải quan Angiêri (do phòng thương mại đại sứ quán Việt Nam tại Angiêri cung cấp), Việt Nam xếp thứ nhất về xuất khẩu hạt tiêu: đạt 818.917 USD, chiếm 76% thị phần; sau đó là Brazin (21,8%); Ấn độ (1,2%); Mêhico (0,8%).

Về cá đông lạnh Việt Nam xuất sang Angiêri cũng đứng đầu đạt: 1.346.738 USD chiếm 43% thị phần; Tiếp đó là Êquatơ (11,8%); Pêri (11,7%);... Về gạo Việt Nam đạt 2.157.191USD chiếm 5,2 thị phần, đứng thứ ba sau Thái Lan (52%); Pakixtan (24%)...Sở dĩ gạo và cà phê xuất khẩu của Thái Lan và bờ biển Ngà vượt Việt Nam tại thị trường Angiêri, ngoài nguyên nhân về thời cơ, còn do thương hiệu (chất lượng nhãn mác và bao bì đóng gói). Hiện nay gạo và cafe Việt Nam mới chỉ cạnh tranh được với gạo và cà phê của các nước khác tại thị trường Angiêri chủ yêu về giá cả. Hi vọng trong thời gian không xa, cà phê và gạo cũng như nhiều mặt hàng khác của Việt Nam như cá và tôm đông lạnh sẽ có sức cạnh tranh trên thị trường toàn thế giới không chỉ về giá mà còn về thương hiệu.

Mặc dầu may mặc và giày dép cũng là hai mặt hàng thế mạnh của Việt Nam nhưng chưa phát huy được lợi thế tại Angiêri. Nguyên nhân là do rào cản thuế quan quá cao, tổng thuế nhập khẩu lên tới 47% đối với giày dép. Sức mua của người dân còn thấp, đa phần chỉ mua hàng rẻ chất lượng trung bình.

Tới đây chúng ta có thể xuất khẩu sang Angiêri các mặt hàng mới như lạc nhân vì Angiêri mỗi năm phải nhập khẩu khoảng 5000TM, lạc vừng 2000TM, đồ gỗ (Angiêri có nhu cầu nhập khoảng 300 triệu USD/ năm); dụng cụ cầm tay và khoá (38 triệu USD/ năm).

Kim ngạch XNK các mặt hàng chính giữa Việt Nam -Angiêri Đơn vị: nghìn USD STT Mặt hàng 2001 2002 2003 2004 I Xuất khẩu 1 Gạo 9.475 1.189 14.116 9.476 2 Hạt tiêu 851 1.313 1.403 3 Chè 80 4 Dệt may 6 16 5 Giày dép 277 18 8,6 6 Cà phê 399 1.451 1.619 2.054 7 Đồ gỗ 8 8 Sản phẩm nhựa 1,3 9 Sản phẩm cơ khí 300 120 133 10 Xăng dầu 47 11 Cao su và sp cao su 313 392 453 12 Hàng rau quả 20 19 13 Thuốc màu 59

14 Máy vi tính, linh kiện 23 II Nhập khẩu

1 Thức ăn gia súc 192

2 Giấy phế liệu 43

3 Sản phẩm cơ khí 96

4 Sắt thép 83 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Các mặt hàng nhập khẩu từ Angiêri không nhiều, nhiều năm hầu như không có chủ yếu là thức ăn gia súc, giấy phế liệu, phôt phát, sắt thép ...

Trong lĩnh vực xây dựng, trong những năm 80 của thập kỷ trước, một số công trình xây dựng của doanh nghiệp Việt Nam đã ghi dấu ấn, có rất nhiều công nhân xây dựng Việt Nam đã và đang làm việc tại Angiêri. Trường đại học lớn thứ hai Angiêri ở thành phố Ô - Ran phía Tây Angiêri là một minh chứng sinh động về quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Angiêri trong lĩnh vực xây dựng. Hiện nay doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp trong ngành xây dựng, đã bắt đầu triển khai những hoạt động đầu tiên, từ khâu chuyên gia và tới đây có thể là tư vấn quản lý vận hành công trình. Các doanh nghiệp trong ngành xây dựng đang thực sự mong muốn trở lại thị trường Angiêri đầy tiềm năng.

Tuy vậy, cũng cần phải nói rằng, cho tới thời điểm này những thông tin từ các doanh nghiệp xây dựng cho thấy cơ hội tiếp cận và trở thành nhà thầu của các công trình xây dựng trên đất Angiêri vẫn còn nhiều trở ngại. Trong đó khoảng cách xa về địa lý và giá cả đang được xem là những vấn đề lớn, khiến các doanh nghiệp xây dựng , thâm chí là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, gặp không ít khó khăn khi triển khai các kế hoạch trên thị trường châu Phi nói chung và Angiêri nói riêng.

Việt Nam và Angiêri đã ký hiệp định thương mại trong đó có điều khoản tối huệ quốc, hiệp định miễn thị thực đối với hộ chiếu ngoại giao và công vụ. Hai bên cũng đã đặt cơ quan đại diện ngoại giao và thương mại, tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm hiểu thị trường, xúc tiến thương mại. Từ khi tham tán thương mại Việt Nam trở lại Angiêri vào tháng 5 năm 2004 các doanh nghiệp của Việt Nam lại tích cực tham gia vào triển lãm quốc tế Angiêri và đã ký được nhiều hợp đồng quan trọng. Kim ngạch xuất khẩu của ta sang thị trường này đã tăng nhanh trong thời gian qua.

Nhiều mặt hàng Angiêri có nhu cầu nhập khẩu với giá trị cao lại là những mặt hàng mà Việt Nam có thể mạnh như cà phê, hạt tiêu, gia vị, vải sợi, hàng may mặc, giày dép, gạo, chè, đường, các loại hạt khô. Dẫu hơn 10 năm ở tình trạng khủng bố, nay tình hình chính trị xã hội của Angiêri đã đi vào thế ổn định, tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác kinh tế, phát triển trao đổi thương mại giữa hai nước. Sự năng động của các doanh nghiệp Việt Nam va Angiêri trong cơ chế thị trường sẽ là động lực quan trọng cho sự phát triển trao đổi thương mại song phương.

Kinh tế Việt Nam và Angiêri có nhiều điểm tương đồng là điều kiện thuận lợi cho cả hai bên. Bộ trưởng doanh nghiệp vừa và nhỏ và thủ công Mustapha Benbagia đã khẳng định “mặc dù hai bên đã có cố gắng nhưng quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Angiêri chưa phản ánh đúng thiện chí chính trị của các nhà lãnh đạo và tiềm năng của hai nước”. Thương mại giữa hai nước dù phát triển không ngừng từ nhiều năm qua nhưng vẫn ở mức độ khiêm tốn.

Bộ trưởng Angiêri đã giới thiệu với các doanh nghiệp Việt Nam tham gia diễn đàn về kinh tế Angiêri cũng như các chính sách khuyến khích đầu tư đặc biệt là chương trình hỗ trợ thúc đẩy kinh tế của tổng thống Abdelaziz Bouteflika giai đoạn 2005 - 2009 với ngân sách 144 tỷ USD cũng như việc thực hiện tiến trình tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước là cơ hội không chỉ đối với các doanh nghiệp Angiêri mà cả các doanh nghiệp Việt Nam để đầu tư thiết lập quan hệ đối tác thương mại. Theo bộ trưởng xây dựng và nông nghiệp là hai lĩnh vực hợp tác tiềm năng giữa Việt Nam và Angiêri.

Angiêri là cửa ngõ đưa các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường châu Phi và Việt Nam là con đường ưu tiên để Angiêri tiếp cận thị trường châu Á rộng lớn và năng động. Do đó, hai nước cần phải hành động, thúc đẩy tìm kiếm sự hỗ trợ tốt hơn nữa để củng cố quan hệ truyền thống, chân thành và hữu nghị lâu đời.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quan hệ việt nam angiêri trong đấu tranh giải phóng dân tộc vầ xây dựng đất nước (Trang 52 - 60)