Ngôn ngữ thơ trong Điêu tàn và ánh sáng và phù sa dới cái nhìn đối sánh

Một phần của tài liệu So sánh ngôn ngữ thơ chế lan viên trong hai tập điêu tàn và ánh sáng và phù sa (Trang 29 - 32)

đối sánh 2.3.1. Vấn đề thể thơ TT Thể thơ Điêu tàn ánh sáng và phù sa 1 Thơ tứ tuyệt 0 21 2 Thơ 4 chữ 0 1 3 Thơ 5 chữ 0 2 4 Thơ 6 chữ 0 1 5 Thơ 7 chữ 4 1 6 Thơ 8 chữ 23 1 7 Thơ 6 chen 8 chữ 0 1 8 Thơ 8 chen 7 chữ 1 0 9 Thơ 8 chen 9 chữ 8 0 10 Thơ tự do 0 19 Bảng 1: Đối sánh về thể thơ

Từ bảng thống kê trên, chúng tôi đi đến nhận xét: trong cuộc đời cầm bút của mình, Chế Lan Viên sáng tác hầu nh đủ mọi thể loại. Ông quan niệm: mỗi thể thơ phù hợp cho một loại hình tình cảm riêng và theo ông, thể thơ nào cũng có u,

nhợc điểm của nó cả. Nhà thơ bởi thế cần viết cho đợc nhiều thể. Các thể thơ mà Chế Lan Viên quan tâm, sử dụng đều có đợc những thành công đáng kể, mang dấu ấn cá tính sáng tạo của bản thân. ở hai tập thơ Điêu tàn, ánh sáng và phù sa đợc tác giả sáng tác ở những loại chính: thơ 8 chữ, thơ 7 chữ, thơ tứ tuyệt và thơ tự do. Ngoài ra, còn có một số bài thơ làm theo thể thơ khác nhng không đáng kể.

ở Điêu tàn thể thơ chiếm tỷ lệ nhiều nhất đó là thể 8 chữ và 7 chữ. Đây là những thể thơ truyền thống của dân tộc đã đợc Chế Lan Viên sử dụng thuần thục. Thể 7 chữ có 4 bài: Đọc sách, Xuân, Thu, Mơ trăng. Thể 8 chữ có 23 bài nh:

Mộng, Đám ma, Xuân về, Cõi ta…Chế Lan Viên luôn luôn tìm tòi đổi mới cấu trúc thơ. Việc Chế Lan Viên tìm loại hình câu thơ nào đó không phải lạ sự ngẫu nhiên, mà nhằm tìm đến cách thể hiện phù hợp với tâm trạng và nhận thức của ông. ở tập thơ này cách ngắt nhịp của câu thơ rất linh hoạt. Nhịp thơ không cố định mà có nhiều cách ngắt nhịp khác nhau nh nhịp 4/4; 3/5; 5/3; 3/2/3; 3/3/2.

Ví dụ: Nhịp 3/2/3/:

Ta cùng nàng/nhìn nhau/không tiếng nói

(Đêm tàn). Nhịp 3/5:

Chiêm nơng ơi/cời lên đi em hỡi! Cho lòng anh/quên một chút buồn lo

(Điêu tàn)

Điều đó cho ta thấy câu thơ của Chế Lan Viên thời kỳ này rất gần với câu thơ 8 chữ phổ biến trong Thơ mới. Tuy nhiên trong từng trờng hợp cụ thể, ông đã sử dụng nhịp điệu với yêu cầu biểu đạt riêng của mình và ông đã thành công.

Đến ánh sáng và phù sa, thể thơ lại biển đổi gần nh là hoàn toàn. ở tập thơ này, thể thơ chiếm nhiều nhất là thể thơ tự do và thơ tứ tuyệt.

Thơ tứ tuyệt là một thể thơ rất khó, yêu cầu cô đúc về nội dung và đòi hỏi chặt chẽ về hình thức. Tứ tuyệt luôn đợc xem là sở trờng của Chế Lan Viên. Tuy nhiên, thơ tứ tuyệt của Chế Lan Viên ở đây không còn giữ đúng tinh thần của nó (tuyệt cú Đờng thi) mà tác giả đã có sự gia công chế biến. Nếu ở Điêu tàn không có một bài thơ tứ tuyệt nào thì ánh sáng và phù sa có tới 21 bài. Và nói cho đúng hơn là thơ 4 câu vì đó là những bài tứ tuyệt biến cách. Có bài gồm 4 câu lục bát nh : Lá nguỵ trang, Nhớ Bế Văn Đàn…Có bài 4 câu 8 chữ: Trăng, Hai câu hỏi, Đi thực tế…có bài 5 chữ : Đêm tập kết…Có bài 7 chữ nh : Mẹ, Đêm ra trận…Xét về mặt hình thức, thơ tứ tuyệt Chế Lan Viên rất phong phú và đa dạng. Ông có những phá cách cần thiết để diễn đạt đợc tối đa lợng thông tin ngữ nghĩa. Sức hấp dẫn của thơ tứ tuyệt Chế Lan Viên phải chăng ở chỗ: dù chủ yếu vẫn dựa vào cái nền của các thể thơ truyền thống, nhng tác giả đã thổi vào đó cái hồn của thời đại. Bởi vậy, bài thơ vừa có cốt cách Đờng thi vừa rất hiện đại. Thành công của Chế Lan Viên ở thể loại này là điều đáng ghi nhận.

Với thể thơ tự do, bớc đầu thể nghiệm, Chế Lan Viên đã gặt hái một số thành công và ngày càng chiếm u thế trong sáng tác của ông. Từ thơ cách luật, thơ truyền thống cho đến thơ tự do là một quá trình vận động lựa chọn loại thể của thơ ca Việt Nam. Thơ tự do Chế Lan Viên không nằm ngoài xu thế chung đó nhng ông không chạy theo kiểu “trăm hoa đua nở” mà thơ tự do của ông có những nguyên tắc riêng, mang dấu ấn sáng tạo cá nhân. Sáng tác theo thể tự do, ngòi bút Chế Lan Viên đợc tự do, phóng khoáng hơn trong cách diễn đạt, không bị gò bó bởi bất cứ một quy tắc nghiêm ngặt nào. Câu thơ tự do của ông không có giới hạn về âm tiết, nó có thể duỗi ra nh một câu văn xuôi tuỳ thuộc vào cảm xúc của tác giả. ở ánh sáng và phù sa, tác giả đã sáng tác có câu 5 chữ nhng cũng có câu dài tới 25 chữ nh bài “Cành phong lan bể” đọc lên ta tởng đây là một câu văn xuôi. Nhng đây vẫn là thơ, thơ văn xuôi. Thơ tự do trong ánh sáng và phù sa chủ Chế

Lan Viên chiếm một số lợng lớn (19 bài). Những bài thơ đợc đánh giá cao hầu hết đợc viết theo thể thơ này nh : Giữa tết trồng cây; Ngời đi tìm hình của nớc; Cành

phong lan bể…Sở dĩ thơ tự do chiếm số lợng lớn nh vậy là vì thơ Chế Lan Viên sau cách mạng là xu hớng mở rộng câu thơ để dung chứa một nội dung hiện thực phong phú. Với ý nghĩa bao trùm hiện thực trên một phơng diện rộng, nhiều nhà thơ cũng đã mở rộng các dòng thơ đến hàng chục âm tiết đa đến gần với văn xuôi. Những nhà thơ nh Xuân Diệu, Huy Cận, Tố Hữu đều có những bài thơ tự do… thành công, nhng viết thành công hơn cả là Chế Lan Viên và Tố Hữu.

Một phần của tài liệu So sánh ngôn ngữ thơ chế lan viên trong hai tập điêu tàn và ánh sáng và phù sa (Trang 29 - 32)

w