Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay trung và dài hạn tại NHĐT&PTVN chi nhánh quang trung (Trang 64 - 66)

III Các chỉ tiêu phục vụ quản trị điều hành

3.2.5 Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng

Trong mọi lĩnh vực kinh tế , thông tin luôn đóng vai trò quan trọng. Một doanh nghiệp thiếu thông tin về sự phát triển trong tương lại thì hẳn rằng sẽ gặp khó khăn trong kinh doanh. Ngân hàng cũng vậy, ngân hàng thiêú thông tin thì không thể hoạt động tốt. Đặc biệt,tín dụng trung và dài hạn hàm chứa nhiều rủi ro do thời hạn của những khoản tín dụng này thường dài chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Do vậy, trong tín dụng trung và dài hạn mà ngân hàng thiếu hụt thông tin thì rất khó có thể mở rộng tín dụng trung và dài hạn, mà nếu mở rộng thì khả năng gặp rủi ro là rất lớn. Vì thế, hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng là một giải phải quan trọng giúp mở rộng hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng trung và dài hạn nói riêng. Các giải pháp để hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng bao gồm:

- Thông tin mà khác hàng đưa cho chỉ là một phần thông tin mà Chi nhánh cần biết. Bên cạnh nguồn thông tin từ khách hàng, ngân hàng cũng cần thu thập thông tin từ các ngân hàng khác mà trước kia khách hàng có mối quan hệ tín dụng xin vay để xem quá khứ của khách hàng, từ đó có quyết định cho vay đúng đắn.

- Một giải pháp mang tính thực tế và hiệu quả cao trong việc mở rộng hoạt động tín dụng trung và dài hạn đó là Chi nhánh cần bám sát các chương trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước nói chung và của Thủ đô nói riêng, nhất là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, chương trình di dời các cơ sở sự nghiệp, trường học, bệnh viên khỏi trung tâm thành phố để lựa chọn cung ứng vốn tín dụng cũng như các sản phẩm ngân hàng khác cho các đơn vị xây lắp được giao nhiệm vị triển khai. Để có những thông tin về chương trình phát triển này cũng như tiếp cận dễ dàng hơn với các dự án lớn trên địa bàn,

Chi nhánh cần tạo mối quan hệ tốt và tổ chức những buổi làm việc chính thức với UBND thành phố và các Sở tài chính, Sở kế hoạch đầu tư, Sở xây dựng, Sở giao thông công chính...

- Phải có sự chọn lọc thông tin và xem xét tình hình thực tế. Theo định hướng trong năm 2008 Ngân hàng Nhà nước sẽ tập trung kiểm soát hoạt động cho vay bất động sản, nhưng theo nhận định của Chi nhánh trong năm 2007 và vài năm tiếp thoe lĩnh vực bất động sản vẫn là thị trường đầu tư tiềm năng và có hiệu quả, đặc biệt là ở những thàng phố lớn. Vì vậy, với lợi thế của mình bên cạnh việc thực hiện rà soát và đánh giá hiệu quả danhmục các dự án cho vay bất động sản Chi nhánh sẽ thực hiện rà soát nền khách hàng hiện có để lựa chọn các khách hàng tiềm năng, các dự án tốt để tiếp tục tăng trưởng tín dụng vào lĩnh vực này thông qua các chương trình của Thành phố và của doanh nghiệp là chủ đầu tư về: đầu tư hạ tầng cơ sở, dự án bất động sản, hỗ trợ, di dời các nhà máy gây ô nhiễm, khai thác quỹ đất của các doanh nghiệp để xây dựng các khu thương mại cho thuê, các khu chung cư cao cấp, trung cấp...đồng thời chấp hành nghiêm túc các quy định của ngành về cho vay bất động sản.

- Thường xuyên phân tích đối thủ cạnh trạnh. Đối thủ cạnh tranh của ngân hàng gồm các ngân hàng thương mại Nhà nước (như ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn), các ngân hàng thương mại cổ phần (như Eximbank, Sacombank...) hay các ngân hàng nước ngoài ( HSBC, ANZ...), ngoài ra còn có các tổ chức phi ngân hàng (Công ty tiết kiệm Bưu điện, công ty bảo hiểm..). Các thông tin về các đối thủ cạnh tranh mà ngân hàng cần nắm giữ đó là thị phần, giá, chính sách chăm sóc khách hàng, chính sách Marketing, chính sách về sản phẩm, hay chính sách phân phối... Nếu biết được nhiều thông tin về đối thủ thì ngân hàng sẽ càng dễ dàng đưa ra những

chính sách thích hợp để thành công trong môi trường kinh doanh đầy tính cạnh tranh này.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay trung và dài hạn tại NHĐT&PTVN chi nhánh quang trung (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w