c. Phân loại các hình thức đấu thầu
2.3. Đánh giá hồ sơ dự thầu
Sau khi mở thầu tiếp theo là đánh giá, xếp loại hồ sơ dự thầu để chọn nhà thầu trúng thầu. Khâu này có thể bo bên mời thầu tự làm nhưng thường thì phải có sư giúp đõ của tô chuyên gia và phải hoàn tất trong thời gian tồn tại của hiệu lực của hồ sơ dự thầu. Các hồ sơ dự thầu sẽ được xem xét đánh giá theo hai mức độ là đánh giá sơ bộ và đánh giá chi tiết
+ Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu để loại bỏ các hồ sơ dự thầu không hợp lệ, không bảo đảm yêu cầu quan trọng của hồ sơ mời thầu.
+ Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu được thực hiện theo quy định sau đây: -Đánh giá về mặt kỹ thuật để xác định các hồ sơ dự thầu đáp ứng cơ bản yêu cầu của hồ sơ mời thầu;
Xác định chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại để so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu.
Các tiêu chí được áp dụng để đánh giá và so sánh hồ sơ về mặt kĩ thuật bao gồm phạm vi cung cấp, số lượng, chất lượng, của hàng hóa, tiêu chuẩn của dịch vụ, tiêu chuẩn công nghệ sản xuất, tính năng kĩ thuật, nguồn gốc
thiết bị, thời gian bảo hành, năng lực chuyên môn của nhà thầu; tiến độ thực hiện, yêu cầu bảo vệ môi trường, chuyển giao công nghệ, đào tạo…
- đánh giá về tài chính thương mại
Trong đấu thầu hàng hóa, dịch vụ, khi đánh giá vế tài chính thương mại của hồ sơ dự thầu thường được áp dụng phương pháp xác định giá đánh giá
- Xét duyệt trúng thầu
Nhà thầu cung cấp hàng hóa, sẽ được xem xét đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Có hồ sơ dự thầu hợp lệ;
+ Được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm;
+ Có đề xuất về mặt kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu theo hệ thống điểm hoặc theo tiêu chí "đạt", "không đạt";
+ Có chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng;
+ Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được duyệt.