0
Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Nhìn nhận và đánh giá các quy định của pháp luật về đấu thầu

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XÂY LẮP CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG (Trang 57 -70 )

1.Ưu điểm

Luật Đấu thầu được ban hành đã giúp cho Nhà nước quản lý công tác đấu thầu một cách triệt để nhất. Tuy còn rất nhiều những khiếm khuyết chưa theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và công tác đấu thầu nói riêng, nhưng Luật Đấu thầu đã phần nào hạn chế được rất nhiều những tiêu cực còn đọng lại từ khi nền kinh tế của đất nước là nền kinh tế đóng. Đó là :

Phần nào Luật Đấu thầu đã giải quyết được vấn nạn đấu thầu “khép kín”, thiếu tính cạnh tranh giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Tuy là vấn nạn trên chưa được xử lý một cách triệt để nhưng cũng đã cho thấy một những điểm đáng ghi nhớ từ khi có Luật Đấu thầu chính thức có hiệu lực.

Việt Nam là đất nước có các cơ quan phòng ban phức tạp nhất, việc mở thầu một dự án nào đó thì lại diễn ra “Có đi có lại …” khiến cho việc quản lý của nhà nước trở nên khó khăn và không có hiệu quả. Ngoài ra vấn nạn trên còn làm cho nền kinh tế đất nước đi thụt lùi so với toàn thế giới. Khó khăn trên của nhà nước trong công tác đấu thầu đã chính thức có người giải quyết mà không làm ảnh hưởng tới các mối quan hệ đó là Luật Đấu thầu 2005.

2.Nhược điểm

Nền kinh tế của Việt Nam khá phức tạp do vậy việc quản lý công tác đấu thầu bằng Luật đấu thầu là chưa hoàn toàn theo sát với sự phát triển của tổng thể nên kinh tế quốc dân.

và các doanh nghiệp không biết nên theo sự hướng dẫn và tuân theo Luật nào nữa.

Việc ban hành Luật đấu thầu còn rất nhiều “kẻ hở”, tiêu biết là hiện tượng bỏ thầu giá thấp, trúng thầu bằng mọi giá sau đó tìm cách điều chỉnh nâng giá gói thầu. Những “ kẻ hở “ trên là do việc ban hành và quy định giá sàn , giá trần chưa thực sự rõ ràng.

II.Đánh giá việc áp dụng pháp luật đấu thầu tại Công ty cổ phần thương mại xây lắp công nghiệp Thăng Long

1.Kết quả đạt được

Trong những năm qua Công ty cổ phần thương mại xây lắp công nghiệp Thăng Long không ngừng phát triển và ngày càng khẳng định tên tuổi của mình trong ngành xây lắp công nghiệp của đất nước. Bằng chứng là số lượng và khối lượng các công trình của Công ty đứng ra thi công ngày càng nhiều và không những mình khu vực miền Bắc mà trãi dài khắp đất nước.

Các công trình mà Công ty đã và đang tham gia được các chủ đầu tư đánh giá rất có chất lượng và luôn hoàn thành về chỉ tiêu đề ra cả thời gia và các chỉ số kỷ thuật.

Để đạt được những thành quả như ngày hôm nay ban lạnh đạo của công ty đã không ngừng trao dồi kiến thức về chuyên môn, tiềm hiểu sâu rộng về các quy định của pháp luật nói chung và Luật đấu thầu nói riêng. Nhờ sự hiểu biết sâu rộng những quy định của Nhà nước về pháp luật đấu thầu, và với những gì đã tạo dựng được tên tuổi đối với Nhà nước và các chủ đầu tư. Công ty luôn luôn là đơn vị tham gia và thực hiện đúng các quy định của nhà nước về Luật Đấu thầu và những quy định của chủ đầu tư, do vậy hằng năm Công ty luôn là

trình trọng yêu , có tính chất quyết định tới toàn bộ công trình . Bằng chứng là : Trong năng đầu tiên khi mới thành lập thì số lượng mà công ty tham gia thi công là 5 công trình, giá trị cao nhất của công trình là 6.5 tỷ đông.

Đến những năm tiếp theo số lượng các công trình mà đơn vị tham gia thi công ngày càng nhiều lên và giá trị của các công trình thi công cũng tăng lên theo sự lớn mạnh của công ty và uy tiến của Công ty , các cán bộ quản lý của Công ty.

Tuân theo các quy định được nêu ra trong Luật Đấu thầu 2006 và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu 2006. Công ty đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm trong khi tham gia dự thầu và ký kết hợp đồng với các chủ đầu tư. Mức độ sai phạm dẫn tới những hậu quả không đáng có của công ty về việc tuân thủ và thực thi theo các quy định của pháp luật là không có.

III.Kiến nghị

1.Kiến nghị với nhà nước

Đất nước ta đang trong công cuộc cải tổ lại đất nước sau một thời gia dài bị khủng hoảng và chìm sâu trong 2 cuộc chiến tranh giải phóng đất nước. Tuy thành những thành tựu đạt được trong thời gian qua là không hề nhỏ trong công cuộc cải tổ đất nước nói chung và về pháp luật nói riêng. Về kinh tế thì chúng ta đã bước một bước dài và ngày càng khẳng định Việt Nam là một điểm đến an toàn và đúng đắn để đầu tư.

Trái ngược với sự phát triển kinh tế vượt bậc trong những năm qua thì pháp luật thực định của chúng ta đang là một vấn đề nan giải mà Quốc Hội và các cơ quan chức năng đang tiềm cách giải quyết. Các văn bản pháp luật của

theo luật nào và sử dụng chúng như thế nào.Vấn đề đang được đề cập từ đầu đó là vấn đề về Đấu thầu xây lắp công nghiệp, một số điều được nêu trong Luật Đấu thầu còn có những điều chưa được rõ ràng và có những điều quy định có phần “lấn sân ” của Luật Đầu tư và Luật Xây dựng. Cụ thể như sau :

A. Một số vấn đề chung của 2 Luật:

1) Về người có thẩm quyền: Trong luật dùng từ “người” ở đây có lúc là cá nhân, có lúc là tổ chức do đó sẽ rất khó khi xây dựng các quy định Chế tài khi vi phạm:

+ Người có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án xây dựng công trình trong Luật Xây dựng ghi rất rõ là Thủ tướng, Chủ tịch UBND, Bộ trưởng. Nhưng thẩm quyền lập, phê duyệt qui hoạch chung xây dựng, thẩm quyền thẩm định lại ghi chung chung là Bộ A, Bộ B, UBND, Sở A, Sở B...

+ Người có thẩm quyền trong Luật Đấu thầu là người được quyền quyết định dự án được qui định tại Điều 39 Luật Xây dựng và Điều 11 Nghị định 16 thì thẩm quyền ghi rõ là Thủ tướng, Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các cấp. Nhưng tại Điều 60 trong Luật Đấu thầu ghi nhiệm vụ rất chi tiết của người có thẩm quyền như phê duyệt kế hoạch đấu thầu, phê duyệt hồ sơ mời thầu, quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu, ... là không thực tế đặc biệt dự án đầu tư ở các Bộ không chuyên ngành (Y tế, Văn hóa, Lao động...) vì vậy cần xác định rõ trách nhiệm cá nhân trong các trường hợp của Luật. Người có thẩm quyền ở các cấp hành chính là Thủ trưởng, Bộ trưởng, Chủ tịch UBND nhưng cần bổ sung “hoặc người được ủy quyền, người được phân công ký các quyết định liên quan đến dự án đầu tư”. Có như vậy khi xử lý hành vi vi phạm mới có các chế tài cụ thể cho từng cá nhân được.

trong dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước:

Theo Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu thì có rất nhiều qui định Chủ đầu tư phải trình người quyết định đầu tư. Vì vậy người quyết định đầu tư và chủ đầu tư không thể là “một người”, “một cấp” do đó vấn đề đặt ra là:

- Bộ có thể vừa là người quyết định đầu tư lại là chủ đầu tư dự án hay không? (Như nhiều người nói vụ PMU18 thì Bộ Giao thông - Vận tải là chủ đầu tư có đúng không?). Nếu theo Khoản 9 Điều 4 Luật Đấu thầu, Khoản 21 Điều 3 Luật Xây dựng thì “chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt chủ sở hữu”. Rõ ràng ở đây Ngân sách nhà nước hoặc vốn ODA đã được giao, phân bổ trực tiếp cho Bộ GTVT “sở hữu”, “sử dụng” để xây dựng công trình nhưng người “trực tiếp tiêu tiền” lại là PMU.

- Vì vậy có ý kiến cho rằng cần định nghĩa lại và xác định chủ đầu tư (sử dụng vốn Nhà nước) phải là người được Nhà nước giao vốn để xây dựng dự án nhưng phải là người trực tiếp quản lý, sử dụng khai thác dự án còn nếu năng lực không đủ thì đã có qui định trong pháp luật là thuê tư vấn quản lý dự án rồi? Lúc đó Bộ là “người” quyết định, “người có thẩm quyền”.

- Về Ban Quản lý dự án. Theo Luật Xây dựng và Nghị định 16 thì trong trường hợp Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì chủ đầu tư “có thể thành lập Ban Quản lý dự án, Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư theo nhiệm vụ quyền hạn được giao”.

Vì vậy có nên qui định cứng các nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý dự án như điều 36 Nghị định 16 hay không?

Do đó có ý kiến cho rằng đã tách được “Chủ đầu tư” như nêu ở trên (không phải là Bộ, UBND) nếu trực tiếp quản lý dự án thì chính chủ đầu tư cử

bộ của cơ quan chủ đầu tư chuyên làm Ban quản lý dự án lúc này được trực tiếp điều hành dự án mà chính họ là chủ đầu tư, nhất là lại có câu “chủ đầu tư có thể ủy quyền cho Ban Quản lý dự án một phần hoặc toàn bộ các nhiệm vụ quyền hạn của mình” thế thì hai là một rồi còn gì phải tách ra nữa.

Còn trường hợp không đủ điều kiện trực tiếp quản lý dự án thì phải thuê các tổ chức tư vấn quản lý dự án hay nói cách khác các tổ chức tư vấn này chính là các ban quản lý dự án. Lúc này thì rất rõ ràng chủ đầu tư chỉ thuê một số công việc thông qua các hợp đồng kinh tế mà mình không có năng lực quản lý dự án mà thôi.

B. Những vấn đề cần thống nhất giữa Luật Xây dựng và Luật Đấu thầu.

1. Về quy định lựa chọn nhà thầu.

- Luật Xây dựng tại điểm b mục 1, Điều 96 qui định “chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý”

- Luật Đấu thầu: Tại mục 4 Điều 38 qui định chọn nhà thầu “có chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng”.

Việc thống nhất giữa “giá dự thầu hợp lý” và “có chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng” là cần thiết đặc biệt phải có Tiêu chí cụ thể đánh giá thế nào là “giá dự thầu hợp lý” hay “chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng”. Các tiêu chí này qui định trong Nghị định 16 chưa rõ, thiếu cụ thể, còn Nghị định hướng dẫn về Luật Đấu thầu thì chưa có vì vậy cần có sự thống nhất về từ dùng trong qui định của 2 Luật và thống nhất các tiêu chí đánh giá, một số ý kiến còn cho rằng cần tính thêm điểm kỹ thuật vào giá chọn thầu này.

bị đầu tư.

Về năng lực hành nghề xây dựng phù hợp với loại và cấp công trình tại Nghị định 16 có phân loại:

- Nhà thầu tư vấn: 2 loại

- Nhà thầu xây lắp: 2 loại (cấp I, đặc biệt cấp II trở xuống)

Nhiều ý kiến cho rằng cần phải khôi phục lại việc cấp chứng chỉ năng lực của tổ chức hoạt động xây dựng (Tham khảo Luật Xây dựng Trung Quốc qui định có 4 cấp năng lực của tổ chức khảo sát thiết kế, 3 cấp cho nhà thầu xây lắp và mọi tổ chức hoạt động xây dựng chỉ được cấp giấy phép hoạt động khi có giấy chứng nhận năng lực, tổ chức hoạt động xây dựng chỉ được hoạt động theo cấp công trình được cấp chứng nhận).

Thời gian qua theo Luật Doanh nghiệp đã quá “tự do” cho việc cấp giấy phép kinh doanh, đã thế Luật Đấu thầu lại không hạn chế năng lực hành nghề theo cấp công trình mà để cho các chủ đầu tư xem xét là không hợp lý và không chính xác. Nhất là trong xây dựng hoạt động làm nên những công trình ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn, môi trường, đời sống của con người. Vì vậy hoạt động xây dựng phải là hoạt động kinh doanh “có điều kiện”. Đó là năng lực của tổ chức hoạt động xây dựng phù hợp với loại, cấp công trình và phải được cấp có thẩm quyền cấp chứng nhận năng lực hành nghề trước khi cấp giấy phép kinh doanh.

4. Qui định về lựa chọn nhà thầu: Cần thống nhất các hình thức lựa chọn nhà thầu.

lập về tổ chức, không phụ thuộc vào một cơ quan quản lý” bao gồm cả nội dung Mục 2 Điều 100 Luật Xây dựng.

6. Thưởng phạt trong hợp đồng

Luật Xây dựng tại Điều 110 có qui định về thưởng, phạt trong hợp đồng, đề nghị bổ sung vào Luật Đấu thầu hoặc Nghị định hướng dẫn Luật Đấu thầu có một điều qui định về điều này.

C. Một số góp ý khác vào Luật Đấu thầu

1. Khoản 1 Điều 1 Phạm vi điều chỉnh của Luật

Có ý kiến đề nghị chỉ điều chỉnh đối với dự án sử dụng vốn nhà nước từ 50% trở lên. Vì nếu vốn nhà nước chỉ 30% như luật định, khi có một chủ thể có vốn 50% thì “họ” có quyền không áp dụng điều này, mà theo quyết định của Hội đồng quản trị.

2. Về đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu – Tại Điểm b Khoản 1 có qui định nhà thầu tham gia đấu thầu phải “không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý” là quá rộng rãi vì các doanh nghiệp nhà nước hiện nay đều được các Bộ quản lý (dù 3 năm nữa có cổ phần hóa thì vẫn còn doanh nghiệp nhà nước và tỷ lệ vốn nhà nước tại doanh nghiệp trên 50% vẫn chiếm đa số, thực chất vẫn là doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy việc giải thích hướng dẫn vấn đề này trong Nghị định về đấu thầu cần được làm rõ. Đặc biệt cần làm rõ nội dung chống khép kín trong đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước

3. Việc qui định tại Khoản a Điều 11 “Nhà thầu tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi không được tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập thiết kế kỹ thuật của dự án, nhà thầu tư vấn đã tham gia thiết kế kỹ thuật của dự án

thầu EPC”.

Nhiều ý kiến cho rằng nên sửa đổi qui định này vì:

+ Nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi đã lập thiết kế sơ bộ (từ cũ), thiết kế cơ sở (Luật Xây dựng) chính là tác giả của dự án và mâu thuẫn với Luật Xây dựng tại điều 55, 102 xác định tác giả của phương án kiến trúc được đảm bảo quyền tác giả, được ưu tiên thực hiện các bước tiếp theo, rất hiểu dự án nên họ đấu thầu làm các bước tiếp theo thì rất tốt đảm bảo cạnh tranh lành mạnh về chất lượng và giá thành.

+ Nhà thầu làm thiết kế kỹ thuật hoàn toàn có thể tham gia đấu thầu làm thiết kế thi công, lập tổng dự toán, lập hồ sơ mời thầu... do mất nhiều thời gian, công sức xác định giải pháp kiến trúc, kỹ thuật, công nghệ, thiết bị nên họ hiểu rất cặn kẽ về thiết kế kỹ thuật do vậy họ có điều kiện cạnh tranh rất tốt về chất lượng và giá thành của gói thầu. Chỉ nên cấm đấu thầu tư vấn giám sát (trừ gói thầu EPC) đối với những đơn vị tư vấn trực tiếp thiết kế công thiết kế công trình xây dựng này

Kết luận

Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế đất nước, việc ban hành và áp dụng Luật Đấu thầu là một điều kiện tất yếu để Việt Nam ngày càng khẳng định mình trên tổng thể nền kinh tế toàn cầu. Việc ban hành và áp dụng Luật Đấu thầu giúp cho các doanh nghiệp có một “sân chơi” công bằng nhất để phát triển. Việc ban hành và sử dụng Luật Đấu thầu còn giúp cho đất nước thực hiện chính sách Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước một cách dễ dàng hơn và vững mạnh hơn.

Qua những thành tựu đạt được thì Luật Đấu thầu là một phần không thể

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XÂY LẮP CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG (Trang 57 -70 )

×