Những điểm khác biệt

Một phần của tài liệu Nhân vật nho sỹ trong truyện kiều nguyễn du (nhìn trong sự đối sánh với kim vân kiều truyện của thanh tâm tài nhân) (Trang 31 - 35)

B. Nội dung

1.3.2.2. Những điểm khác biệt

Nguyễn Du sinh sống vào lúc xã hội phong kiến đang ở lúc mãn chiều, tầng lớp thị dân đang lên, mọi quy phạm đều thay đổi và bị xáo trộn. Lúc này sự xuất hiện của các tầng lớp thị dân là một luồng sinh khí mới lạ trong xã hội, mà tầng lớp Nho sĩ nh Nguyễn Du không thể không chịu ảnh hởng. Vì vậy, trong tác phẩm của mình không có gì khó hiểu khi Nguyễn Du đã sáng tạo ra một tầng lớp Nho sĩ mang đầy đủ đặc trng của lớp Nho sĩ đơng thời, hành xử theo xu hớng của hiện thực. Có thể nói lớp Nho sĩ trong Truyện Kiều

với hai tuyến nhân vật mà chúng tôi đã phân định ở trên là một sáng tạo rất mới mẻ của Nguyễn Du trên cái nền chung ấy.

Điểm khác biệt dễ nhận thấy ở họ là những con ngời rất tài năng, ngay cả những nhân vật Nho sĩ phản diện cũng là những con ngời nh thế.

Kim Trọng là một thanh niên tài năng, tuấn tú, phong nhã:

Nền phú hậu bậc tài danh

Văn chơng nết đất thông minh tính trời Phong t tài mạo tót vời

Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa

Đến Thúc Sinh, dù có làm nghề buôn bán, song cũng rất sành thơ, điều đó đợc thể hiện qua lời khen của Thúy Kiều:

Nàng rằng: Vâng biết ý chàng Lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu

Mã Giám Sinh và Sở Khanh cũng là những nhân vật rất tài năng, ấn t- ợng. Mã Giám Sinh đợc Nguyễn Du giới thiệu: Về ngoại hình thì:

Quá niên trạc ngoại tứ tuần Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao

Về ngôn ngữ thì y rất đỗi mực thớc, lịch sự: Rằng: Mua ngọc đến Lam Kiều Sính nghi sinh dạy bao nhiêu cho tờng

Sở Khanh đợc Nguyễn Du giới thiệu là một kẻ có tài. Y đã khẳng định tài năng của mình trớc Thúy Kiều:

Nàng đà biết đến ta chăng? Bể trầm luân lấp cho bằng mới thôi

Y cũng tỏ ra là một ngời biết xót xa, trân trọng nhan sắc của Thúy Kiều:

Than ôi sắc nớc hơng trời Tiếc cho đâu bỗng lạc loài đến đây

Nho sĩ trong Truyện Kiều còn có điểm khác biệt rất lớn đối với lớp Nho sĩ ngoài xã hội ở điểm họ là những con ngời không phải lấy chuyện “tu thân, tề gia, trị quốc bình thiên hạ” làm trọng, mà chủ yếu là họ đòi đợc thể hiện tài năng, đợc yêu và theo đuổi tình yêu. Đó là quan niệm của lớp Nho sĩ chính diện. Còn lớp Nho sĩ phản diện nh Mã Giám Sinh, Sở Khanh thì lại khác. Đó là những kẻ đội lốt nho sĩ để làm những chuyện mà Nho sĩ không bao giờ dấn thân vào. Mã Giám Sinh chịu sống “tầm gửi” với Tú Bà để kiếm sống, chịu nhục, chịu quỳ trớc Tú Bà khi có sai sót. Còn Sở Khanh là kẻ chuyên kiếm ăn nhờ việc lừa phỉnh những cô gái làng chơi, “sa cơ lỡ vận”. Nho sĩ tuyệt nhiên không làm những điều đó, song việc làm của Mã Giám Sinh, Sở Khanh là những việc làm đợc Nguyễn Du phản ánh theo xu thế của hiện thực. Bởi thời

Nguyễn Du, mọi quy phạm và trật tự xã hội đã bị xáo trộn, xói mòn, mọi ứng xử đều bị lật ngợc, xoay chiều. Vì vậy, việc làm của Mã Giám Sinh, Sở Khanh là việc làm của những Nho sĩ biến chất cũng là điều dễ hiểu.

Nho sĩ chính diện nh Kim Trọng, Thúc Sinh, đặc biệt là Kim Trọng đợc Nguyễn Du xây dựng theo hớng biến đổi ấy. Họ am tờng tri thức mà trờng học Nho giáo đã dạy. Song, cái đích cuối cùng mà họ hớng tới chính là cuộc sống tình yêu, trần thế bên ngời tình. Họ đòi đợc khám phá, đợc cảm hiểu ngời mình yêu.

Kim Trọng say mê Thúy Kiều từ cái nhìn đầu tiên:

Tuần trăng khuyết, đĩa dầu hao Mặt tơ tởng mặt, lòng ngao ngán lòng

Chàng dọn đến nhà trọ để gần Kiều:

Lấy điều du học hỏi thuê Túi đàn cặp sách đuề huề dọn sang

Đến khi Kiều đã bán mình chuộc cha, Kim Trọng vẫn không quên đợc mối tình đầu đối với nàng. Tuy đã sánh duyên cùng Thúy Vân, đã làm quan, nhng Kim Trọng vẫn đau đáu về mối tình ấy:

Rắp mong treo ấn từ quan

Mấy sông cũng lội, mấy ngàn cũng pha

Nguyện ớc đó của chàng hoàn toàn trái ngợc với quan niệm của các Nho sĩ thời trớc. Nho sĩ chủ yếu quan tâm đến sự nghiệp, công danh, còn chuyện tình duyên chỉ là thứ yếu. Việc hành xử của Kim Trọng là một sáng tạo mới mẻ và mang tính chủ quan của Nguyễn Du.

Thúc Sinh vừa là một nho sinh, vừa là một thơng gia. Điều này không có ở các nhân vật Nho sĩ thời trớc. Nho sĩ vốn rất khinh ghét “con buôn”. Trong "tứ dân" thì thơng gia bị xếp vào hàng cuối cùng (sĩ, nông, công, th- ơng), nhng Thúc Sinh lại tự hào về điều đó. Buôn bán cho chàng tài sản, tiền bạc để:

quen thói bốc rời

Trăm nghìn đổi một trận cời nh không

Đồng thời Thúc Sinh cũng là một kẻ đa tình, tài hoa. Khi bén duyên với Thúy Kiều, chàng nh tìm thấy chính mình và đắm chìm trong tình ái:

Sinh càng một tỉnh mời mê Ngày xuân lắm lúc đi về với xuân

Khi gió gác, khi trăng sân

Bầu tiên chuốc rợu câu thần nối thơ Khi hơng sớm, khi trà tra

Bàn vây điểm nớc đờng tơ họa đàn

Kim Trọng và Thúc Sinh là những nhà nho tài tử. Song, ở họ còn có một nét cá tính khác nữa mà các nho sĩ trớc đó không có. Đó là việc họ theo đuổi tình yêu, tìm thấy hạnh phúc trong tình yêu. Họ là những chàng trai đa tình và rất đỗi lãng mạn. Điều này làm nên sự khác biệt về hình tợng nho sĩ trong

Truyện Kiều của Nguyễn Du so với các nhân vật Nho sĩ trong văn học Việt Nam trung đại trớc đó. Đây là sự sáng tạo riêng biệt và là khám phá riêng, đóng góp riêng của Nguyễn Du vào hình tợng nho sĩ trong văn học Việt Nam trung đại.

Xây dựng hai tuyến nhân vật Nho sĩ chính diện, phản diện trong

Truyện Kiều, Nguyễn Du đã thổi vào nhân vật của mình những nét chung của hình tợng Nho sĩ trong văn học trớc đó. Mặt khác, ông cũng đã sáng tạo những nét riêng cho nhân vật của mình theo hớng lý tởng hóa và cá biệt hóa. Có thể gọi tuyến nhân vật Nho sĩ chính diện trong Truyện Kiều của Nguyễn Du là những nhân vật Nho sĩ tài tử - lãng mạn, và những nhân vật Nho sĩ phản diện trong Truyện Kiều của Nguyễn Du là những nhân vật Nho sĩ bất tài- tha hoá.

Chơng 2

nghệ thuật xây dựng hình tợng nhân vật nho sĩ trong truyện kiều của nguyễn du

Một phần của tài liệu Nhân vật nho sỹ trong truyện kiều nguyễn du (nhìn trong sự đối sánh với kim vân kiều truyện của thanh tâm tài nhân) (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w