Miêu tả chân dung các nhân vật chính diện

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự của nguyễn du (Trang 27 - 31)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2.1.1. Miêu tả chân dung các nhân vật chính diện

Nhân vật chính diện “là nhân vật thể hiện nhng giá trị tinh thần, những phẩm chất đẹp đẽ, những hành vi cao cả của con ngời đợc nhà văn miêu tả, khẳng định, đề cao trong tác phẩm theo một quan điểm t tởng, một lý tởng xã hội - thẩm mĩ nhất định” [20; 156, 157]. Trong Truyện Kiều đó là các nhân vật chính: Thuý Kiều, Kim Trọng, Từ Hải hiện lên sáng ngời đến mức lý tởng.

Hình tợng chị em Thuý Kiều xuất hiện đầu tác phẩm tài sắc vẹn toàn làm sáng cả trang văn:

Đầu lòng hai ả tố nga Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân

Mai cốt cách, tuyết tinh thần, Mỗi ngời một vẻ, mời phân vẹn mời.

Vân xem trang trọng khác vời, Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Hoa cời, ngọc thốt đoan trang, Mây thua nớc tóc, tuyết nhờng màu da.

Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn:

Làn thu thuỷ, nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh Một hai nghiêng nớc nghiêng thành Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai

Thông minh vốn săn tính trời Pha nghề thi hoạ, đủ mùi ca ngâm

Cung thơng lầu bậc ngũ âm Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trơng

Miêu tả vẻ đẹp hai chị em Thuý Kiều, Tác giả dùng những hình ảnh thiên nhiên: khuôn trăng, nét ngài, hoa, liễu, mây, tuyết, làn thu thuỷ, nét xuân sơn để điểm tô lên khuôn mặt, nụ cời, vóc dáng. ở đây vẻ đẹp của con ngời nh lấn át cả thiên nhiên. Vẻ đẹp hoàn hảo của chị em Thuý Kiều hiện lên lung linh qua những tính từ đặc tả: cốt cách, tinh thần, trang trọng, đầy đặn, nở nang, đoan trang, sắc sảo mặn mà... Vẻ đẹp ấy do tạo hoá ban tặng hay chính ngòi bút Nguyễn Du nâng niu, ngợi ca con ngời? Có lẽ cả hai. Nhng qua bút pháp miêu tả này ngời đọc vẫn nhận ra dụng ý nghệ thuật của tác giả. Miêu tả Thuý Vân để làm nền cho sự nổi bật tài sắc vẹn toàn của Thuý Kiều, đồng thời dự báo một điều gì đó cho cuộc đời và số phận nhân vật. Chân dung Thuý Kiều còn đ-

ợc Nguyễn Du điểm tô ngời sáng hơn nh muốn xoá di tất cả những đày ải của kiếp sống phong trần, nhơ nhuốc mà nàng phải gánh chịu:

Buồng the phải buổi thong dong Thang lan rủ bức trớng hồng tắm hoa.

Rõ ràng trong ngọc, trắng ngà Dầy dầy sẵn đúc một toà thiên nhiên!

Có thể nói, đoạn thơ miêu tả chân dung chị em Thuý Kiều không chỉ đơn thuần là một đoạn thơ miêu tả riêng diện mạo. Đằng sau nó còn ẩn chứa bao nhiêu điều dự cảm về số phận cuộc đời của nhân vật. Nguyễn Du chỉ tạm thời “tĩnh” hoá một chân dung để kể cho ta một tính cách, một số phận.

Với chàng Kim Trọng, vẻ đẹp của một văn nhân cũng đợc Nguyễn Du đậm tô ngòi bút:

Tuyết in sắc ngựa câu dòn, Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời

Nẻo xa mới tỏ mặt ngời,

Khách đà xuống ngựa tới nơi tự tình. Hài văn lần bớc dặm xanh, Một vùng nh thể cây quỳnh cành giao,

Chàng Vơng quen mặt ra chào, Hai Kiều e lệ nép vào dới hoa. Nguyên ngời quanh quất đâu xa Họ Kim tên Trọng vốn nhà trâm anh

Nền phú hậu, bậc tài danh,

Văn chơng nết đất thông minh tính trời. Phong t tài mạo tót vời,

Vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa.

Vẻ đẹp của chàng Kim cũng hoà cùng thiên nhiên, toả rạng cùng bớc “hài văn”. Nguyễn Du đã dùng những từ ngữ đẹp nhất để khắc hoạ diện mạo và

tài năng của chàng. Là con nhà trâm anh, phú hậu Kim Trọng vừa hào hoa, phong nhã vừa tài danh tuyệt đỉnh. Chàng Kim ở đây lại ân cần, tinh tế trong cách c xử: “Nẻo xa mới tỏ mặt ngời, Khách đà xuống ngựa tới nơi tự tình” chứ không nh chàng Kim trong Kim Vân KiềuTruyện có phần bất nhã: “Kim Trọng không đợi trả lời, cũng theo sát ngay Vơng Quan, thành ra các cô không kịp tránh, đành phải đứng lại để Kim Trọng cúi đầu thi lễ”. Chàng Kim và nàng Kiều của Nguyễn Du quả là những “ngời quốc sắc, kẻ thiên tài” lung linh, ngời sáng dới ngòi bút hết lòng ngợi ca, trân trọng. Với Kim Trọng Nguyễn Du không tả thuần tuý về một chân dung nhân vật. Miêu tả Kim Trọng, Nguyễn Du tả gắn liền với trạng thái hành động: “nẻo xa mới tỏ”, “lần bớc”, “e lệ nép vào dới hoa”... Nhờ phơng pháp đó mà tạo đợc những sắc thái trong nghệ thuật tự sự.

Bút pháp và tấm lòng ấy của tác giả còn dành cho ngời anh hùng Từ Hải:

Lầu thâu gió mát trăng thanh, Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi.

Râu hùm, hàm én, mày ngài. Vai năm tấc rộng thân mời thớc cao.

Đờng đờng một đấng anh hào, Côn quyền hơn sức, lợc thao gồm tài.

Đội trời đạp đất ở đời.

Họ Từ, tên Hải, vốn ngời Việt Đông. Giang hồ quen thói vẫy vùng, Gơm đàn nửa gánh non sông một chèo

Từ Hải xuất hiện bất ngờ với diện mạo và t thế siêu quần. Đây không phải vẻ đẹp của một văn nhân nho nhã mà là vẻ đẹp ngời anh hùng cái thế, với sức mạnh lớn lao. Tác giả dùng những từ ngữ đặc tả vẻ đẹp này, với râu hùm, hàm én, mày ngài, anh hào, côn quyền, lợc thao. Sức mạnh của Từ là sức mạnh sánh ngang trời đất:”Đội trời đạp đất ở đời,... Gơm đàn nửa gánh non sông một

chèo”. Từ Hải là sự gửi gắm ớc mong và khát vọng của Nguyễn Du về giá trị cuộc sống và sự đổi thay. Từ xuất hiện trong đời Kiều dù ngắn ngủi nhng giúp ngời đọc hiểu đợc thế nào là hạnh phúc thật sự ở đời:

Trai anh hùng gái thuyền quyên, Phỉ nguyền sánh phợng, đẹp duyên cỡi rồng

Chân dung các nhân vật chính diện trong Truyện Kiều qua ngòi bút Nguyễn Du thật sáng ngời, lí tởng. Tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật tợng trng ớc lệ, dùng nhiều hình ảnh thiên nhiên để miêu tả khắc hoạ. Mỗi nhân vật tác giả đều gửi gắm niềm trân trọng, ngợi ca và hơn nữa là ớc mơ về cuộc sống, về tình yêu lí tởng.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự của nguyễn du (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w